Mới đây, nhà phân tích địa chính trị Christoph Germann đã đưa một nhận xét rất tinh tế trên trang Twitter ngay sau khi xảy ra sự kiện F-16 Thổ Nhĩ Kỳ phục kích bắn hạ máy bay Su-24 Nga tại khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria. Nhận xét này liên quan tới một bài viết được xuất bản ngay trước vụ việc với tựa đề “Tướng không quân Mỹ Selba thăm Ankara thảo luận về khủng bố, Syria”, đặc biệt nhấn mạnh:
“Phó Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Paul J. Selva nhấn mạnh chuyến thăm Ankara được cho là nhằm thảo luận về cuộc chiến chống IS và an ninh khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Tướng không quân Selva là tướng lĩnh cao cấp thứ hai của quân đội Mỹ được trông mong bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức với giới chức Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay và dành thời gian thảo luận với Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, tướng Yaşar Güler. Trong cuộc gặp, giới chức hy vọng thảo luận về chiến dịch không kích của Nga tại khu vực có người Thổ Nhĩ Kỳ sinh sống tại Syria, cũng như những vấn đề khác liên quan tới khu vực”
Theo Cartalucci, dường như viên tướng Mỹ đã hoàn tất công việc của mình với các đồng nghiệp Thổ ngay trước khi Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện vụ phục kích một máy bay Nga gần biên giới đã được lên kế hoạch từ lâu, và đặc biệt diễn ra chính xác trên “khu vực có cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria”.
Không chỉ Thổ Nhĩ Kỳ đã phục kích máy bay Nga – mà theo cách tốt nhất cho Ankara là vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ vỏn vẹn có 17 giây hoặc tệ nhất là chưa từng lọt vào không phận nước này – mà chính các nhóm khủng bố được NATO chống lưng hoạt động tại Syria cũng góp phần. Chúng đã cố giết chết cả hai phi công Nga bằng cách bắn vào họ khi đang nhảy dù trên không và đã bắn chết một người – một tội ác theo Công ước Geneva. Đám này cũng tấn công các máy bay thực hiện nhiệm vụ cứu hộ các phi công, giết chết một lính thủy đánh bộ.
17 giây nếu quả thật là đúng chăng nữa, còn lâu mới đủ thời gian để cho máy bay đánh chặn cất cánh, tiếp cận mục tiêu và bắn hạ thành công một chiến đấu cơ bay lướt qua trong vài tích tắc ở biên giới. Với các máy bay chiến đấu F-16 ngẫu nhiên có mặt tại chỗ, với những kẻ khủng bố chực sẵn các phi công trên mặt đất đã biết trước vụ bắn hạ trên lãnh thổ Syria, cần lên kế hoạch kỹ lưỡng trước nhiều ngày hoặc nhiều tuần lễ trước vụ phục kích.
Kết quả chung cuộc của “kỳ công” NATO – một nước cờ mơ ước kể từ khi Nga bắt đầu phát động chiến dịch quân sự tại Syria và liên tục được nhắc lại đặc biệt tại phòng họp của thượng viện Mỹ - thể hiện một sự phản bội suy đồi trên bình diện thế giới – một hành động bội phản sẽ chỉ càng tiết lộ nhiều hơn vai trò của NATO trong việc dung dưỡng, chứ không phải chiến đấu chống chủ nghĩa khủng bố và thúc đẩy Nga mạnh mẽ hơn nữa trong việc kết thúc công việc họ đã bắt đầu tại Syria.
Cũng rõ ràng rằng trong khi Mỹ cố gắng rũ bỏ trách nhiệm một cách hợp lý, hành động của Thổ Nhĩ Kỳ đã được thực hiện nhân danh toàn bộ khối NATO, bao gồm cả và đặc biệt là Mỹ.
Thổ liều mạng chơi con bài NATO
Cả Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đều đang chơi con bài NATO và Mỹ đặc biệt cố gắng giả đò không có khả năng kiểm soát hai nước này. Điều đó cho phép Mỹ tiến hành các hành động xâm lược thông qua lực lượng ủy nhiệm.
Việc Mỹ sử dụng Thổ Nhĩ Kỳ và Israel theo cách này đã được tiết lộ sớm vào năm 2012 trong báo cáo “Đánh giá lựa chọn thay đổi chế độ” của Viện Brooking:
“Thêm nữa, cơ quan tình báo Israel hiểu biết rất rõ về Syria cũng như những tài sản của chế độ Syria, có thể được dùng để lật đổ cơ sở quyền lực của chế độ và buộc Assad phải hạ bệ. Israel có thể triển khai lực lượng tại hoặc gần cao nguyên Golan và động thái trên có thể phân tán lực lượng Syria không thể tập trung trấn áp đối lập. Việc triển khai này có thể gieo nỗi sợ hãi cho chế độ Assad về việc phải đương đầu trên nhiều mặt trận, đặc biệt nếu như Thổ Nhĩ Kỳ đang muốn hành động tương tự tại biên giới và nếu lực lượng đối lập Syria đã được cấp vũ khí và huấn luyện sẵn sàng. Một sự huy động lực lượng như vậy có thể thuyết phục lãnh đạo quân đội Syria lật đổ Assad để tự bảo vệ mình. Việc tăng cường thêm áp lực này có thể lật đố sự cân bằng chống Assad bên trong Syria, nếu như các lực lượng khác đã được bố trí thích hợp”.
Dường như sự viết lại kế hoạch trên hiện đang được thực thi trên thực tế, bất chấp sự hiện diện của quân đội Nga trong khu vực. Tuy nhiên, Mỹ tin rằng Nga cũng sẽ tìm cách tránh một cuộc chiến trên hai mặt trận cùng lúc với Thổ Nhĩ Kỳ và Israel như các chiến binh hàng đầu, với Mỹ sắm một vai trò thầm lặng để rũ bỏ trách nhiệm hợp lý. Thậm chí nếu chiến tranh là lối thoát cuối cùng ngoài ý muốn, Mỹ tin rằng áp lực tăng thêm trên có thể tạo cho họ lực đòn bẩy cần thiết trong một cuộc xung đột rõ ràng đang tuột khỏi sự kiểm soát của họ.
Sau những hành động của Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara tỏ ra không hề hối hận. Trong khi Thổ tuyên bố đã ghi âm những “cảnh báo” đối với Su-24, nhưng người ta nên nhớ rằng còn có những đoạn ghi âm khác được công bố về những bí mật trong hàng ngũ lãnh đạo Thổ. Trước khi cố gắng thất bại trong việc thiết lập một “vùng đệm” tai miền bắc Syria, Thổ đã mưu toan dàn dựng một vụ tấn công giả trên chính lãnh thổ của mình hòng cáo buộc cho Syria và như vậy có thể biện minh cho một cuộc xâm lược quy mô vào biên giới phía bắc Syria.
The International Business Times đã tường thuật vụ việc trên như sau: “Lệnh cấm của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đối với Youtube diễn ra sau khi một cuộc trao đổi giữa lãnh đạo cơ quan tình báo Thổ Hakan Fidan và ngoại trưởng Thổ Ahmet Davutoğlu bị rò rỉ tiết lộ rằng ông ta muốn gỡ bỏ video được chia sẻ trên Youtube. Các cuộc điện thoại bị tiết lộ cung cấp chi tiết ý định của Erdogan rằng một vụ tấn công vào Syria “phải được xem như một cơ hội cho chúng ta (Thổ Nhĩ Kỳ). Trong cuộc trao đồi, giám đốc tình báo Thổ Fidan nói ông ta sẽ phái 4 người từ Syria tới tấn công Thổ Nhĩ Kỳ nhằm “tạo cớ gây chiến”. Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đáp rằng kế hoạch hành động của Fidan là “một cái cớ gây chiến trực tiếp”.
Rõ ràng là đôi khi Thổ Nhĩ Kỳ sắm vai trò một kẻ gây rối quốc tế tìm cách thủ lợi thông qua những hành động khủng bố và hiện nay là hành động chiến tranh, Cartalucci nhận xét.
Syria và các đồng minh của họ có vẻ đang hiện thực hóa rằng mặc dù phải làm rất nhiều việc, động lực cuộc chiến rốt cuộc đã thay đổi có lợi cho họ không thể đảo ngược. Chiếm lại những vùng lãnh thổ từ tay các nhóm khủng bố được NATO hậu thuẫn và cắt đứt các tuyến tiếp tể từ lãnh thổ thành viên NATO Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cơ bản kết thúc chiến tranh có lợi cho Damascus, Tehran và Moscow.
Những cố gắng khiêu khích Nga, cho dù nỗ lực thế nào, sẽ bị Moscow kháng cự lại. Nhưng bất kỳ sự trả đũa nào của Nga đối với Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ được thực hiện để không gây ảnh hưởng tới nhiệm vụ hàng đầu là chiến thắng tại Syria.
Với hệ thống phòng không đã được Nga tăng cường tại khu vực sẽ buộc bất cứ sự khiêu khích nào, không chỉ đối với Thổ Nhĩ Kỳ mà còn cả với NATO, sẽ phải trả giá đắt. Các chiến đấu cơ F-16 mưu toan phục kích máy bay khác của Nga rốt cuộc sẽ bị bắn hạ. Vẻ ngoài bất khả chiến bại của không quân NATO từng tự hào nhiều năm sẽ tiêu tan. NATO sẽ không thể đạo diễn một vụ phục kích khác tầm cỡ như vậy, nhưng thậm chí nếu có khả năng, nó cũng chỉ càng khẳng nhận mạnh mẽ với thế giới điều phải vượt qua để đạt được ưu tiên thiển cận đối với Nga trong trong một cuộc xung đột rõ ràng đã thua.
Mục tiêu của Syria và Nga hiện nay phải là tăng tối đa cái giá phải trả của các lực lượng NATO can thiệp sâu vào cuộc xung đột Syria. Phát biểu của tổng thống Mỹ Barack Obama liên quan đến việc “quyền tự vệ” của Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ đạo đức giả mà thậm chí còn tự buộc tội mình, mà còn trao cho Syria và các đồng minh một cơ hội để rút cuộc dọn sạch các cuộc xâm nhập của máy bay phương Tây khỏi bầu trời. Nếu như Thổ Nhĩ Kỳ đã biện bạch cho việc bắn hạ một máy bay gần biên giới mà họ biết rõ không có ý định tấn công lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, sau này chắc chắn Syria hoàn toàn có quyền bắn hạ các máy bay phương Tây tấn công lãnh thổ của họ.
Mặt khác, Nga đang mở rộng chiến dịch quân sự tại Syria và tăng cường triệt hạ các lực lượng khủng bố ủy nhiệm của NATO sẽ khiến NATO có ít lý do để biện bạch cho việc can thiệp sâu hơn vào không phận Syria.
Theo QPAN