Giờ đây, khi “rửa tay, gác kiếm” nhưng ông vẫn cộng tác với tờ Quê Việt (Ba Lan) và nhiều tờ báo của cộng đồng người Việt ở châu Âu. Ông còn xuất bản thơ. Thơ ông là những dòng cảm xúc ghi lại khi xa quê, những phút giây nhớ đến mẹ già và bạn bè.
Hồn thi ca
Sau bàn hợp đồng ấy, dấu chân của người con của núi rừng Yên Bái, tuổi Ngọ (1954), bắt đầu rong ruổi khắp châu Âu: sau Bungari là Đức, rồi Hà Lan và cuối cùng là Ba Lan, nơi có cộng đồng người Việt lên đến con số trên 40.000 người. Nơi nổi tiếng lưu giữ nhiều di tích từ Thời đại Phục hưng, cùng với những món ẩm thực bigos, kanbasa, barszcz (súp củ cải đỏ), czernina (súp tiết vịt)…Sống ở quốc gia thịnh vượng của Đông Âu, nhưng ông đau đáu về miền núi rừng quê nhà, nơi những thằng bạn năm nao giờ vẫn nhọc nhằn mưu sinh:
Sống ở quốc gia thịnh vượng của Đông Âu, nhưng ông đau đáu về miền núi rừng quê nhà, nơi những thằng bạn năm nao giờ vẫn nhọc nhằn mưu sinh. Ảnh VNCC
|
Con cò, con vạc, con nông
Còn bao con nữa sao không thấy về
Thôi thì một góc đồng quê
Mấy sâu, rộng.. nhớ mà về... à ơi
(Bầm ơi- Krakow 2001)
Đi khắp 4 phương, 8 hướng cái tình quê trong ông đơn giản lắm, trong triệu triệu người ấy, nhận nhau rất dễ, dễ lắm:
Uống rượu bắt tay, biết ngay Yên Bái".
Cái thị xã Yên Bái nay đã nâng cấp thành phố nhưng nó vẫn thân thuộc như lòng bàn tay trong thơ Trực Chấp:
"Bằng bàn tay xòe như cánh lá
Lòng tay là thị xã
Các ngón tay xòe ra là những con đường
Ngón lên Lào Cai đến với Mường Khương
Ngón sang Lai Châu, ngón vào Nghĩa Lộ…
Và cổ tay - Đường về thủ đô…
Bàn tay mình, Yên Bái và thơ"
"Và cổ tay - Đường về thủ đô…/ Bàn tay mình, Yên Bái và thơ". Ảnh NVCC |
Không biết có phải do sống ở Kraków - cố đô của Ba Lan ông như bị thôi miên bởi quê hương của những nhà thơ nổi tiếng (C. Miłosz, W. Szymborska) giành giải Nobel về thơ ca mà “đại ca” đâm yêu thơ hay không. Nhưng với cộng đồng người Việt tại Kraków và Ba Lan, ông chính là “hiệp sĩ” cộng đồng, ông là một cây bút của tờ báo Quê Việt ở Ba Lan thường trú tại Kraków.
Ông thường xuyên xuất hiện ở các tụ điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao, tâm linh, lớp dạy tiếng Việt và cũng đôi lần cùng bà con chống chọi với bọn cướp tấn công. Có lần, người công an vũ trang năm nao đã một mình chống lại 5 tên cướp có vũ khí bịt mặt tấn công, cướp tiền người Việt đi bán hàng lúc 3 giờ sáng.
"Nơi phương trời xa xôi
Bầm ơi. Ngày mỗi ngày
Từ mờ sớm tinh mơ
Hé mở cửa nhà
Chúng con ra thẳng chợ
Lại đếm đếm, đong đong
Lại quên quên, nhớ nhớ
Lo đồng vốn đi ra
Có nhớ cửa mà về...”
Có ngón nghề, ông đã đánh bay súng, dao của bọn cướp, nhưng người ông cũng bê bết máu. Trực Chấp cũng ngất xỉu, phải đưa đi Viện cấp cứu (bí thư Sứ quán Lê Bá Thự phải xuống Kraków thăm hỏi, nắm tình hình). Từ đấy bọn cướp Ba Lan ở đây bớt gây hấn với người Việt, còn công an Ba Lan thì nhìn ông đầy ngưỡng mộ.
Đến với Trường sa thân yêu. Ảnh NVCC
|
Ông trở thành "bùa hộ mệnh" cho bà con người Việt nơi đây khi gặp khó trong cuộc sống đời thường. Bình “đại ca” trở thành nick name của ông trong cộng đồng người Việt tại Ba Lan với những câu chuyện được thêu dệt ly kỳ. Nào là bắn súng “bách phát, bách trúng”, nào là tay không có thể hạ được 10 địch thủ trong nháy mắt. Rồi thương vụ làm ăn nào có mặt ông là coi như thành công đến 70-80% bởi không ai dám đụng vào.
Chiếc cầu nối những bờ vui
Ở Ba Lan, Hội người Việt Nam mà ông là ủy viên BCH là tổ chức có pháp nhân, có con dấu và tiếng nói trọng lượng với chính quyền địa phương. Anh là chiếc cầu nối giữa cộng đồng người Việt tại châu Âu với quê hương. Không biết bao nhiêu lần ông đứng ra tổ chức các đợt quyên góp, cứu trợ đồng bào miền Trung bị lụt bão, người dân Tây Bắc bị lũ quét. Nào là khảo sát, mua quần áo, chăn chiếu, nhu yếu phẩm, bố trí phương tiện…lên tận nơi thăm hỏi đồng bào.
Giờ đây, phải chăm mẹ già 97 tuổi nên ông ở Việt Nam nhiều hơn Ba Lan. Những chuyến bay liên tục giữa Hà Nội- Warszawa, khi thì chắp mối cho các công ty Việt Nam buôn bán, làm ăn ở châu Âu, khi thì đưa đối tác nước ngoài về đầu tư ở Việt Nam.
Ông đang là chủ nhân của sản phẩm máy lọc nước CECANA, áp dụng công nghệ CERAMIC-NANO được đánh giá tiết kiệm vì không phải thay lõi lọc, không nước thải, không tiêu hao điện năng, lõi lọc không phải thay thế. Máy dễ lắp đặt, chiếm ít diện tích, công suất lớn hơn hẳn so với máy lọc RO, lại an toàn tuyệt đối vì không sử dụng điện.
Trái tim “người lính” năm nao vẫn cháy lên ngọn lửa đam mê cả trong thơ, nhạc lẫn thương trường. Hình bóng nhà thơ, doanh nhân Lê Thanh Bình vẫn có chỗ đứng trong cộng đồng người Việt ở châu Âu, đặc biệt là Ba Lan. Người ta vừa thấy ông có mặt tại đêm ra mắt tập thơ của cố nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, người ta lại thấy ông tháp tùng vợ chồng ông Roman, đại sứ Ba Lan tại Việt Nam công du Yên bái quê ông. Trước đó, ông vừa có mặt trong đoàn Việt kiều ra thăm đảo Trường sa, thăm lại chiến trường xưa ở TW Cục.
Anh đang là chủ nhân của sản phẩm máy lọc nước CECANA, áp dụng công nghệ CERAMIC-NANO. Ảnh NVCC
|
Căn nhà ông ở đường Láng là nơi đại diện các tổ chức hội đoàn Việt Nam về nước tìm đến, là trụ sở không chính thức của báo Quê Việt, ngoài các buổi giao lưu vui vẻ, còn có những buổi trao đổi với cả quan chức, nhà văn, nhà báo. Nhiều nhà đầu tư người Việt về nước với các dự án thương mại, y tế, giáo dục, du lịch, kỹ thuật.... đều tìm đến anh để nghe tư vấn. Nó còn kiêm Văn phòng đại diện Hội (Hội người Việt Nam tại Ba Lan) tại Việt Nam mà ông chính là trưởng đại diện 10 năm qua.
Tại các chương trình giao lưu "Xuân Quê Hương" do Nhà nước tổ chức cho Việt kiều, ông luôn là người đại diện phát biểu các tâm tư, nguyện vọng của bà con xa Tổ quốc với lãnh đạo Đảng và nhà nước.
"Chúng tôi cũng đang bàn tới việc thành lập hội doanh nghiệp Việt Nam - EU tại châu Âu" ông Bình chia sẻ. Dự định trước mắt, ông và người bạn sẽ lập sàn thương mại châu Âu để các Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Nga, Anh, Pháp, Đức…đưa những mặt hàng tiêu biểu về tiêu thụ ở Việt Nam. Đây cũng là đầu mối tiếp nhận thông tin và đưa hàng Việt Nam xuất khẩu ở nước ngoài.