Mỹ nhất trí thường xuyên triển khai "tài sản hạt nhân chiến lược" ở bán đảo Triều Tiên

VietTimes -- Các tài sản chiến lược của Mỹ như máy bay ném bom hạt nhân, tàu chiến mặt nước, tàu ngầm... sẽ được triển khai thường xuyên, có chu kỳ ở bán đảo Triều Tiên để răn đe Triều Tiên.
Bên trong khoang lái máy bay ném bom B1B Lancer.
Bên trong khoang lái máy bay ném bom B1B Lancer.

Tờ Chosun Ilbo Hàn Quốc cùng ngày cho hay các tài sản chiến lược của Mỹ như máy bay ném bom chiến lược, tàu ngầm hạt nhân tấn công thực sự được xác định triển khai ở bán đảo Triều Tiên và vùng biển, vùng trời xung quanh.

Mỹ răn đe bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật

Dự đoán, phần lớn tài sản chiến lược của Mỹ đã được lắp vũ khí hạt nhân, vì vậy sẽ tạo ra hiệu quả triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở bán đảo Triều Tiên và khu vực xung quanh.

Sau 5 ngày, vào ngày 20/10, Triều Tiên tiếp tục bắn tên lửa Musudan (đưa Guam vào tầm bắn 3.500 km), được cho là để phản đối trước việc Hàn Quốc và Mỹ liên tục gây sức ép quân sự.

Ngày 20/10 theo giờ địa phương, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter đã tổ chức Hội nghị bảo đảm an ninh thường niên Hàn-Mỹ lần thứ 48 (SCM) ở Washington, đã tập trung thảo luận các loại phương án thực hiện Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) và đã đạt được đồng thuận.

Điều muốn chỉ ra là, Mỹ thông qua các biện pháp như ô bảo vệ hạt nhân, hệ thống phòng thủ tên lửa và vũ khí kiểu truyền thống, cung cấp khả năng ngăn chặn hạt nhân tương đương như ở lãnh thổ Mỹ cho các nước đồng minh.

Máy bay ném bom chiến lược B-1 Lancer cánh cụp cánh xòe Mỹ (ảnh tư liệu)
Máy bay ném bom chiến lược B-1 Lancer cánh cụp cánh xòe Mỹ (ảnh tư liệu)

Hai nước cùng ngày tuyên bố triển khai "các tài sản chiến lược" một cách thường xuyên, theo chu kỳ. "Triển khai thường xuyên, có chu kỳ" chính là đem những tài sản chiến lược cụ thể luân phiên triển khai theo một chu kỳ nhất định.

Đối với chủng loại tài sản chiến lược triển khai có chu kỳ ở bán đảo Triều Tiên đang được Hàn Quốc và Mỹ thảo luận, có nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết: "Có khả năng là máy bay ném bom chiến lược, cũng có thể là tàu chiến mặt nước hoặc tàu ngầm. Đang thảo luận nhiều tài sản chiến lược".

Hai bên quyết định thành lập Tổ chức hiệp thương quản lý khủng hoảng (KCM). Tổ chức này sẽ nằm trong khuôn khổ của Tổ chức hiệp thương quốc phòng Hàn-Mỹ (KIDD), hỗ trợ cho lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Quân đội hai nước đưa ra các quyết sách.

Tại cuộc họp báo sau Hội nghị 2+2 Mỹ-Hàn, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết: "Vào tháng tới, bất kể ai trở thành Tân Tổng thống, đều nên đặt trung tâm chú ý vào một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất của chúng ta - các thách thức và vấn đề đặc biệt này (mối đe dọa hạt nhân, tên lửa Triều Tiên). Tôi cũng tin rằng người trúng cử sẽ làm như vậy".

Hàn Quốc kiên trì phi hạt nhân hóa, Mỹ tăng cường bảo vệ Hàn Quốc

Tờ Dong-a Ilbo, Hàn Quốc ngày 21/10 cho hay tại Hội nghị 2+2 giữa Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Hàn Quốc và Mỹ ngày 20/10, Hàn Quốc tiếp tục xác nhận lập trường tuyệt đối không lấy vũ trang hạt nhân đơn phương để ứng phó với mối đe dọa hạt nhân Triều Tiên.

Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 trên bầu trời Hàn Quốc ngày 28/3/2013 (ảnh tư liệu)
Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 trên bầu trời Hàn Quốc ngày 28/3/2013 (ảnh tư liệu)

Sau vụ thử hạt nhân lần thứ năm của Triều Tiên, mối đe dọa tấn công hạt nhân của Triều Tiên đối với Hàn Quốc càng trở nên hiện thực, các chủ trương muốn Hàn Quốc sở hữu vũ khí hạt nhân đang lan rộng trong chính giới, vì vậy Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục khẳng định phương châm không sở hữu vũ khí hạt nhân với cộng đồng quốc tế.

Sau khi kết thúc hội đàm, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Yun Byung Se có cuộc gặp báo chí với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Ông đã tiếp tục nhấn mạnh lập trường Hàn Quốc kiên trì tuân thủ phi hạt nhân hóa.

Yun Byung Se đã có sự chuẩn bị tốt, đã giải thích rõ ràng chủ trương "không thể sở hữu vũ khí hạt nhân".

Ông trước tiên nhấn mạnh "Hàn Quốc là một trong những nước mẫu mực nhất của Hiệp ước chống phổ biến vũ khí nhận (NPT)", đồng thời cho biết "Chính như Tổng thống Park Geun-hye cũng đã vài lần nhấn mạnh, Hàn Quốc thực hiện chính sách phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên".

Ông Yun Byung Se cho rằng Hàn Quốc đang đối mặt với "mối đe dọa vũ khí hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên nguy hiểm hơn bất cứ lúc nào trong lịch sử", yêu cầu cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực hơn trong việc tăng cường gây sức ép với Triều Tiên.

Tại hội nghị lần này, đã thiết lập thêm "cơ chế tham vấn chiến lược răn đe mở rộng ngoại giao, quốc phòng" của nhóm chương trình hạt nhân tương tự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cùng với triển khai luân phiên, có chu kỳ vũ khí chiến lược Mỹ.

Theo đó, Mỹ đã thực hiện các biện pháp tăng cường mở rộng hiệu quả răn đe nhằm vào Triều Tiên một cách thực chất.

Tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan, Hải quân Mỹ trên Biển Đông (ảnh tư liệu)
Tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan, Hải quân Mỹ trên Biển Đông (ảnh tư liệu)

Ngoài ra, sau khi kết thúc Hội nghị 2+2, quan chức cao cấp Chính phủ Hàn Quốc không lâu sau đã gặp gỡ báo chí nói về các biện pháp quân sự được nội bộ Mỹ bàn tới gần đây như phát động tấn công đánh đòn phủ đầu đối với Triều Tiên.

Quan chức này cho biết: "Cựu quan chức và các chuyên gia nghiên cứu Mỹ đều đưa ra thông điệp 'không loại trừ tất cả các phương án lựa chọn, chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ'".

Ông nhấn mạnh: "Gây sức ép với Triều Tiên phải thông qua cả gây sức ép ngoại giao và ngăn chặn quân sự thì mới có thể phát huy tác dụng".