Theo đó, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 22.900 đồng/cổ phiếu. Với mức giá này, OCB đang được định giá hơn 25.096 tỉ đồng.
Trước đó, việc niêm yết cổ phiếu trên HoSE đã được HĐQT OCB thông qua tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên diễn ra vào ngày 30/6/2020 và chính thức được chấp thuận niêm yết vào ngày 29/12/2020.
OCB được thành lập vào năm 1996 với vốn điều lệ ban đầu 70 tỉ đồng, trải qua 18 lần tăng vốn, đến nay vốn điều lệ của OCB đạt mức 10.959 tỉ đồng – lần tăng vốn gần nhất thông qua việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25%.
Trong năm 2020, OCB cũng hoàn tất thương vụ bán 15% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược là Ngân hàng Aozora (Nhật Bản).
Tính đến ngày 30/9/2020, quy mô tổng tài sản của OCB đạt 132.874 tỉ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng đạt 79.178 tỉ đồng. Tỉ lệ nợ xấu tăng từ 1,84% lên 2,15%.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2020, thu nhập lãi thuần của OCB đạt 3.391 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2.008 tỉ đồng.
Cuối tháng 11/2020, vợ chồng Chủ tịch ông Trịnh Văn Tuấn – bà Cao Thị Quế Anh đã gom thêm hơn 25 triệu cổ phiếu OCB, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu tại nhà băng này lên 7,64% vốn điều lệ.
Tính đến ngày 30/9/2020, riêng 3 con gái của ông Tuấn là bà Trịnh Thị Mai Anh, bà Trịnh Mai Linh và bà Trịnh Thị Mai Phương – Paula đã nắm giữ tổng cộng 10,96% vốn OCB (tỷ lệ sở hữu lần lượt là 2,94%, 4,27% và 3,75%)./.