VietTimes -- David William Pear là một cựu binh Mỹ tại Việt Nam hiện đang giữ chuyên mục về các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội cho nhiều tờ báo danh tiếng. Dưới đây là những phân tích của ông về nhóm khủng bố IS và những vấn đề trong cách thức các chính phủ Mỹ thực hiện cuộc chiến chống khủng bố của họ.
Trước khi trả lời câu hỏi ai đã tiêu diệt IS. Chúng ta cần biết IS là gì? Liệu công chúng có vượt qua được chứng quên kinh niên của họ và nhớ lại sự xuất hiện bất thình lình của IS trong những bộ đồng phục đen với những đôi giày NIKE trắng, lái những chiếc xe Toyota? Năm 2014, không ai biết IS xuất hiện từ đâu. Chúng xuất hiện như một ảo ảnh giống như một cảnh phim Hollywood có sự xuất hiện của CIA.
Rất nhanh chóng IS với những cảnh tượng chặt đầu đã gây ra nỗi sợ hãi và chán ghét trong xã hội Mỹ. Các nhà lãnh đạo Washington bao gồm cả Ngoại trưởng John Kerry đã gióng hồi chuông cảnh báo những tên khủng bố Hồi giáo cực đoan muốn xâm lược Mỹ và "giết hết tất cả chúng ta". Những kênh truyền thông chính ngay lập tức nắm lấy đoạn video của Washington và sử dụng nó để gây sợ hãi cho người dân Mỹ. Và công chúng ngầm chấp thuận sẽ có nhiều cuộc chiến nhắm vào chính phủ của tổng thống Bashar al-Assad.
Chính phủ của Tổng thống Assad đang lật ngược lại thế cờ tại Syria.
Câu hỏi tiếp theo là ai đã tạo ra IS? Có thể lật ngược lại về nguồn gốc của ISthông qua Abu Musab al-Zarqawi - một người Jordan. Năm 2004, một năm sau khi liên minh do Mỹ lãnh đạo đổ bộ vào Iraq, Zarqawi nguyện trung thành với Osama Bin Laden và thiết lập tổ chức khủng bố al-Qaeda tại Iraq. Al-Qaeda chưa có mặt tại Iraq cho tới khi chính quyền Bush-Cheney tấn công Iraq.
Cuộc tấn công Iraq của Mỹ dựa trên những lời bịa đặt rằng ông Saddam Hussein ủng hộ al-Qaeda và có dính líu tới vụ tấn công ngày 11.9.2001 và Iraq có sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt. Người ta đã dự đoán trước Al-Qaeda tại Iraq sẽ đẩy lùi và kháng cự lại cuộc tấn công trái phép của Mỹ. Bush đã tự nhận rằng ông đã ảo tưởng về việc những người Iraq sẽ biết ơn (với hành động ném bom đưa Iraq trở về thời kỳ đồ đá gây ra sự choáng ngợp và sợ hãi). Rồi người dân Iraq sẽ tung những nụ hôn và các đóa hoa chào đón lực lượng viễn chinh của Mỹ như những nhà giải phóng tự do.
Quân ISIS tại thành phố Raqqa.
Tiếp theo là cuộc nổi dậy thất bại vào năm 2007, khi Mỹ liên minh với những người Sunni để tiêu diệt những tàn dư của đảng Ba'ath tại Iraq, là một đảng Ả rập theo chủ nghĩa dân tộc dù là người Sunni hay Shia. Quay trở lại những năm 1900, việc tài trợ và đứng về phía những người Hồi giáo cực đoan chính là một "canh bạc lớn" của người Anh. Khi đó, người Anh đã có những thỏa thuận với cả người Sunni và Shia để hất cẳng đế chế Ottoman. Sau đó, họ xúi giục người Sunni chống lại người Shia để chia rẽ và chinh phục vùng Tây Nam Á. Đây chính là câu chuyện nổi tiếng về Lawrence xứ Ả rập, Winston Churchill và Thế Chiến I.
Có thể kể đến câu chuyện sau Thế Chiến II, khi người Mỹ chống lại những người Ả rập theo chủ nghĩa dân tộc chống lại chủ nghĩa đế quốc và những người theo chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh. Đó là một "bàn cờ lớn" của chiến lược gia Zbigniew Brzezinski. Vào những năm 1980, ông đã thuyết phục Tổng thống Jimmy Carter hỗ trợ các tay lính đánh thuê mujahideen người Hồi giáo hủy diệt Afghanistan với mục đích kéo Liên Xô sa lầy vào một cuộc chiến tranh kiểu Việt Nam. Nếu Brzezinski đã vô cùng tự hào về thành công của mình, điều mà ông coi là rất quan trọng trong việc "khuấy đảo những vấn đề Hồi giáo" hay chiến thắng trong Chiến Tranh Lạnh.
Abū Bakr al-Baghdadi - một lãnh đạo ISIS chưa rõ tung tích.
Nếu đủ thông minh ông đã học được bài học những năm 1900 từ siêu điệp viên Anh tại vùng Tây Nam Á - bà Gertrude Bell. Bà nói hành động của đế quốc Anh tài trợ và khuyến khích Hồi giáo cực đoan đã gây ra sự thất bại thảm hại. Nhưng người Mỹ không biết giai đoạn lịch sử này, và lặp lại những sai lầm lịch sử ngớ ngẩn khi tài trợ và khuyến khích Hồi giáo cực đoan chống lại những người Ả rập theo chủ nghĩa dân tộc chống đế quốc.
Mỹ tranh thủ chế độ cực đoan nhất trong lịch sử thế giới - Hoàng gia Ả rập Xê-út để cung cấp tài chính cho người Sunni chống lại chủ nghĩa dân tộc Ả rập. Họ vui vẻ cung cấp tài chính cho những kế hoạch thay đổi chế độ của Mỹ chống lại các nước Ả rập khác. Người Mỹ ngập trong tiền của Ả rập Xê-út đã khuyến khích, huấn luyện và trả tiền cho các tay lính đánh thuê đến từ khắp vùng Tây Nam Á để hất cẳng ông Bashar al-Assad.
Tổng thống Assad không coi Mỹ là nhà lãnh đạo thế giới tư bản. Thay vào đó ông sử dụng những nguồn của cải của Syria để làm lợi cho người dân nước này như Saddam Hussein hay Muamar Gaddafi. Và khẩu hiệu của ông Obama, bà Clinton, ông Kerry và những người Ả rập Xê-út theo chủ nghĩa Wahhabi đều là "Assad phải ra đi". Với người Mỹ bao nhiêu người Syria, Lybia hay Iraq chết đều không quan trọng.
Video bà Albright đã có phát biểu gây kinh ngạc thế giới.
Chính Mỹ và những đồng minh là hoàng gia Ả rập Xê-út và các nước vùng vịnh đã tạo ra IS ( lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo tại Syria và Iraq). Những tay lính đánh thuê từ khắp thế giới Hồi giáo được tuyển mộ và hỗ trợ của chính một số thế lực ở nước Mỹ. Những kênh truyền thông chính của Mỹ đã tạo nên vỏ bọc rằng Mỹ đang hỗ trợ "những người Hồi giáo tiến bộ". Những kênh truyền thông này đã đồng lõa với tội ác khi truyền bá khẩu hiệu tuyên truyền chiến tranh. Trong đó, Guardian là một trong những kênh có ngoại lệ hiếm hoi như phóng sự của phóng viên Trevor Timm về việc Mỹ chuyển vũ khí sát thương cho các nhóm phiến quân. Hiện tại, ở thời điểm năm mới 2018, người ta có thể thấy Mỹ đang tự khen mình về việc tiêu diệt IS vào năm 2017. Thực tế, chính là chế độ của ông Assad, Nga, Hezbollah và Iran đã tiêu diệt IS. Nga đã từng đưa ra những video về những đoàn xe chở dầu chợ đen của IS hướng thẳng tới Thổ Nhĩ Kỳ. IS tự kiếm tiền bằng dầu ăn cắp và làm giàu thêm cho những nhà buôn của Thổ Nhĩ Kỳ. Bằng một cách nào đó, người Mỹ với kỹ thuật và hàng nghìn lượt không kích tại Syria đã không nhìn thấy những đoàn xe này. Họ cũng không tìm thấy khủng bố IS thay vào đó họ đã đánh bom vào quân đội của chính phủ Syria. Mỹ chỉ nhìn thấy những gì họ muốn và chỉ thấy mục tiêu họ muốn đánh bom - không phải là IS. Dưới đây là đoạn video quay cảnh máy bay Nga đang hạ đoàn xe chở dầu của IS:
Một vài kênh truyền thông lớn miễn cưỡng công nhận vai trò của Nga trong việc đẩy lùi IS. Ngay cả thế, họ cũng hạ thấp vai trò của Nga là hỗ trợ chứ không phải là lực lượng chính hạ IS. Thay vào đó, họ gán công sức này cho Mỹ và 67 nước trên thế giới: "Mỹ đã huấn luyện, ủng hộ và cung cấp hỗ trợ không quân cho những nhóm nổi dậy ôn hòa dân chủ" - Mỹ đã hỗ trợ để tiêu diệt IS. Từng thành phố từng làng mạc bị IS hủy diệt, những vụ đánh bom của Mỹ và lực lượng nổi dậy "ôn hòa" đã tạo ra hàng trăm nghìn thương vong và tỵ nạn.
Theo những kênh truyền thông lớn, người Nga đã có mặt muộn trong cuộc chiến để "hỗ trợ không quân cho chính phủ Syria chống lưng cho chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad chống lại các nhóm nổi dậy đe dọa tới chế độ này. Nhưng Nga cũng tấn công một vài lãnh thổ của IS". Truyền thông không nhắc đến việc Nga được chính phủ Syria mời tới một cách hợp pháp trong khi Mỹ và các đồng mình có những tội ác chiến tranh chống lại một chính phủ hợp pháp thuộc Liên Hợp Quốc.
Mỹ tài trợ và huấn luyện nhiều nhóm nổi dậy "ôn hòa" tại Syria.
Hiện tại, có thông tin rằng trong một năm chính quyền của ông Trump đã làm được điều mà ông Obama không thể làm trong 8 năm. Và trong một năm "IS chuyển dần từ thế thu hút hàng ngàn tay súng nước ngoài tới chống phương Tây gây nên những cuộc tấn công khủng bố trên khắp thế giới" sang "đầu hàng hàng loạt" - Sự tan rã của IS là kết quả của những chiến dịch ném bom do Mỹ chỉ huy và của những lực lượng do Mỹ đào tạo và chống lưng. Và sau hơn 6 năm một lực lượng quân đội mạnh nhất trong lịch sử thế giới với những vũ khí, kỹ thuật tối tân nhất cùng một khoản kinh phí 1.000 tỷ USD đã hạ được một đạo quân 30.000 lính đánh thuê nghèo đói.
Theo David William Pear, toàn bộ câu chuyện về cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ là những huyền thoại kỳ lạ, là một món ăn tinh thần mà Washington và truyền thông của chính phủ Mỹ cung cấp cho công chúng kể từ vụ 11.9.