Nga phát triển bộ trang bị “siêu chiến binh tương lai” mới

VietTimes -- Nguyên mẫu mới nhất Trang bị dã chiến "người lính tương lai" được trưng bày tại triển lãm, được mở trong thời điểm khai trương Trung tâm chế tạo các mẫu sản phẩm công nghệ có độ phức tạp cao Trường Đại học Khoa học và Công nghệ quốc gia "MISIS" National University of Science and Technology MISiS. 
Bộ thiết bị dã chiến Người lính tương lai
Bộ thiết bị dã chiến Người lính tương lai

Ý đồ phát triển bộ quân phục dã chiến công nghệ cao mới nhất này được trình bày bởi Trung tâm Nghiên cứu chế tạo máy có độ chính xác cao  (TSNIITOCHMASH) Klimovsk. Tổ hợp thiết bị bao gồm một mũ bảo hiểm bọc thép, vũ khí thế hệ mới nhất và các trang thiết bị bảo vệ.

Trung tâm nghiên cứu chế tạo máy Klimovsk là cơ quan đã chế tạo Bộ trang bị dã chiến Ratnik và Ratnik – 2 cho binh sĩ quân đội Nga. Nhưng ý đồ phát triển mới này đi vượt trước thời gian rất nhiều so với những Bộ trang bị dã chiến Ratnik đang được sản xuất và trang bị cho quân đội.

Theo ý tưởng của nhà thiết kế, trong tương lại binh sĩ quân đội Nga sẽ được cung cấp mũ bảo hiểm bằng thép (hoặc vật liệu có độ bền tương đương với thép nhưng nhẹ hơn cùng với tấm che mặt, kính cường lực chống đạn với màn hình cảm ứng, cổ áo chống mảnh đạn, các tấm gốm bảo vệ khớp chân tay, giáp kiểu vảy không hạn chế cơ động di chuyển và bộ khung xương chịu lực dành cho chân. Những thông tin chi tiết về ý đồ phát triển không được công bố.

Theo tuyên bố của đại diện TSNIITOCHMASH, có hàng chục doanh nghiệp khoa học công nghệ cao đang phát triển Bộ trang bị Người lính tương lai. Ông nói:” Theo quan điểm của tôi, các cơ quan nghiên cứu khóa học Nga hoàn toàn có thể thiết kế và chế tạo Bộ trang bị người lính tương lai, có thể cạnh tranh được với những nghiên cứu của các cơ sở nước ngoài, đang hoạt động trong lĩnh vực này”.

Theo ông, Bộ trang bị dành cho người lính tương lai cần phải tích hợp tất cả những mục đích, yêu cầu kỹ chiến thuật đặt ra cho người lính. Đó là các phương tiện bảo vệ, vũ khí trang bị đi cùng, thông tin liên lạc.

Hệ thống các trang thiết bị theo ý đồ thiết kế phải đạt được, ngoài những mục đích chính đảm bảo khả năng chiến đấu với hiệu quả cao của người lính mà còn phải được tích hợp những công nghệ hiện đại nhất, ví dụ như hệ thống thông tin liên lạc. Hệ thống thông tin liên lạc phải là hệ thống truyền thông kỹ thuật số đa phương tiện công nghệ mới nhất, cho phép người lính có thể liên lạc theo yêu cầu nhiệm vụ đến bất cứ ai, trong bất cứ môi trường nhiễu xạ nào và trên bất cứ điều kiện chiến trường nào.

Các trang thiết bị bảo vệ người lính, vũ khí cá nhân có hiệu quả tác chiến cao, các phương tiện quan sát, trinh sát và giám sát mục tiêu ngày đêm đều phải được phát triển trên nền tảng công nghệ mới nhất của khoa học, đây phải là Bộ trang bị tích hợp khoa học công nghệ ứng dụng tiên tiến nhất.

Theo ông, một Bộ trang bị “người lính tương lai” cần phải được xác định bằng những thông số tiêu chuẩn, ví dụ như khối lượng tổng thể, tính mô-dun hóa và khả năng thích ứng với hoạt động trên mọi điều kiện chiến trường. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia khi thiết kế Ratnik, có khoảng 12 hệ thống thứ cấp trong bộ trang bị.
Trung tâm nghiên cứu khoa học Nga phát triển Bộ trang bị Người lính tương lai mới
Nga cũng đang phát triển Bộ trang bị Ratnik-3 với khung xương chịu lực, cho phép người lính có thể mang vác nặng và cơ động trên các địa hình phức tạp của chiến trường
QA