Mỹ đối diện rủi ro như thế nào nếu xảy ra chiến tranh với Nga?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Trong bối cảnh tình hình tại châu Âu ngày càng trở nên căng thẳng, giới chuyên gia Mỹ đang cố phân tích kết cục của một cuộc chiến tranh giả định giữa Nga và NATO.
Tiêm kích F-16 của không quân Mỹ trên bầu trời I-rắc
Tiêm kích F-16 của không quân Mỹ trên bầu trời I-rắc

Trong bối cảnh tình hình tại châu Âu ngày càng trở nên căng thẳng, giới chuyên gia Mỹ đang cố phân tích kết cục của một cuộc chiến tranh giả định giữa Nga và NATO.

Hội đồng Đại Tây Dương là một tổ chức đã hơn nửa thế kỷ nay làm công tác tư vấn cho Nhà Trắng và Lầu Năm Góc. Theo quan điểm của tổ chức này thì: Moscow có những ưu thế rất quan trọng.

Tác giả của nhận định trên là một cựu trung tá, phi công của Lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ, Scott Cooper, người đã từng điều khiển máy bay tác chiến điện tử EA-6 Prowler. Khi thuần túy là một chuyên gia dân sự, một sĩ quan quân đội đã về hưu đi bình luận về chính sách đối ngoại của Washington, chứ không phải là một nghị sĩ hay một thượng nghị sĩ, đây quả thực là một trường hợp hy hữu.

Trong bản báo cáo của mình, Scott Cooper không hề thể hiện tư tưởng bài Nga, mà chỉ là những phân tích lạnh lùng về tình hình thế giới và đánh giá tiềm lực quân sự của các bên.

Những trở ngại chính

Ông Scott Cooper nhận định: “Tác chiến trực diện với lực lượng lục quân của Nga là một hành động vô nghĩa. Cơ hội duy nhất để giành được chiến thắng là phải chiếm được ưu thế trên không. Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, quân đội Mỹ đã để mất hơn 3.300 máy bay, phần lớn bị tiêu diệt bởi pháo phòng không và tổ hợp S-75 do Liên Xô cung cấp”.

Ông nói thêm: “Lầu Năm Góc đã tốn rất nhiều công sức để sửa chữa lỗi lầm, cải thiện công tác đảm bảo hậu cần – vật chất cho bộ đội. Trong chiến dịch “Bão táp sa mạc" năm 1991 quân đội Mỹ đã thể hiện dáng vẻ hoàn toàn khác. Trong thời gian 40 ngày đêm của chiến dịch, quân đội Mỹ chỉ mất 23 máy bay. Kể từ đó, lực lượng không quân của Mỹ và NATO được cho là đội quân hùng mạnh nhất thế giới. Không quân sẽ là công cụ chiến tranh chủ lực của chúng ta”.

Thế nhưng, vị trung tá phi công Mỹ phải thú nhận một điều không hề mong muốn, đó là: công cụ chiến tranh chủ lực của Mỹ và NATO chỉ có thể giành được chiến thắng ở các nước thuộc thế giới thứ 3 và đối với lực lượng khủng bố thôi. Nếu xảy ra xung đột với một cường quốc, việc sử dụng không quân để tác chiến, hiệu quả có thể sẽ không đạt được như vậy.

Ông nói: “Hệ thống phòng không S-300, S-400 hoàn toàn có khả năng bắn hạ vũ khí của NATO. Ngoài ra, Nga cũng bán được rất nhiều các hệ thống đó cho thế giới. Theo số liệu mà trung tá phi công Scott Cooper có được thì: NATO bố trí ở châu Âu 1.800 máy bay, hơn nửa số đó là F-16 và máy bay tấn công đa năng Europhighter Typhoon – đây là mục tiêu quá đơn giản đối với hệ thống phòng không tầm xa”.

Ngoài ra, Nga luôn sẵn sàng thiết lập vùng cấm bay đối với những khu vực được bảo vệ chặt chẽ trước các cuộc tấn công từ mặt đất, từ biển và từ trên không. Theo Lầu Năm Góc, những khu vực đó là: tỉnh Kaliningrad, bán đảo Crimea và Biển Đông – nơi mà Trung quốc tự cho là ao nhà mình. Ở những khu vực này, Mỹ và đồng minh chắc chắn sẽ chịu những tổn thất vô cùng to lớn.

Át chủ bài của quân đội Mỹ

Ông Cooper cho rằng, Lầu Năm Góc có trong tay át chủ bài, đó là những máy bay tiêm kích tàng hình: F-22, F-35, máy bay ném bom chiến lược B-2, sắp tới là B-21, máy bay không người lái RQ-170 Sentinel. Với lực lượng máy bay tàng hình này, hệ thống phòng không của Nga có thể bị áp chế. Đây sẽ là cơ hội mở đường cho các máy bay chiến đấu khác. Khi đã chiếm được ưu thế trên không, lực lượng mặt đất bắt đầu tổ chức tấn công.

Trên thực tế, số lượng máy bay tàng hình của Mỹ còn quá ít để có thể đánh thắng Lực lượng không quân vũ trụ của Nga. Châu Âu muốn đánh thắng được Nga cần ít nhất là 550 máy bay F-35.

Hiện nay, quân đội của 4 nước đã được trang bị F-35, đó là: Anh, Italy, Hà Lan, Na Uy. Có 3 nước đã đặt hàng, đó là: Bỉ, Đan mạch, Ba Lan. Phần Lan cũng đã ký một hợp đồng với Mỹ, đặt mua 64 chiếc F-35 thay thế cho F-18CD với tổng trị giá lên tới hàng chục tỉ euro, thời gian nhận hàng là từ năm 2025 đến 2030.

Ở châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ đã cung cấp máy bay tàng hình F-35 cho các đồng minh Nhật Bản, Hàn quốc và Australia. Dưới sức ép của Washington, Indonesia đã từ chối Su-35 của Nga.

Nga sở hữu “phép màu” để hóa giải công nghệ tàng hình

Lầu Năm Góc thường rêu rao là máy bay tàng hình của họ có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng không. Thế nhưng, khi cả ba tổ hợp S-300, S-400, S-500 kết hợp với nhau, khái niệm của Lầu Năm Góc chưa chắc đã đúng.

Theo nhận định của giới chuyên gia, công nghệ tàng hình có nhiều điểm hạn chế. Nếu hệ thống phòng không hoạt động ở dải tần X, thì không thể phát hiện được máy bay tàng hình. Nếu hệ thống phòng không hoạt động ở dải sóng cực ngắn – như các hệ thống phòng không của Nga, thì việc máy bay có thể tàng hình được hay không? Câu hỏi này hiện nay vẫn chưa tìm được lời giải.

Hơn nữa là các sư đoàn phòng không của Nga có nhiều hệ thống radar đan xen với nhau. Các hệ thống radar này kiểm soát không phận từ nhiều hướng. Do vậy, để tìm một chỗ ẩn náu đối với F-35 – đây quả thực là một việc không đơn giản.

Mỹ rất không muốn đồng minh trong NATO sở hữu tổ hợp S-400 của Nga. Vì vậy, Thổ Nhĩ Kỳ đã bị loại khỏi chương trình sản xuất F-35 của Washington. Lí do mà Mỹ đưa ra là: tổ hợp S-400 không tương thích với tiêm kích thế hệ thứ 5 của họ. Nguyên nhân sâu xa của vụ việc là: Mỹ rất sợ tổ hợp S-400 phát hiện được tiêm kích tàng hình F-35. Nếu đây là sự thực, thì làm gì còn khách hàng nào quan tâm tới tiêm kích thế hệ mới của Mỹ nữa.

Theo RIA Novosti