Mỹ tung “bộ ba” chiến lược mạnh nhất đối phó căng thẳng Biển Đông?

(VietTimes) -- Máy bay ném bom Mỹ cất cánh từ căn cứ Guam, có thể tiến hành tuần tra ở khu vực Biển Đông để khẳng định quyết tâm bảo vệ tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2A Spirit Mỹ. Ảnh: Người quan sát, Trung Quốc.
Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2A Spirit Mỹ. Ảnh: Người quan sát, Trung Quốc.

Tờ Người quan sát Trung Quốc ngày 12/8 dẫn trang tin Không quân Mỹ ngày 11/8 cho biết 3 chiếc máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2A Spirit thuộc căn cứ không quân Whiteman bang Missouri ngày 9/8 đã triển khai lâm thời ở căn cứ Guam.

Trước đó ngày 6/8, Không quân Mỹ đã lần đầu tiên triển khai một biên đội 4 máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer ở căn cứ không quân Anderson, Guam trong 12 năm qua, thay thế máy bay ném bom B-52H Strato Fortress.

Như vậy 3 loại máy bay ném bom chiến lược của Bộ Tư lệnh Tấn công toàn cầu Không quân Mỹ đã lần đầu tiên trong lịch sử đều tập kết ở Guam.

Lần triển khai này của Không quân Mỹ được tiến hành trong thời điểm Triều Tiên bắn 2 quả tên lửa đạn đạo chưa đầy một tuần (ngày 3/8/2016).

Khi đó, một quả tên lửa đạn đạo bất ngờ rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Washington tiếp tục "kiên quyết lên án" Triều Tiên.

Ngày 11/8/2016, máy bay ném bom chiến lược B-52H, máy bay ném bom chiến lược siêu âm B-1B và máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2A đã tập kết ở căn cứ Guam. Ảnh: Người quan sát, Trung Quốc,
Ngày 11/8/2016, máy bay ném bom chiến lược B-52H, máy bay ném bom chiến lược siêu âm B-1B và máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2A đã tập kết ở căn cứ Guam. Ảnh: Người quan sát, Trung Quốc.

Hãng tin CNN Mỹ cho rằng máy bay cất cánh từ căn cứ Guam, có thể tiến hành tuần tra ở khu vực Biển Đông và bán đảo Triều Tiên.

Mỹ muốn cho Trung Quốc biết rằng mặc dù Bắc Kinh có yêu sách lãnh thổ (vô lý, phi pháp) ở khu vực này, nhưng Mỹ sẽ kiên trì bảo vệ tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.

Đồng thời, Mỹ cũng phát đi tín hiệu rõ ràng với Triều Tiên, đó là có kế hoạch bảo vệ đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản của họ tại khu vực này.

Căn cứ vào tuyên bố của Bộ Tư lệnh Tấn công chiến lược toàn cầu Không quân Mỹ, máy bay ném bom chiến lược B-2A triển khai tạm thời lần này sẽ tiến hành huấn luyện bay ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm tham gia tập trận để bảo đảm cho phi công duy trì "trình độ sẵn sàng chiến đấu cao" và kiểm tra khả năng hiệp đồng với các đồng minh khu vực.

Ngày 11/8/2016, máy bay ném bom chiến lược B-52H, máy bay ném bom chiến lược siêu âm B-1B và máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2A đã tập kết ở căn cứ Guam. Ảnh: Người quan sát, Trung Quốc,
Ngày 11/8/2016, máy bay ném bom chiến lược B-52H, máy bay ném bom chiến lược siêu âm B-1B và máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2A đã tập kết ở căn cứ Guam. Ảnh: Người quan sát, Trung Quốc.

Tuyên bố còn cho biết Mỹ đang định kỳ triển khai máy bay ném bom chiến lược ở khu vực Ấn Độ-châu Á-Thái Bình Dương để phát huy khả năng răn đe, duy trì ổn định khu vực. Nhưng tuyên bố không nói máy bay B-2 sẽ triển khai trong bao lâu.

Tư lệnh Bộ Tư lệnh Chiến lược Quân đội Mỹ, tướng Cecil Haney cho biết triển khai máy bay ném bom B-2 ở căn cứ không quân Anderson là để khẳng định cam kết của Mỹ đối với bảo vệ an ninh toàn cầu và khu vực.

Báo chí Hàn Quốc dẫn lời quân đội nước này cho hay trước sau cuộc tập trận Ulchi-Freedom Guardian giữa Hàn Quốc và Mỹ bắt đầu vào cuối tháng 8/2016, việc triển khai trên là để ứng phó với sự "khiêu khích" tiềm tàng của Triều Tiên.

Ngày 11/8/2016, máy bay ném bom chiến lược B-52H, máy bay ném bom chiến lược siêu âm B-1B và máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2A đã tập kết ở căn cứ Guam. Ảnh: Người quan sát, Trung Quốc,
Ngày 11/8/2016, máy bay ném bom chiến lược B-52H, máy bay ném bom chiến lược siêu âm B-1B và máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2A đã tập kết ở căn cứ Guam. Ảnh: Người quan sát, Trung Quốc.

Tờ Chosun Ilbo Hàn Quốc cho rằng hành động này của Mỹ cũng nhằm gây sức ép với Trung Quốc. Trung Quốc đang xây dựng (bất hợp pháp) nhà chứa máy bay ở các đá ngầm (đá Chữ Thập, đá Xu Bi và đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam) trên Biển Đông, những nhà chứa này có thể triển khai máy bay ném bom H-6. Mỹ ứng phó bằng cách triển khai vũ khí tiên tiến hơn.

Tờ United Press International (UPI) Mỹ ngày 9/8 cho rằng sau khi Hàn Quốc cho phép quyết định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở nước này vào tháng 7/2016, vài tháng gần đây Triều Tiên đã gia tăng mức độ "khiêu khích". Quyết định triển khai THAAD cũng làm cho quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc xấu đi.

Đối với các động thái mới nhất của Mỹ, hãng tin KCNA Triều Tiên ngày 10/8 phê phán cho rằng Mỹ tiếp tục điều động trang bị giết người “tiến hành chiến tranh hạt nhân” đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ngày càng công khai ý đồ tiến hành tấn công hạt nhân đánh đòn phủ đầu đối với Triều Tiên.

Ngày 11/8/2016, máy bay ném bom chiến lược B-52H, máy bay ném bom chiến lược siêu âm B-1B và máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2A đã tập kết ở căn cứ Guam. Ảnh: Người quan sát, Trung Quốc,
Ngày 11/8/2016, máy bay ném bom chiến lược B-52H, máy bay ném bom chiến lược siêu âm B-1B và máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2A đã tập kết ở căn cứ Guam. Ảnh: Người quan sát, Trung Quốc.

Theo hãng tin này, Mỹ đã khảo sát tiến hành tấn công hạt nhân đánh đòn phủ đầu bằng máy bay ném bom chiến lược hạt nhân trong giai đoạn chiến đấu thực tế, có kế hoạch tạo ra cơ hội tập kích hạt nhân trong quá trình huấn luyện liên hợp Ulchi-Freedom Guardian.

Nhưng, hãng tin KCNA nhấn mạnh: “Tấn công hạt nhân đánh đòn phủ đầu không phải là độc quyền của Mỹ. Lực lượng quân sự nêu trên của Mỹ chỉ có thể tiếp tục tăng cường ý chí báo thù kiên định không thương tiếc của Quân đội Triều Tiên”.

Cùng với việc tiếp tục gia tăng triển khai quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Cục trưởng Cục phòng thủ tên lửa Mỹ, James Syring ngày 11/8 đến thăm Hàn Quốc. Ông cùng với quan chức cấp cao Quân đội Hàn Quốc thảo luận về vấn đề triển khai THAAD, đánh giá trình độ vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, trao đổi ý kiến về phương án hợp tác phòng ngự tên lửa Hàn-Mỹ.

Sau hội đàm, James Syring trả lời phỏng vấn của phóng viên Hàn Quốc cho biết năm 2017 Mỹ sẽ kiểm tra khả năng đánh chặn của THAAD đối với tên lửa đạn đạo tầm trung như Musudan của Triều Tiên.

Máy bay ném bom chiến lược siêu âm cánh cụp cánh xòe B-1B có thể đột phá phòng không siêu thấp. Ảnh: Người quan sát, Trung Quốc.
Máy bay ném bom chiến lược siêu âm cánh cụp cánh xòe B-1B có thể đột phá phòng không siêu thấp. Ảnh: Người quan sát, Trung Quốc.

Đối với phỏng đoán của dư luận về khả năng THAAD triển khai ở Hàn Quốc cuối cùng sẽ đưa vào hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ, ngày 11/8 James Syring đã hoàn toàn phủ nhận.

Ông cho biết THAAD thuộc vấn đề ở cấp độ đồng minh Hàn-Mỹ, sẽ không trở thành một phần của mạng lưới phòng thủ tên lửa rộng lớn hơn, đồng thời phủ nhận khả năng Hàn Quốc sẽ chia sẻ thông tin hệ thống THAAD với Nhật Bản.

Ngày 11/8, James Syring cũng tích cực nhấn mạnh triển khai THAAD không phải là nhằm vào Trung Quốc. Ông cho biết hệ thống này "chưa từng, cũng sẽ mãi mãi không" sử dụng nhằm vào Trung Quốc. "Chúng tôi hoàn toàn không coi Trung Quốc là mối đe dọa để phòng thủ".

Ông James Syring tái khẳng định, radar THAAD triển khai ở Hàn Quốc thuộc radar điều khiển hỏa lực dò tìm tên lửa bay ở giai đoạn cuối, chứ không phải radar tuyến đầu dùng để cảnh báo sớm việc bắn tên lửa, đã phủ nhận quan điểm radar THAAD dùng để dò tìm căn cứ tên lửa của Trung Quốc.

Máy bay ném bom chiến lược B-52H Strato Fortress. Ảnh: Người quan sát, Trung Quốc.
Máy bay ném bom chiến lược B-52H Strato Fortress. Ảnh: Người quan sát, Trung Quốc.

James Syring cho biết radar THAAD mô hình giai đoạn cuối triển khai ở Hàn Quốc chỉ coi Triều Tiên là "mối đe dọa" trong khu vực này.

Mặt khác, Trung Quốc và Nga đang hợp tác xây dựng kế hoạch, tìm cách ngăn chặn tình hình bán đảo Triều Tiên leo thang. Đại sứ Nga tại Trung Quốc Andrei Denisov ngày 11/8 nói với tờ Izvestia rằng tình hình căng thẳng bán đảo hiện nay đã leo thang đến mức nghiêm trọng, THAAD vượt phạm trù nhu cầu quân sự.

Nga và Trung Quốc đề nghị Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đánh giá tiềm lực quân sự thực tế của Triều Tiên.

Andrei Denisov nói: "Chúng tôi trước hết lo ngại tình hình căng thẳng bán đảo từng bước leo thang. Lập trường của hai nước Nga và Trung Quốc trong vấn đề này là thống nhất".

Andrei Denisov còn cho biết hiện nay đối với Nga và Trung Quốc, điều quan trọng là kiểm soát tình hình trong phạm vi có thể kiểm soát.

Andrei Denisov nói: "Chúng tôi đề nghị Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, nếu như không thể chấm dứt diễn tập quân sự hàng năm, như vậy ít nhất hạn chế quy mô của nó; đề nghị Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đánh giá tiềm lực quân sự thực tế của Triều Tiên.

Bởi vì, tất cả hoạt động bắn tên lửa của Triều Tiên phần lớn là để khoe khoang, bên ngoài phải đánh giá mức độ đe dọa thực tế". Nhưng đề nghị này hiện còn chưa nhận được sự ủng hộ.