Mỹ “ra đòn” hạ nhiệt tham vọng bành trướng Biển Đông

Một sự thật rất rõ ràng: Xung đột Biển Đông là cuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn của các bên liên quan và cần có một chiến lược toàn diện, có tầm nhìn nhiều năm. Đó là tư tưởng của bài viết của chuyên gia Robert A. Newson.
Mỹ “ra đòn” hạ nhiệt tham vọng bành trướng Biển Đông

Những hành động và tuyên bố gần đây của Trung Quốc thực sự đã cuốn được sự chú ý của cộng đồng xã hội ở Washington. Hơn bao giờ hết, quân đội Trung Quốc đã tuyên bố rõ ý định phát triển năng lực hải quân nhằm thực hiện ý đồ Bắc Kinh là cưỡng chiếm chủ quyền ở Biển Đông, thực hiện kế hoạch đưa sức mạnh quân sự hải dương vượt xa vùng ngoại vi hiện nay của họ.

Trên Biển Đông, trong hai năm qua, Trung Quốc đã nỗ lực mở rộng các đảo nhân tạo tại rạn Đá Chữ Thập (Firey Cross Reef) và rạn Đá Vành Khăn (Mischief Reef) thành các đảo nổi với diện tích lên đến 2.000 mẫu Anh - tương đương với gần 1.500 sân bóng đá.

"Lãnh thổ phi pháp" khổng lồ này và những công trình quân sự xây dựng trên đó có vị trí vô cùng quan trọng đối với Trung Quốc trong định hướng chiến lược hành động của PLA đồng thời đưa tín hiệu rõ ràng cho Nhà Trắng và đối tác, đồng minh Mỹ trong khu vực:Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh toàn cầu, quyết liệt theo đuổi mục tiêu đặt ra và đe dọa đánh sập hòa bình, ổn định khu vực.

Trung Quốc ồ ạt xây dựng các đảo nhân tạo hòng độc chiếm Biển Đông
Trung Quốc ồ ạt xây dựng các đảo nhân tạo hòng độc chiếm Biển Đông

Với những thông tin từ Việt Nam về các dự án bồi đắp đảo nhân tạo và vẽ lại biên giới chủ quyền trong khu vực, các quan chức Bắc Kinh hoàn toàn tin tưởng rằng họ đã vượt mặt đối thủ để thực hiện được ý đồ này. Chiến lược quân sự mới của Trung Quốc gia tăng trọng lượng cho tuyên bố của mình, bộc lộ khả năng sẵn sàng sử dụng sức mạnh hải quân mới phát triển như một công cụ “cơ bắp” khẳng định “chủ quyền lãnh thổ” ở Biển Đông và vươn ra ngoài khu vực.

Mỗi bước trong âm mưu mở rộng “chủ quyền phi pháp” vùng lãnh thổ rộng lớn trên biển hơn của Bắc Kinh đều được cá thể hóa rất nhỏ để tránh kích động một phản ứng mạnh mẽ từ phía Mỹ hoặc sự đáp trả bằng phản ứng quân sự trong khu vực.

Đây thực sự là chiến lược tiệm tiến phi đối xứng (tiến từng bước nhỏ), xuất phát từ quan điểm giá trị là kết quả đạt được.Trung Quốc chú trọng cả hai mục tiêu đặt ra: mục tiêu cụ thể bồi đắp đảo chìm là biến nó thành lãnh thổ Trung Quốc và mục tiêu hữu hình trước mắt là thiết lập chủ quyền trong vùng nước “đường chín đoạn”. Các nhà quan sát Washington có vẻ ít quan tâm về mỗi liên kết cá thể nhỏ trong một chuỗi các vùng “lãnh thổ mini” mới xuất hiện và đặt trọng tâm nặng về những tác động chiến lược trên một vùng rộng lớn các tiền đồn quân sự Trung Quốc ở Biển Đông.

Những thách thức kéo dài đang đe dọa sự ổn định trong khu vực và liên minh của Mỹ ở châu Á. Các chính trị gia và nhà quan sát cũng lo ngại vấn đề những đảo nhân tạo bị xâm chiếm bởi Trung quốc sẽ đe dọa trực tiếp nguyên tắc tự do hoạt động trên vùng biển và bầu trời. Có lẽ chính vì sự bất đối xứng lợi ích, Mỹ đã không làm gì nhiều lắm cho đến nay, ngoài những nỗ lực giám sát việc PLA tiến hành bồi đắp các rạn san hô mà họ dùng vũ lực xâm lược.

Hiện Trung Quốc tiếp tục tạo ra một vùng đệm “chủ quyền” dọc theo các chuỗi đảo nhân tạo nhằm liên kết khống chế, kiểm soát một khu vực rộng lớn để thực tế hóa những mục tiêu đặt ra. Những phát triển mới nhất trên các đảo nhân tạo đòi hỏi một sự kiểm soát chặt chẽ bởi các nhà hoạch định chính sách Mỹ và các phản ứng cẩn trọng, chắc chắn từ chính quyền Obama.

Ngoài việc gia tăng sự hiện diện quân sự, tập trung vào những khu vực nhạy cảm đi kèm với chính sách tái cân bằng lực lượng châu Á, Mỹ hiện đang thiếu một chiến lược hành động lâu dài đáp trả hành động lấn chiếm lãnh thổ không ngừng nghỉ của Trung Quốc. Washington trở nên quá quan tâm đến phản ứng quân sự mà thiếu đi sự cần thiết xây dựng một chính sách phản ứng khác, bổ sung vào bộ công cụ chiến lược an ninh khu vực của Mỹ.

Một phản ứng quân sự quá mạnh mẽ có thể dẫn hậu quả là tính toán sai lầm và xung đột quân sự, gây nguy hiểm đe dọa sự ổn định cần thiết vì lợi ích của Mỹvà đồng minh, điều mà Washington đang tìm kiếm các giải pháp bảo vệ.Trong khi duy trì sự hiện diện sức mạnh quân sự làm cơ sở căn bản để ngăn chặn và phòng ngừa xung đột của bất cứ chiến lược nào, những thành tố khác của phương pháp phối kết hợp cần phải được xem xét áp dụng.

Đòn đánh kinh tế

Giải pháp khả thi nhằm ngăn chặn Trung Quốc cần phải tiến hành là chuyển hướng hành động sang lĩnh vực kinh tế.Trong khi hoạch định chính sách đối ngoại liên quan đến các đảo nhân tạo, Washington phải thận trọng, không đánh giá thấp các công cụ đòn bẩy kinh tế trong quan hệ Mỹ-Trung. Bắc Kinh rất thành thạo thủ pháp nắm giữ kinh tế với hiện diện quân sự khi theo đuổi các mục tiêu chính trị đối ngoại.

Năm 2012, Philippines hạn chế xuất khẩu chuối sang Trung Quốc để trả đũa cho bùng nổ đối đầu căng thẳng trên vùng biển tranh chấp gần bãi cạn Scarborough.Bắc Kinh đã mở rộng lệnh trừng phạt của Malina gồm cả các loại trái cây nhiệt đới khác, giáng một đòn nặng vào nông dân Philippines mà thu nhập của họ phụ thuộc vào xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc, ngay sau khi một thỏa thuận song phương đạt được đồng thời với việc rút chiến hạm Trung Quốc khỏi vùng nước bãi cạn. Như vậy là lệnh cấm vận trái cây đã bị Bắc Kinh giáng thêm thiệt hại cho chính Manila.

Đối với Hoa Kỳ, khả năng sử dụng đòn bẩy kinh tế như một công cụ chính sách đối với Trung Quốc cần ít tập trung vào hàng hóa cụ thể và tăng cường nhiều hơn vào các dòng tiền thương mại song phương. Các công ty Mỹ đầu tư hơn 70 tỷ USD ở Trung Quốc, nhiều công ty lựa chọn Trung Quốc là trung tâm châu Á của mình .Trung Quốc nhập khẩu 124 tỷ USD hàng hoá và dịch vụ từ nước Mỹ, trong khi nước Mỹ nhập khẩu 466 tỷ USD giá trị của hàng hóa Trung Quốc mỗi năm. Không nghi ngờ chính dòng chảy thương mại Mỹ-Trung Quốc hình thành nền tảng sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Với Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định đầu tư song phương Mỹ - Trung (BIT) đang lần lượt hoàn thiện để ký kết, mức độ thương mại hiện nay sẽ tiếp tục tăng, cần một giải pháp nhanh chóng làm tốc độ phát triển nền kinh tế Trung Quốc suy giảm.

Trung Quốc đang chứng kiến sự tháo chạy của đầu tư nước ngoài. Chỉ trong vòng vài tuần tháng 7/2015, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã
Trung Quốc đang chứng kiến sự tháo chạy của đầu tư nước ngoài. Chỉ trong vòng vài tuần tháng 7/2015, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã "bay hơi" hơn 3.000 tỷ USD

Động lực phát triển kinh tế Trung Quốc cần trở thành tâm điểm cho chiến lược Mỹ.Trong khi TPP và BIT có khuôn khổ ảnh hưởng rộng hơn so với quan hệ thương mại Mỹ-Trung, gia tăng hội nhập kinh tế với Trung Quốc có thể không có được các công cụ mạnh nhất để dẹp yên những thách thức địa chính trị trên Biển Đông và các khu vực khác.Thay vào đó, các chính trị gia Washington nên định hướng về cộng đồng doanh nghiệp tư nhân để tìm những giải pháp thay thế nhằm cắt giảm dòng tiền thương mại Mỹđang đổ vào động cơ bành trướng của Trung Quốc.

Với chi phí lao động và nguồn lực ngày càng tăngở Trung Quốc, các doanh nghiệp phải đối mặt với quyết định sống còn: ở lại hay ra đi? Hiện tại, các nước thuộc tiểu vùng sông Mêkông và Indonesia cung cấp thị trường sức lao động thay thế rẻ hơn cho các doanh nghiệp Mỹ.TPP và BIT cho phép các quốc gia châu Á và Mỹ Latinh cạnh tranh với Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ. Những tiến bộ trong công nghệ sản xuất 3D cũng có thể đóng góp vào tiến trình làm suy giảm thương mại với Trung Quốc và sự trở lại của nền sản xuất Mỹ.

Thương mại Trung Quốc đóng vai trò trọng tâm chiến lược về lực hấp dẫn lôi cuốn các nhà đầu tư nước ngoài và xuất nhập khẩu.Dòng chảy thương mại, trong một khái niệm khái quát về chiến lược toàn diện, có thể làm suy yếu ý đồ thống trị khu vực của Trung Quốc trong thời gian rất dài. Nếu thương mại không phải là một phần cấu thành chiến lược răn đe và ngăn chặn của Mỹ và đồng minh, hoạt động kinh doanh với Trung Quốc vẫn tiếp tục hỗ trợ các hoạt động bành trường.

Bắc Kinh thực tế đã có chiến lược hoạt động rất hiệu quả trong việc sử dụng các công cụ răn đe sức mạnh quân sự với các hoạt động ve vuốt kinh tế theo chính sách chiếc gậy và củ cà rốt; Washington, ngược lại, có sự “tái cân bằng lực lượng”.Thực hiện một chiến lược hoàn hảo đối phó Trung Quốc, trong các thành tố cấu thành nội dung chiến lược cần có cả hai thành phần quân sự và kinh tế, đây chính là cách tiếp cận toàn diện của chính phủ.

Để chiến lược hoạt động hiệu quả đối với Trung Quốc, chính sách toàn diện đòi hỏi sự liên kết phối hợp giữa chính sách đối ngoại của Nhà nước, chính sách Ngân khố Mỹ và những hành động mạnh mẽ của Lầu Năm Góc, đồng thời với quản lý định hướng đầu tư hấp dẫn từ khu vực doanh nghiệp tư nhân nhằm phát triển Chiến lược phản ứng lâu dài với những thách thức ngày càng gia tăng trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Có thể bắt đầu từ một Chiến lược thương mại Thái Bình Dương của nước Mỹ.

Khi chuyển hướng dòng chảy thương mại Mỹ và toàn cầu để có thể làm suy giảm động lực bành trướng của Trung Quốc, chúng ta phải cảnh báo Trung Quốc trong “mở rộng” lãnh thổ. Cuộc đấu tranh với những hành động bành trướng của Trung Quốc không nhất thiết phải dẫn đến xung đột vũ trang quân sự. Sự hiện diện sức mạnh và chiến lược quân sự thận trọng nhằm ngăn chặn và răn đe Trung Quốc từ bỏ những hành động bạo lực cực đoan rất cần thiết,nhưng ngoài các phương pháp đấu tranh kinh tế và quân sự, Mỹ và Trung Quốc đang trong cuộc đấu tranh để hiểu rõ nhau hơn, cuộc đấu tranh phải diễn ra trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự và xã hội.

Cuộc đấu tranh này không được coi là công cụ buộc Trung Quốc phải thay đổi định hướng chính trị đối ngoại của mình; các mặt trận toàn diện không đặt ra điều kiện với những hành động của Trung Quốc.Có thể coi đó là đường lối hoạt động quan trọng trong chiến lược rộng lớn nhằm ngăn chặn bằng sức mạnh tổng hợp, làm suy giảm nhịp độ phát triển của Trung Quốc -động lực của bành trướng - bằng phương pháp điều chỉnh hệ thống thương mại toàn cầu và chiến lược thương mại tổng hợp, giảm nguy cơ hiểu lầm và tính toán sai lầm thông qua các cam kết quốc tế.

Những xung đột trên Biển Đông, biển Hoa Đông và các khu vực khác ở châu Á – Thái Bình Dương một phần rất lớn phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, sự suy giảm tăng trưởng đe dọa chính sự ổn định của nội bộ đất nước này. Một chiến lược điều chỉnh thương mại toàn cầu và tổng hợp là một phương án tối ưu kết hợp với chiến lược quân sự nhằm hạ nhiệt tham vọng bành trướng của Bắc Kinh.

Trình Thái Bằng, theo QPAN