Nga nổi giận trước “đòn hội đồng” của Mỹ-phương Tây

VietTimes -- Sau sự kiện Anh cáo buộc Nga đã đầu độc một cựu điệp viên hai mang tại Salisbury, các nước phương Tây bao gồm cả Mỹ đã trục xuất hơn 150 nhà ngoại giao Nga. Hành động này được cho là sự đoàn kết của các đồng minh NATO nhưng Nga coi nó là một cuộc chiến toàn diện mà chưa sử dụng tới quân đội.
Biểu hiện mạnh mẽ của sự đoàn kết giữa các nước phương Tây với Anh để đáp trả lại vụ đầu độc điệp viên hai mang Sergei Skripal và con gái tại Salisbury, Anh ngày 4.3 bằng chất độc thần kinh Novichok được phát triển bí mật từ thời Liên Xô đã gây kinh ngạc cho Moscow.
28 nước thành viên NATO đã thông báo họ trục xuất hơn 150 nhà ngoại giao Nga được cho là có liên quan tới hoạt động tình báo của Moscow. 4 nước Luxemburg, Malta, Bồ Đào Nha và Slovakia đã triệu đại sứ về nước để "tham khảo ý kiến" trong tình đoàn kết với Anh quốc mà không trục xuất các nhà ngoại giao.
Các quan chức Nga giận dữ và kịch liệt phản đối những vụ trục xuất hàng loạt trên. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cam kết sẽ "trả đũa mạnh mẽ" và cáo buộc các chính phủ phương Tây đã "mù quáng cong lưng trước một chiến dịch có sức ép lớn và sự hăm dọa tới từ Washington" (theo Interfax ngày 28.3).
Sau vụ cáo buộc Nga đầu độc cựu điệp viên hai mang Skripal và con gái ông, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã mong muốn gặp Tổ chức cấm sử dụng vũ khí hóa học để tìm kiếm sự thật.Sau vụ cáo buộc Nga đầu độc cựu điệp viên hai mang Skripal và con gái ông, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã mong muốn gặp Tổ chức cấm sử dụng vũ khí hóa học để tìm kiếm sự thật.
Trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng "Skripal", có thể đã xuất hiện quan điểm cho rằng Anh quốc nhu nhược và bị cô lập vì Brexit với một chính phủ và thủ tướng yếu kém. Một phương Tây bất hòa được xem là không đủ khả năng để cùng nhau hành động hiệu quả (theo Interfax ngày 14.3 và EDM ngày 15.3). Hành động chưa có tiền lệ của việc phối hợp trục xuất các nhà ngoại giao Nga là một điều ngạc nhiên khó chịu với Moscow.
Điều thất vọng lớn nhất với nhiều nước phương Tây là trước đó là việc tổng thống Donald Trump vào ngày 20.3 đã gọi điện cho tổng thống Vladimir Putin chúc mừng ông tái đắc cử và cả hai nhà lãnh đạo đã đồng ý lên kết hoạch về một cuộc hội đàm cao cấp trong tương lai. Cuộc điện đàm thân thiện được cho là tín hiệu hiệu quả hủy hoại nỗ lực của Anh để huy động phương Tây cùng tham gia đáp trả vụ đầu độc Skripal. Các nhà ngoại giao Nga tại Washington biểu lộ sự lạc quan về khả năng có những cuộc đàm phán nghiêm túc bắt đầu với những vấn đề về an ninh chiến lược như ông Putin đã tuyên bố trong bài phát biểu trước Quốc hội Liên bang Nga vào ngày 1.3.2018 (theo Kommersant ngày 28.3).
Khi sự kiện leo thang, Mỹ đã trục xuất nhiều nhà ngoại giao Nga nhất trong các nước với con số là 60 bao gồm cả những thành viên là đại biểu thực hiện nhiệm vụ của Nga tại Liên Hợp Quốc, hơn nữa còn đóng cửa Lãnh sự quán Nga tại Seattle. Sự thất vọng đã biến thành cơn giận dữ. 
Đức và một số nước phương Tây rất e ngại đối đầu với Nga.Đức và một số nước phương Tây rất e ngại đối đầu với Nga.
Theo Vzglad, Moscow có thể trả đũa bằng cách trục xuất các nhà ngoại giao Mỹ với số lượng nhiều hơn, làm tê liệt một cách có hiệu quả đại sứ quán Mỹ và làm cho họ không thể cấp visa cho công dân Nga tới Mỹ. Quan trọng hơn theo Vzglad, ông Putin nên bỏ qua ông Trump - người không thể cùng đàm phán vì ông không thể kiểm soát nổi chính quyền của chính mình. Moscow ghi nhận ông Trump đã bày tỏ những ý định tốt đẹp và thường biểu lộ mong muốn có được những thỏa thuận với ông Putin nhưng khả năng để đem lại những thỏa thuận đó ngày càng không chắc chắn (theo Vzglad ngày 26.3).
Truyền thông Nga đã mô tả biểu hiện đoàn kết của phương Tây trong những vụ trục xuất là miễn cưỡng và nửa vời. Áo đã tán dương việc "chống lại áp lực của Anh quốc" và từ chối trục xuất bất cứ nhà ngoại giao Nga nào (theo Interfax ngày 28.3). Đức tuyên bố họ sẽ cho phép Nga thay thế 4 nhà ngoại giao đã bị trục xuất - điều này được hiểu là bước phát triển tích cực (theo Interfax 28.3).
Các quan chức Đức đã đưa ra một quyết định hợp pháp cho phép Gazprom tiếp tục xây dựng Dòng Chảy Phương Bắc 2 - đường ống dẫn khi từ Nga tới Đức qua biển Baltic vòng qua Ukraine - một dự án mà Washington phản đối. Bước phát triển này được khen ngợi như "một công việc kinh doanh theo lệ thường" bất chấp những ồn ào về mặt ngoại giao. Gazprom đang đợi sự phê chuẩn cuối cùng của Phần Lan, Thụy Điển và Đan Mạch và dự kiến sẽ lắp những đường ống dưới nước vào năm nay (theo RIA Novosti ngày 27.3).
Tổng thống Trump nổi tiếng với Tổng thống Trump nổi tiếng với "tiêu chuẩn nước đôi" sau khi gọi điện chúc mừng ông Putin tái đắc cử đã trục xuất 60 nhà ngoại giáo Nga.
Sergei Naryshkin - giám đốc của trung tâm tình báo nước ngoài SVR, mà trong thời kỳ Liên Xô sẽ là một bộ phận chính của KGB đã lên án vụ trục xuất hàng loạt các nhà ngoại giao Nga (rất nhiều người có liên quan tới SVR) là "sự khiêu khích bẩn thỉu, bất chấp đạo lý". Theo ông Naryshkin những vụ trục xuất này là ý định để thúc đẩy hội chứng bài Nga (Russophobia). Ông nói thêm Moscow sẽ đáp trả một cách "mạnh mẽ và thích đáng" (theo Militarynews.ru ngày 28.3).
Bộ Ngoại giao Nga trong một bản tuyên bố chính thức đã ám chỉ Anh phải tự chịu trách nhiệm về vụ đầu độc Skripal và giống như Anh có liên quan tới cái chết của Alexander Litvinenko bị đầu độc bằng polonium năm 2006 và cũng bóng gió rằng chính phủ Anh cần phải gánh trách nhiệm cho những cái chết không rõ ràng của những người Nga di cư sang Anh (theo Mid.ru ngày 28.3).
Dưới áp lực bên ngoài tăng cao, các quan chức Nga rút về trạng thái cố thủ. Người Nga nghĩ đang bị tấn công bởi số lượng lớn những kẻ thù được chỉ huy bởi Mỹ.
Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov đe dọa Nga sẽ trả đũa nếu tính mạng binh sĩ Nga gặp nguy hiểm trong các cuộc tấn công của Mỹ.Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov đe dọa Nga sẽ trả đũa nếu tính mạng binh sĩ Nga gặp nguy hiểm trong các cuộc tấn công của Mỹ.
Vào ngày 24.3.2018, trong buổi nói chuyện tại hội thảo an ninh thường niên ở Học viện khoa học quân sự Moscow (một viện nghiên cứu bán chính thức và an ninh và quốc phòng), Thứ trưởng Quốc phòng và là Tham mưu trưởng quân đội Nga tướng Valery Gerasimov đã phác họa viễn cảnh về chiến lược quốc phòng mới nhất của Nga và tầm nhìn về chiến tranh trong tương lai. Theo ông Gerasimov, Mỹ là mối đe dọa chính trên thế giới với sự ổn định quốc tế. Mỹ đang "cố gắng giữ vị trí bá chủ thế giới bằng mọi giá bao gồm cả về mặt quân sự, điều này chống lại lợi ích của các quốc gia khác bao gồm cả Nga - đất nước không đồng ý với sự thống trị của Mỹ và chỉ ủng hộ một trật tự thế giới".
Ông Gerasimov nói chỉ tại Washington nên mối bất hòa quốc tế leo thang từ chính trị, kinh tế, xung đột thông tin cho tới thể thao và ngoại giao cũng như sự trao đổi về văn hóa, khoa học về thực tế đã trở thành sự xung đột toàn diện. Ông Gerasimov cũng ám chỉ cuộc chiến toàn diện hiện tại được thực hiện không qua hành động quân sự, nhưng Mỹ và các đồng minh đang đe dọa sử dụng quân đội hay trong một vài trường hợp dùng nó để chống lại "những nước không được ưa thích" (theo Militarynews.ru ngày 24.3).
Những vụ trục xuất nhà ngoại giao Nga, vụ việc đầu độc Skripal, bê bối doping điền kinh Nga sau Olympic Sochi năm 2014, những lệnh trừng phạt áp với Nga sau sự kiện Crimea và Ukraine, cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử của Mỹ và các nước phương Tây khác có thể được ông Gerasimov và Bộ tổng tham mưu Nga coi là một mặt trận nữa trên cuộc chiến toàn cầu đang xảy ra.
Những cuộc chạm trán với Iran, Triều Tiên và "những nước không được ưa thích" có thể coi là phần trong một cuộc chiến toàn diện giữa Nga và đồng minh với Mỹ và đồng minh...