Theo ông, có một số lực lượng đang theo dõi sát hậu quả cuộc xung đột Nagorno-Karabakh và ảnh hưởng đối với tình hình ở Trung Đông cũng như ngược lại.
"Vì thế tôi không loại trừ trong trường hợp này hiện hữu những yếu tố từ bên ngoài ảnh hưởng đến cuộc xung đột. Ví dụ như yếu tố Thổ Nhĩ Kỳ từng được đề cập. Có lẽ yếu tố Thổ Nhĩ Kỳ là có, ít nhất bởi vì Thổ Nhĩ Kỳ đã nêu lên lập trường”, Thủ tướng Medvedev cho biết trong cuộc phỏng vấn của chương trình "Vesti ngày thứ Bảy".
Trước đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố, "Ankara đứng về phía Azerbaijan ngay từ đầu cuộc khủng hoảng Karabakh và sẽ tiếp tục làm như vậy". Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu sau đó có giải thích rằng, việc Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng hỗ trợ Azerbaijan không có nghĩa Ankara đang đẩy Baku vào một cuộc chiến, đồng thời gọi tin truyền thông Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ kích động chiến tranh ở Nagorno-Karabakh là sự "tuyên truyền bôi nhọ". Theo Thủ tướng Nga, không thể không quan ngại trước những tuyên bố từ Ankara.
"Thay cho việc kêu gọi lấy lại bình tĩnh, đề nghị trở lại bàn đàm phán, bắt đầu thảo luận trở lại, chấm dứt nổ súng thì những đánh giá cụ thể đã được đưa ra. Để làm gì? Đổ thêm dầu vào lửa?", Thủ tướng Nga thắc mắc.
Nói về lập trường của Nga trong cuộc xung đột Karabakh, Thủ tướng Medvedev cho biết, Nga chủ trương "không để xảy ra sự leo thang, mặc cho có vấn đề gì xảy ra, dù là ai bắt đầu, bất cứ ý kiến gì, lúc này điều quan trọng cần phải bình tĩnh lại, chấm dứt nổ súng, tuyên bố ngừng bắn và ngồi vào bàn đàm phán."
Lịch sử lâu đời mối quan hệ của Moskva với Erevan và Baku cho phép hướng tới Nga đầu tiên để đề nghị hỗ trợ và tác động hòa giải, ông Medvedev nói. "Vai trò của Liên bang Nga trong tình huống này là sẵn có chính vì sự gắn bó giữa các nước chúng ta”, ông nói.
Theo Sputnik