Google có giá trị 15 lần cao hơn, còn Facebook đắt hơn 6 lần so với "Rosneft"
Cũng giống giai đoạn giữa những năm 1990 và 2000, khi Microsoft đẩy bật nhóm các tập đoàn công nghệ cao đầu tiên như IBM, Intel, Cisco ra khỏi vị trí dẫn đầu. Đánh dấu sự áp đảo của software so với hardware. Thì hiện nay nhóm thứ hai (có Microsoft) này, đang bị đẩy bật khỏi vị trí dẫn đầu, bởi nhóm thứ ba là nhóm bao gồm những người áp dụng software vào việc tổ chức thương mại Internet, mạng xã hội và những tập đoàn thông tin khổng lồ.
Điều này còn được khẳng định bởi một sự kiện diễn ra tuần trước. Dù chỉ trong một vài giờ đồng hồ, nhưng Jeff Bezos người sáng lập Amazon, đã trở thành người giàu nhất thế giới. Đồng thời chỉ trong nửa đầu năm nay, gia sản của Mark Zuckerberg, người sáng lập và là chủ tịch Facebook, đã tăng thêm một khối lượng, có trị giá vượt quá tổng tài sản của người giàu nhất nước Nga là Leonid Mikhelson.
Ngày nay giá trị vốn hóa thị trường tổng cộng của Alphabet (Google), Amazon và Facebook đã vượt quá GDP nước Nga, tính theo tỷ giá hối đoái hiện tại.
|
Giá trị vốn hóa của Amazon trong 12 tháng qua, đã tăng thêm một lượng còn lớn hơn toàn bộ giá trị hiện thời của Gazprom. Giá trị của tập đoàn dầu khí lớn nhất nước Nga này, từng được các nhà lãnh đạo của nó, ước tính sẽ đạt 1.000 tỷ USD vào khoảng năm 2105-2016. Nhưng giấc mơ không thành, mà ngược lại, giá trị vốn hóa hiện thời của Gazprom đã giảm 7,5 lần, so với cách đây 10 năm (năm 05/2008 là 365 tỷ USD). Nghĩa là hiện nay giá tri vốn hóa thực tế của Gazprom chỉ còn khoảng 49 tỷ USD.
Ngày nay giá trị vốn hóa thị trường tổng cộng của Alphabet (Google), Amazon và Facebook đã vượt quá GDP nước Nga, tính theo tỷ giá hối đoái hiện tại.
Và rõ ràng là, lần này sự gia tăng của những gã khổng lồ Internet có bản chất hoàn toàn khác so với thời kỳ những năm 2000. Thời kỳ đó doanh thu của những tập đoàn này còn rất nhỏ, hầu hết những hoạt đông công nghệ IT đều thua lỗ. Tiền đổ vào quỹ kinh doanh có được chủ yếu nhờ thu hút từ thị trường chứng khoán, thông qua việc niêm yết công ty và quảng bá cổ phiếu.
Hiện nay những tập đoàn này đứng rất vững trên đôi chân của mình, nhờ có dòng tiền nhiều tỷ đô la bán hàng và dịch vụ quảng cáo. Đồng thời họ không ngừng gia tăng sự hiện diện của mình, trong các phân khúc "thơm" nhất của nền kinh tế thực. Thông qua việc mua cổ phần tương đối rẻ của các tập đoàn bán lẻ, hoặc sản xuất hardware truyền thống.
Năm 1991 vào buổi bình minh của kỷ nguyên công nghệ mới, nhà kinh tế học người Mỹ 37 tuổi Paul Zane Pilzer, người đã làm việc tại Cytibank và Nhóm Tư vấn kinh tế dưới thời Tổng thống Reagan. Cũng như đã giảng dạy ở Đại học New York, đã xuất bản một tác phẩm: “Sự giàu có vô hạn: lý thuyết và thực hành giả kim thuật kinh tế ". Trong đó ông dự đoán rằng, khả năng sáng tạo của con người và việc sẵn sàng tạo điều kiện để thực hiện hóa chúng, sẽ là chìa khóa cho sự thành công của các tập đoàn công nghệ hiện đại.
Tác giả cho rằng, trong thế giới mới, giá trị cốt lõi sẽ không tập trung vào tài nguyên thiên nhiên hoặc hàng hóa công nghiệp. Mà trong các mã công nghệ, trong cái giá tượng trưng của các sản phẩm công nghệ software. Những sản phẩm có thể được bán vô số lần, nhưng bản quyền vẫn là tài sản của chủ sở hữu. Cho dù có bán bao nhiêu bản sao Window. Thì cũng chỉ có Microsoft, mới có thể tạo ra một phiên bản cao hơn của chương trình này. Và tất cả những người đã quen làm việc trong hệ điều hành Window, vẫn sẽ chuyển sang dùng nó.
Nhiều tập đoàn như Facebook hay Google thường cung cấp sản phẩm của họ: mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, hoặc bản đồ ... miễn phí. Đó cũng là những tập đoàn công nghệ lớn đầu tiên kiểm lợi nhuận chủ yếu, thông qua việc thực hiện những công việc thứ phát, đặc biệt là quảng cáo hoặc xử lý cơ sở dữ liệu.
Đối với họ, những hình thức cạnh tranh truyền thống không đáng sợ. Sự thống trị của họ trong nền kinh tế toàn cầu, sẽ chỉ ngày càng gia tăng. Những quốc gia hầu như chỉ chuyên cung ứng dầu hỏa, khí đốt và than đá cho các đối tác, chẳng có có gì để thách thức những tập đoàn này. Và đây chính là lý do tại sao hiện tại, Google có giá trị 15 lần cao hơn, còn Facebook đắt hơn 6 lần so với "Rosneft". Từ nay trở đi khoảng chênh lệch này, sẽ chỉ ngày một lớn.
Google hiện có giá trị 15 lần cao hơn, còn Facebook đắt hơn 6 lần so với "Rosneft". Từ nay trở đi khoảng chênh lệch này, sẽ chỉ ngày một lớn.
|
Ngoài ra, còn hai khía cạnh đáng chú ý khác nữa trong xu hướng vận hành kinh tế Nga và Mỹ. Một mặt, hầu hết các tập đoàn thành công nhất hiện nay ở Mỹ, đang phát triển do tăng trưởng hữu cơ tự nhiên: phát triển cơ sở khách hàng, cải thiện nội dung gói dịch vụ và sản phẩm. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là tăng cường năng lực kinh doanh và năng suất của nhân viên.
Ở Nga, xét theo bối cảnh thực tế, dường như các tập đoàn lớn đã quyết định từ bỏ hoàn toàn cách làm này. Nhiều tập đoàn Nga phát triển nhờ thâu tóm đối thủ cạnh tranh của mình. Những tập đoàn này cũng tìm kiếm thu nhập bổ sung, không phải bằng cách triển khai ứng dụng những công nghệ mới. Mà nhiều khi từ những vụ kiện tỷ USD, chống lại chính các tập đoàn bị họ mua từng phần.
Năm 2016 Gazprom báo cáo doanh thu 58.7 tỷ USD, so với 237 tỷ USD của Exxon Mobil. Nhưng ở Gazprom có 467.4 nghìn nhân viên. Trong khi Exxon Mobil chỉ sử dụng 74.8 nghìn nhân viên, nghĩa là chênh lệch doanh số tính trên một nhân viên làm việc là ... 25 lần.
Các doanh nghiệp Nga ngày càng định hướng tập trung vào thị trường nội địa.
|
Các tập đoàn lớn nước Nga thường không tập trung vào việc tăng cường qui mô vốn hóa mà tìm cách “vống vếu” các chi phí vận hành.
Mặt khác, một bài học không kém phần quan trọng là định hướng không gian của các tập đoàn kinh tế truyền thống và kinh tế đổi mới sáng tạo. Gần như tất cả các tập đoàn thuộc giới tinh hoa kinh doanh thế giới hiện nay, kể cả những tập đoàn đăng ký kinh doanh ở Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất. Đều có chưa đến một nửa doanh thu từ thị trường nội địa, và họ đều có định hướng thị trường toàn cầu. Đồng thời, 8 trong số 10 tập đoàn này, có hơn một nửa số nhân viên thuộc biên chế làm việc ở nước ngoài.
Ở Nga trong những năm gần đây, khi Nga bị cấm vận, các doanh nghiệp ngày càng định hướng tập trung vào thị trường nội địa. Người ta tìm mọi cách sản xuất hàng hóa "thay thế nhập khẩu".
Tổng thống Putin thường hay nhắc người Nga, rằng chính sách của ông chủ yếu định hướng vào việc loại trừ khả năng lặp lại tình trạng nước Nga những năm 1990. Mà ông coi là một giai đoạn hỗn loạn kinh tế và sự sỉ nhục quốc gia đối với nước Nga. Người ta có thể không đồng ý với ông, nhưng không thể phủ nhận một thực tế, là sự sụp đổ của hệ thống Xô Viết đã để lại một vết hằn sâu đậm trong ký ức của ông và rất nhiều người Nga khác.
Với cùng một mức độ như vậy, một dấu ấn tích cực đáng kể, đã hình thành trong ký ức người Nga từ những năm 2000. Một thời kỳ rất thành công đối với nước Nga, một kỷ nguyên gần như "giàu có vô hạn”. Giống như kỷ nguyên giàu có mới, mà Phương Tây đã bắt đầu chạm tới từ những năm 1990.
Đó chính là lý do tại sao hôm nay, chúng ta chẳng những không thể quên những năm 1990 “kinh hoàng”, mà nhiều người Nga cũng không có khả năng chiêm nghiệm lại kinh nghiệm những năm 2000. Để hiểu rằng, đó chỉ là một giai đoạn thịnh vượng trong lịch sử Nga. Có nguồn gốc sâu xa từ "căn bệnh trưởng thành" của nền kinh tế công nghệ cao toàn cầu.
Ngày nay “căn bệnh trưởng thành” đó, về cơ bản đã được khắc phục. Vì vậy, phần thế giới còn lại nào (hàm ý Trung Quốc) biết sử dụng thời gian hiệu quả trong những thập niên vừa qua, để thích nghi với một hiện thực mới đã hình thành trên thế giới. Sẽ có thể trở thành một đối thủ cạnh tranh xứng tầm với nền văn minh Phương Tây.
Đầu tháng 03/2018, trong cương lĩnh tranh cử Tổng thống của mình, ông Putin đã vạch ra kế hoạch tăng trưởng GDP Nga giai đoạn 2018-2024 lên 1.5 lần (nghĩa là mỗi năm phải tăng từ 8-9%, tuy nhiên khó khăn do các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây đã khiến Nga không đạt được mục tiêu này).
Nhưng điều đó tuyệt đối không ảnh hưởng đến sự tín nhiệm của người Nga đối với ông Putin. Trong cuộc bầu cử tổng thống 18/03 năm nay, ông vẫn trúng cử với số phiếu rất cao gần 77%.
Người Nga vẫn chọn ông Putin, người duy nhất ở Nga hiện nay, theo họ là có thể lãnh đạo nước Nga đứng vững trước cuộc vây hãm của Phương Tây. Cũng như chống lại việc Phương Tây áp đặt những giá trị của mình đối với Nga.
Những biện pháp trừng phạt của Mỹ sắp tới, cho dù là có thể rất “khắc nghiệt”, nhưng trong tương lai gần, chỉ có thể làm tăng mức độ tín nhiệm của người Nga với Putin.
|
Trong những ngày qua, sau những công bố “dồn dập” các gói trừng phạt Nga dự kiến từ phía Mỹ, phản ứng của thị trường Nga, của giới lãnh đạo và giới tinh hoa chính trị, giới quan sát chính trị và kinh tế là khá khác nhau.
Tuy nhiên, khác với nhiều nhà đầu tư, các chuyên gia kinh tế tài chính, những người Nga bình thường, kể cả ở Moskva tỏ ra rất bình thản trước những lệnh trừng phạt nước Nga dự kiến của ông Trump.
Trong một số cuộc thăm dò dư luận xã hội gần đây ở Nga, tỷ lệ tín nhiệm ông Putin đã giảm đáng kể. Có lúc đã xuống thấp hơn 40% (đầu 07/2018). Nhưng tỷ lệ ủng hộ tổng thống Putin đã ổn định và tăng dần lên vào đầu 08/2018.
Còn những biện pháp trừng phạt của Mỹ sắp tới, cho dù là có thể rất “khắc nghiệt”. Nhưng trong tương lai gần, chỉ có thể làm tăng mức độ tín nhiệm của người Nga với ông Putin.
Theo https://www.gazeta.ru/co…/vladislav_inozemcev/10812860.shtml