Nhật Bản bất ngờ công bố video phóng thử nghiệm tên lửa siêu thanh

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Cơ quan Hậu cần và Mua sắm công nghệ (ATLA), trực thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản vừa bất ngờ công bố video vụ thử nghiệm vũ khí siêu thanh đầu tiên.

Nhật Bản công bố video phóng thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh (Ảnh: Root-nation).
Nhật Bản công bố video phóng thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh (Ảnh: Root-nation).

Theo tiết lộ, cuộc thử nghiệm đã diễn ra tại Mỹ vào mùa xuân, nhưng tài liệu video và đồ họa máy tính của quá trình thử nghiệm nay mới được công khai. Trong video, vũ khí siêu thanh này được mô tả là "đơn nguyên chiến đấu (tàu lượn) tốc độ cao được điều khiển để phòng vệ các hòn đảo". Điều này có nghĩa là vũ khí siêu thanh mới thuộc loại tàu lượn kiểu mới có tốc độ bay siêu nhanh. Loại vũ khí này dự kiến ​​sẽ được Lực lượng Phòng vệ mặt đất (Lục quân) Nhật Bản triển khai.

Thông báo cho biết thêm vũ khí này “là một tên lửa tầm xa dự kiến ​​được bắt đầu triển khai bố trí từ năm tài chính 2026”. Sau khi phóng bằng máy gia tốc từ bệ phóng trên mặt đất, "đầu đạn tách rời sẽ cơ động giống như tàu lượn và tấn công các mục tiêu cách xa hàng trăm km". Đầu đạn sẽ bay qua bầu khí quyển và sau đó lao xuống mục tiêu ở góc gần như thẳng đứng 90°.

Ten lua sieu thanh Nhat.jpg
Đồ họa về hai loại đạn tên lửa siêu thanh của Nhật và thiết bị phóng (Ảnh: Guancha).

ATLA đã xuất bản một video trên trang X (Twitter) của mình. Bài viết cho biết Nhật Bản đang "tăng cường khả năng phòng thủ để đánh chặn và loại bỏ nhanh chóng và từ xa mọi lực lượng sẽ xâm phạm lãnh thổ đất nước". Trong bối cảnh này, thỏa thuận về việc mua tên lửa AGM-158 JASSM (tên lửa phòng ngự không đối không chung từ ngoài khu vực) của Mỹ và "các thử nghiệm trước khi phóng tàu lượn siêu thanh" đã được đề cập.

Theo ATLA, cuộc thử nghiệm được tiến hành ở bang California của Mỹ và nhằm mục đích "xác nhận các tính toán và đo lường". Ngoài ra, "các đặc điểm cần thiết cho các lần phóng trong tương lai đã được xác nhận, vì vậy các chuyên gia sẽ tiếp tục tiến hành xác nhận theo từng giai đoạn các đặc điểm, cũng như các vụ phóng thử nghiệm."

Điều này có nghĩa là phạm vi của các thử nghiệm là cơ bản và nhằm kiểm tra các phần chính của thiết kế, vật liệu, các nút cấu trúc và điện tử quan trọng, đồng thời để xác nhận toàn bộ chức năng của hệ thống ở tất cả các giai đoạn của nó, cần phải thử nghiệm nhiều hơn. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu tên lửa có thể bắn trúng mục tiêu hay không.

Nhật Bản có thể chuyển các vụ phóng thử nghiệm sang tiến hành ở lãnh thổ Mỹ, để không làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ với Triều Tiên. Nó cũng có thể thực hiện nhằm ngăn chặn các công cụ giám sát hiện đại của Trung Quốc theo dõi các cuộc thử nghiệm.

Video do ATLA công bố về vụ phóng thử nghiệm tên lửa siêu thanh.

Đoạn video do ATLA phát hành bao gồm đồ họa và cảnh quay về vụ phóng thử nghiệm ở ngoài khơi bờ biển California được quay từ bốn góc độ. Một trong số các góc là từ xa, hai cái còn lại là từ cự ly gần bệ phóng, và thứ tư là ống kính bao quát toàn bộ bãi biển và đường đi của tên lửa lên trời. Vũ khí siêu thanh được đặt trên tên lửa đẩy tầm trung và tầm xa, phần trước của đầu đạn tách ra khi lên phía dưới bầu khí quyển tầng cao.

Nguyên lý hoạt động của những loại vũ khí này tương tự như nguyên lý hoạt động của MaRV (phương tiện bay cơ động tái nhập), vì chúng có thể thay đổi quỹ đạo sau khi được phóng lên quỹ đạo. Điều này gây khó khăn cho các hệ thống phòng không trong việc đánh chặn tên lửa.

Cho đến nay, các nước Nga, Trung Quốc được cho là đã triển khai bố trí tên lửa siêu thanh, còn Mỹ và Triều Tiên đang nghiên cứu phát triển và thử nghiệm. Việc Nhật công bố các tài liệu này cho thấy nước này cũng đang nghiên cứu phát triển thứ vũ khí rất khó đánh chặn bởi tốc độ siêu thanh và khả năng cơ động phức tạp.

Theo Guancha, Root-nation