Nơi tra tấn hà khắc trước ngày quy hoạch

  Các phòng giam nơi đây giống lò nung bởi gió Lào dội về, phòng giam đều có hố xí nổi được xây cao hơn sàn nằm, không có nắp đậy và nước dội. Tuy nhiên sự hà khắc của nhà tù Sơn La không làm nhụt chí của những chiến sĩ yêu nước…
Nhà tù Sơn La do Thực dân Pháp xây dựng năm 1908 với diện tích ban đầu là 500 m2.. Sau đó, thực dân Pháp đã mở rộng nhà tù Sơn La thêm 1.500m2 vào năm 1930 và 1.700m2 vào năm 1940.
Nhà tù Sơn La do Thực dân Pháp xây dựng năm 1908 với diện tích ban đầu là 500 m2.. Sau đó, thực dân Pháp đã mở rộng nhà tù Sơn La thêm 1.500m2 vào năm 1930 và 1.700m2 vào năm 1940.

Trong những năm ấy, Thực dân Pháp đã biến nơi đây thành địa ngục để giam cầm, đầy ải và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những người Cộng sản Việt Nam.

Nhà tù xây dựng khá kiên cố: tường được xây dựng bằng đá lẫn gạch, mái lợp tôn, không có trần, giường nằm cho tù nhân cũng được xây bằng đá, mặt láng xi măng, mép ngoài được gắn hệ thống cùm chân dọc theo chiều dài của sàn.

Vào mùa hè, các phòng giam nơi đây giống như một cái lò nung bởi gió Lào tràn về, còn mùa đông, lại biến thành một... ngăn tủ lạnh vì khí hậu giá rét nơi miền biên ải

Cho đến nay, đến thăm nhà tù người ta vẫn có thể tận mắt chứng kiến những hố xí nổi được xây cao hơn sàn nằm, không có nắp đậy, không có nước dội, không được vệ sinh thường xuyên trong phòng giam.

Chính vì thế sự ô nhiễm môi trường ở mỗi phòng giam đã làm bệnh tật phát sinh và lây lan rất nhanh chóng trong tù nhân

Tuy nhiên chính nơi đây đã trở thành một trường học cách mạng vĩ đại rèn luyện và bổ sung cho cho cách mạng Việt Nam những chiến ngoan cường như các đồng chí: Tô Hiệu, Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Trân...

Hiện nay, nhà tù vẫn còn để nguyên trạng các xà lim ngầm, xà lim chéo, trại hai giam, trại ba giam cùng những phòng giam đặc biệt chỉ rộng 1,2m2, nơi từng giam hãm những người cách mạng.

Năm 1952, khi thực dân Pháp rút khỏi Sơn La, đã ném bom nhằm xóa đi dấu vết tội ác của chúng, lần 2 vào năm 1965, đế quốc Mỹ đã dánh phá Thị xã Sơn La phá hủy một phần của nhà tù.

Với mong muốn giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ sau này nên sau ngày nước nhà thống nhất, một phần nhà tù Sơn La đã được phục chế lại. Cho đến nay, nhà tù Sơn La nay trở thành điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đồng ý chủ trương lập Quy hoạch tổng thể để bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La. Để di tích này tiếp tục phát huy thành một trung tâm giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ người Việt Nam.

Theo Dân trí