Nga tung thêm S-400 tới chiến trường Syria làm gì?

VietTimes -- Ngày 01.09.2017, tạp chí Jane's Defense Weekly cho biết, Nga triển khai hệ thống phòng không S-400 thứ 2 cách thị trấn Masyaf thuộc tỉnh Hama của Syria 13km về phía tây bắc. Theo nguồn tin, hệ thống S-400 được triển khai vào khoảng tháng 07.2017.
Lực lượng phòng không Nga triển khai tổ hợp tên lửa phòng không S-400 thứ 2 ở Masyaf thuộc tỉnh Hama - ảnh Jane's Defense Weekly
Lực lượng phòng không Nga triển khai tổ hợp tên lửa phòng không S-400 thứ 2 ở Masyaf thuộc tỉnh Hama - ảnh Jane's Defense Weekly

Các phương tiện truyền thông đại chúng cho biết, trong video của Bộ quốc phòng Nga công bố vào tháng 11.2016, tổ hợp tên lửa chống tàu Bastion-P của Syria đã phóng tên lửa Oniks tấn công các mục tiêu khủng bố bên trong Syria.

Theo Jane’s Defence Weekly: "Tương tự như hệ thống phòng không S-400 được triển khai tại căn cứ Không quân Hmeymim 40 km về phía tây bắc tỉnh Latakia kể từ tháng 11.2015, đơn vị S-400 thứ hai được hình thành từ các xe phóng tên lửa (TEL) 4 ống phóng. Mặc dù không phải tất cả các xe đều được biên chế đầy đủ bốn ống tên lửa, đài radar điều khiển hỏa lực dẫn bắn 92N6 và và đài radar trinh sát, phát hiện và giám sát mục tiêu 96L6".

Nhưng Nga không sử dụng hệ thống S-400 đánh trả cuộc không kích của Israel vào căn cứ quân sự của Syria gần Masyaf ngày 07.09.2017. Sau đó vào tháng 9, Nga cũng triển khai một hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung S-350E trong cùng một khu vực.

Nga tung thêm S-400 tới chiến trường Syria làm gì? ảnh 1Vị trí thị trấn Masyaf ở Syria
Nga tung thêm S-400 tới chiến trường Syria làm gì? ảnh 2
Nga tung thêm S-400 tới chiến trường Syria làm gì? ảnh 3Khu vực căn cứ quân sự Syria bị Israel không kích ngày 07.09.2017 theo ISI

Cần lưu ý rằng ngày 09.07.2017 không quân Israel tấn công vào một căn cứ quân sự của Syria gần bờ biển Địa Trung Hải, sát hại 2 binh sĩ Syria và gây thiệt hại nặng nề cơ sở hạ tầng của căn cứ quân sự.

Israel đóng vai trò nhà tài trợ mập mờ cho những hoạt động chống phá chính quyền Syria nhưng không can thiệp trực tiếp vào cuộc nội chiến Syria. Nhiều lần không quân Israel tiến hành các vụ không kích đánh phá các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kho tàng với cáo buộc là địa bàn cung cấp vũ khí cho nhóm chiến binh Hezbollah của Lebanon, đang chiến đấu cùng các lực lượng vũ trang của tổng thống Bashar Assad. Tổng thống Assad không muốn có những động thái khiến Israel lao vào cuộc chiến tranh chống khủng bố, chưa bao giờ ra lệnh đáp trả các hành động khiêu khích này.

Rami Abdurrahman, được coi là lãnh đạo tổ chức Đài quan sát nhân quyền Syria (SOHR) có trụ sở tại Anh cho biết, hai cơ sở đã bị trúng tên lửa của Israel. Một mục tiêu là trung tâm nghiên cứu khoa học và một căn cứ quân sự gần đó, lưu giữ tên lửa đất đối đất tầm ngắn. Cuộc tấn công đã giết chết 2 người và làm bị thương 5 người. Cũng theo (SOHR) đây chính là trung tâm nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo tầm ngắn do Iran hỗ trợ Syria sản xuất.

Cựu cố vấn tình báo quân đội Israel, Amos Yadlin, viết trên Twitter rằng đây là cơ sở này sản xuất tên lửa đạn đạo có độ chính xác, vũ khí hoá học và bom casset. Yahlin tuyên bố, cần phải tiến hành nhiều cuộc tấn công như vậy và cho rằng "Israel sẽ không cho phép (Syria) dự trữ và sản xuất vũ khí chiến lược".

Việc Nga triển khai tổ hợp S-400 ở thị trấn Masyaf cho thấy, càng gần giai đoạn cuối cuộc chiến chống khủng bố ở Syria, những thế lực chống phá chính quyền Bashar Al-Assad có thể có những hành động cực đoan hơn nữa. Cách đây không lâu, giữa lực lượng phòng không Nga và quân đội Syria đã ký kết một thỏa thuận hình thành hệ thống phòng không đơn nhất, bao gồm các hợp phần của hệ thống phòng không Syria và Nga. Đây là một định hướng chiến lược hoàn toàn mới, buộc phòng không Syria phải nhanh chóng nâng cấp, hiện đại hóa vũ khí trang bị hiện có đồng thời tăng cường năng lực tác chiến của lực lượng trắc thủ chiến đấu.

Trong tình huống chỉ có những tốp máy bay đơn lẻ của Irael tấn công vào một vài mục tiêu ở Syria, Moscow và Damascus có thể chấp nhận như các cuộc đột kích mang tính biểu tượng và giao nhiệm vụ này cho lực lượng phòng không Syria.

Khi cuộc chiến chống IS bắt đầu vào giai đoạn cuối cùng, không loại trừ các thế lực cực đoan khủng bố trong nước tiến hành hàng loạt các vụ tấn công hóa học như ở thị trấn Khan Sheikhoun, tiền đề cho một cuộc tập kích đường không quy mô lớn mô hinh Linebacker II ở Việt Nam năm 1972. Theo đó, mục tiêu đầu tiên sẽ là các căn cứ quân sự Nga, có khả năng ngăn chặn đòn tập kích bằng tên lửa Tomahawks. Sau đó là các lực lượng vũ trang Syria, đặt Nga, Syria và Iran trong một sự đã rồi khi phải đối mặt với thế chiến thứ III.
Như vậy, triển khai S-400 và S-350 trên vành đai Địa Trung Hải thuần túy mang tính chất răn đe, ngăn chặn và huấn luyện chiến đấu, chứ không phải là chống lại các đòn tấn công đơn lẻ của Israel.