Nga, Thổ Nhĩ Kỳ cùng ‘đấu’ Mỹ tại Syria
VietTimes -- Không có gì bất ngờ về việc Nga chuyển thêm hệ thống tên lửa S-400 tới Damascus. Đây là sự thách thức với Israel và người Israel sẽ phải thôi tấn công vào lực lượng quân chính phủ của ông Assad.
Với tình hình hiện tại, người Mỹ đang mong những vũ khí hạt nhân sẽ không còn nằm ở căn cứ không quân Incerlik, Thổ Nhĩ Kỳ. Chính sách của Mỹ tại Syria đang sa lầy vào một chiến lược sống dở chết dở vì cố thúc đẩy việc "Assad phải ra đi" bằng bất cứ giá nào.
Nhưng dù bao nhiều lần liên minh ủng hộ ông Assad dập tắt mục tiêu của Mỹ, thì các chiến thuật của Washington tiếp tục được thay đổi để cố kiểm soát tình hình. Tình trạng này đang làm người Mỹ lúng túng. Trước đây, khi hoàn toàn thất bại, Mỹ thường "tuyên bố chiến thắng và rời đi". Nhưng trong trường hợp Syria với cuộc chiến cơ bản đã bắt đầu từ 15 năm trước, Mỹ không muốn rút quân.
Học thuyết Brzezinski được phe phái ngầm theo trường phái diều hâu của Mỹ thực hiện nhằm khiến châu Á phải khuất phục Mỹ và các đồng minh.
Syria là kết quả hoàn hảo nếu Mỹ thành công khi thực hiện học thuyết Brzezinski/Wolfowitz nhắm tới việc gieo mầm hỗn loạn tại Trung Á. Kế hoạch này sẽ cô lập Iran khỏi Nga và cả hai nước này khỏi Trung Quốc. Một nước Syria bị xé nhỏ hoặc dễ phục tùng sẽ là mũi nhọn nhằm đưa nước "Thổ Nhĩ Kỹ dễ bảo" xâm nhập vào vùng biên giới phía nam của Nga. Khi đó sẽ có một sàn diễn gây ra sự mất ổn định tại Armenia, Georgia, Azerbaijan và Iraq, đẩy lui ảnh hưởng của Iran về sau biên giới của nước này.
Cùng thời điểm, Mỹ sẽ cô lập Iran với thế giới bằng những lệnh trừng phạt kinh tế chống lại không chỉ Iran mà cả những nước cả gan làm ăn với họ. Khi đó, toàn bộ lục địa Á Âu sẽ nằm trong thời kỳ tăm tối, những cuộc chiến nồi da nấu thịt sẽ tiếp tục trong 2 thế hệ trong khi những con tàu đô-la ngoại giao sẽ nuôi dưỡng cuộc xung đột bằng cách bán vũ khí và thuốc men cho tất cả các bên. Đây là một kế hoạch tuyệt vời với Mỹ nhưng với điều kiện Washington đang thống trị thế giới. Vì Mỹ đã gặp phải vấn đề nan giải khi thực hiện chính sách của mình tại Trung Đông.
Sức mạnh của lời nói không
Ông Putin nói không. Iran cũng nói không. Và không có cách nào đủ mạnh để ngăn họ nói không đồng thời sử dụng lợi thế hậu cần để chống lại Mỹ. Điều này cũng đã làm lộ ra vai trò hai mặt của Mỹ khi tuyên bố "đánh lại IS".
Mỹ đã ẩn nấp sau kế hoạch này nhưng những lực lượng ủy nhiệm lại đổ lỗi cho Mỹ. Đó là khi Thổ Nhĩ Kỳ vào cuộc. Tổng thống Erdogan đã rất muốn theo kế hoạch của Mỹ cho tới khi Mỹ không giữ thỏa thuận với người Thổ tại Syria.
Tháng 11.2015, Thổ Nhĩ Kỳ từng tích cực tham gia kế hoạch của Mỹ. Họ thậm chí từng bắn rơi máy bay Su-24 của Nga với lý do máy bay Nga xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ.
Việc Nga hỗ trợ Syria bằng không quân và người Iran cùng Hezbollah hỗ trợ dưới mặt đất đã làm thay đổi tình thế cuộc chiến. Đây cũng là lúc lộ ra việc người Thổ Nhĩ Kỳ đồng lõa với IS trong việc buôn lậu dầu để kiếm nguồn tài chính nuôi dưỡng các hoạt động khủng bố. Erdogan cảm thấy mình đã bị lừa. Ông bắt đầu quay lưng lại với những kế hoạch của Mỹ. Ông có những hợp đồng với Nga về việc xây dựng đường ống dẫn khí Turkstream, các hệ thống phòng thủ tên lửa và vũ khí hạt nhân. Ông Erdogan cũng ngăn chặn dòng khủng bố di chuyển tự do giữa Idlib và Aleppo, quanh khu vực người Kurd kiểm soát tại Afrin.
Nếu ông Erdogan không hành động như vậy, Aleppo sẽ không bao giờ được giải phóng. Cuộc chiến sẽ bị sa lầy. Khi sự việc đã rồi, Ả rập Xê-út đổ tội cho Qatar hè năm ngoái sau khi ông Trump cảnh cáo mọi nước trong thế giới Ả rập và cả Israel tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố. Tính toán sai lầm nhất trong cuộc chiến Syria là thất bại của việc cố hất cẳng ông Erdogan. Mỹ đứng sau hành động này còn ông Putin thì đã cứu ông Erdogan. Vì thế, nền móng của tình thế khu vực hiện nay đã được xác lập.
Sự xâm nhập của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vào khu vực bắc Syria năm ngoái đã không bị Iran, Nga và Hezbollah phản đối. Đất nước duy nhất phản đối là Syria - điều nước này cần làm vì những lý do pháp định. Nhưng những hành động của Thổ Nhĩ Kỳ dù có tính hai mặt lại bám chắc vào những lợi ích của nước này, đồng thời nó cũng phù hợp với những mục tiêu của Nga để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ cho Syria. Và sự ngang nhiên hiện diện quân sự của Mỹ để thực hiện các chiến dịch tại Syria là hành động hoàn toàn thiển cận và không có thẩm quyền.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis từng tuyên bố Mỹ sẽ hiện diện quân sự tại Syria cho tới khi có giải pháp ngoại giao.
Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis tiếp tục không chấp nhận sự thật khi có vấn đề xảy ra giữa Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd tại Syria. Ông vẫn muốn sử dụng "ông ba bị" IS để bãi bỏ chủ quyền của Syria và thuộc địa của Mỹ do người Kurd kiểm soát để gây áp lực với Iran. Ông thúc giục Thổ Nhĩ Kỳ kiềm chế, tuyên bố hành động của Thổ đã ngăn chặn dòng người tị nạn quay về một cách hòa bình và đây có thể coi là một cơ hội cho al-Qaeda và IS: "Điều này có thể bị IS và al-Qaeda lợi dụng. Chúng ta đang không tập trung vào chúng lúc này. Và rõ ràng, nó đang gây ra rủi ro làm trầm trọng thêm tình hình khủng hoảng nhân đạo mà toàn bộ Syria đang mắc phải".
Cùng thời điểm đó, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillersonn có vẻ đã thoát khỏi thòng lọng Syria và đang hỗ trợ kế hoạch xây dựng một đội quân IS phiên bản 2 với cái tên "lực lượng an ninh biên giới" tại khu vực phía đông của sông Euphrates. Tại đây, lực lượng SDF do người Kurd kiểm soát đã phải dừng lại để nhìn quân đội của ông Mattis hộ tống các tay khủng bố IS ra khỏi Raqqa và Deir Ezzor với mục đích dùng chúng để chống lại quân đội của chính phủ Assad trong tương lai. Với những người bạn như vậy có thể thấy rõ tại sao ông Erdogan không cần kiềm chế?
Sự thịnh nộ của Erdogan
Điểm đáng chú ý nhất là sự lớn mạnh của một cuộc chiến tranh ủy nhiệm. Nga đã rút hết các vũ khí khỏi đường hành quân của Thổ Nhĩ Kỳ. Thực tế, sau những hành động tại Afrin, ông Erdogan sẽ chuyển quân ra phía đông và quét sạch những vùng có lực lượng SDF dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria. Điều này tạo nên một kết cục xấu cho Mỹ. Đồng minh NATO của Mỹ đang tấn công đội quân ủy nhiệm của họ. Trong khi đó, các lãnh đạo Mỹ chỉ có thể phản đối một cách yếu ớt.
Ông Erdogan đã lệnh cho Thổ Nhĩ Kỳ xâm nhập Syria để tấn công đạo quân người Kurd mà người Thổ coi là mối đe dọa tiềm tàng với sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước họ.
Mỹ không thể phản đối hay chống lại hành động của Thổ Nhĩ Kỳ. Vì nếu Mỹ có thêm hành động tại đây họ sẽ phải thừa nhận đang có hơn 2.000 lính Mỹ tại Syria. Và đồng thời cũng phải thừa nhận đã xây dựng hơn một tá các căn cứ quân sự xung quanh đất nước này. Mỹ đã vi phạm luật quốc tế nhưng công chúng Mỹ vẫn chưa biết quy mô của sự vi phạm. Có điểm đáng lưu ý là ông Trump không có tuyên bố gì về Thổ Nhĩ Kỳ. Tất cả những hành động trên là của phe phái ngầm thực hiện với: phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã tới Israel, ông Rex Tillerson đang tiếp tục kịch bản "Assad phải ra đi" và ông James Mattis thì tích cực nắm lấy các trách nhiệm về mặt ngoại giao.
Vậy điều gì sẽ xảy ra khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Manbij hoặc vượt sông Euphrates? Mỹ sẽ phải lưu ý vì đội quân chính phủ Syria (SAA) vẫn đang kiểm soát 2 thị xã lớn trong trái tim của vùng lãnh thổ do SDF kiểm soát. Mỹ sẽ không thể tấn công họ để đáp trả hành động leo thang của Thổ Nhĩ Kỳ tại phía đông Syria. Hơn nữa, Liên Hợp Quốc cũng không có phản ánh gì về tình trạng này. Còn Anh quốc thì công khai ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ. Mọi nước đều đang hành động vì lợi ích lớn nhất của họ. Với ông Erdogan, hành động quân sự biến Thổ Nhĩ Kỳ thành một đội quân ủy nhiệm của Nga để chống lại quân ủy nhiệm của Mỹ là sự thể hiện bản năng sinh tồn.
Cuộc chiến ủy nhiệm của Nga
Trong khi đó, Nga đang cho mọi bên thấy cuộc tấn công ồ ạt bằng máy bay không người lái vào căn cứ không quân của Nga tại Latakia là sự kiện sẽ chỉ xảy ra một lần. Tin tức mới của Ruptly cho biết những hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 đang được chuyển tới cả căn cứ không quân bị tấn công của Nga cũng như căn cứ hải quân tại cảng Tartus nơi Hải quân Nga đang cắm neo.
Sẽ không có gì ngạc nhiên về việc hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 được đặt tại Damascus. Đây chắc chắn sẽ là một sự thách thức với Israel và người Israel cần hiểu rằng các hành động công kích chính phủ của ông Assad sẽ phải dừng lại. Trong khi người Nga không thể trực tiếp can thiệp vào những chiến dịch đánh bom của Israel thì họ sẽ cung cấp công cụ cho Syria để có thể tự phòng thủ.
Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga có thể sẽ được chuyển tới Damascus trong tương lai gần nhằm giúp Syria có khả năng chống lại những cuộc không kích của Israel.
Hệ thống S-400 là tuyên bố rõ ràng của Moscow rằng Nga sẽ không khoan dung cho những hành động phá hoại mục đích chính trị của họ. Nga sẽ ở lại Syria. Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái là một cảnh báo với ông Putin. Đây cũng là một mưu đồ kém cỏi để giảm đi ủng hộ về mặt chính trị với ông Putin trong cuộc bầu cử tổng thống Nga. Ông Putin hiểu rõ phe phái ngầm của Mỹ sẽ không ngừng tìm cách lách khỏi cái bẫy đã đặt sẵn cho họ tại Syria. Ông cũng hiểu họ muốn chiến thắng tới mức nào. Nhưng cũng chưa có kế hoạch nào là quá tuyệt vọng với Mỹ để châm ngòi một cuộc chiến mới trên đất Syria.
Tuy nhiên, dù hành động thế nào Mỹ cũng sẽ tự hủy hoại vị thế đã đạt được tại Syria. Hiện tại, Mỹ chỉ còn lựa chọn ra lệnh rút quân hay sẽ thất bại dưới bàn tay của đồng minh NATO - đất nước sẽ không dừng lại khi mối đe dọa người Kurd với lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt. Và những điều đó sẽ là một sự chấm dứt đáng xấu hổ với ước mơ của Zbigniew Brzenzinski về một châu Á sẽ khuất phục trước Mỹ và đồng minh.