Mỹ cứu hộ phi công gặp nạn trên biển thế nào

VietTimes – Trong tất cả các lực lượng Không quân Hải quân (KQHQ)  trên thế giới, Không quân Hải quân Mỹ đứng hàng đầu năng lực và kinh nghiệm cứu hộ phi công, gặp tai nạn nhảy dù trên biển. Đồng thời, lực lượng cứu hộ KQHQ Mỹ có cơ cấu tổ chức và phương tiện thiết bị tốt nhất
SAR Mỹ cứu hộ phi công
SAR Mỹ cứu hộ phi công

Theo các chuyên gia quân sự Lầu Năm Góc, Không quân Hải quân (KQHQ) Mỹ luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao và tiếp tục phát triển lên một cấp độ cao hơn nữa về năng lực tác chiến.

Duy trì và phát triển khả năng sẵn sàng chiến đấu cao không chỉ phụ thuộc vào việc các đơn vị trong lực lượng được biên chế các loại vũ khí trang thiết bị hiện đại nhất và lực lượng sĩ quan, phi công và quân nhân các ngành nghề được huấn luyện đào tạo với chất lượng cao nhất. Hơn thế nữa, khả năng sẵn sàng chiến đấu cao và năng lực tác chiến phụ thuộc rất lớn vào công tác tìm kiếm, cứu hộ các phi hành đoàn của các máy bay chiến đấu và trực thăng bị bắn hạ hoặc gặp tai nạn đường không.

KQHQ Mỹ là lực lượng có cả một kho tàng kinh nghiệm khổng lồ trong công tác tìm kiếm cứu nạn các phi hành đoàn, phi công chiến đấu gặp rủi ro phải nhảy dù hoặc rơi xuống biển. Kho tàng kinh nghiệm đó được tích lũy từ rất nhiều năm tham gia các cuộc chiến tranh, bắt đầu từ chiến tranh thế giới thứ 2, khi chiến trường trọng tâm là Thái Bình Dương trong cuộc chiến với Nhật Bản.

Phân vùng tìm kiếm cứu hộ của lực lượng SAR Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Kinh nghiệm tìm kiếm cứu hộ của Không quân và  KQHQ Mỹ phát triển lên đến đỉnh cao nhất trong giai đoạn chiến tranh ở Việt Nam, khi không quân Mỹ phải đối đầu với lực lượng phòng không mạnh nhất thế giới thời điểm này. Trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam tính từ năm 1964 đến năm 1973. Lực lượng tìm kiếm và cứu hộ Mỹ đã thực hiện:

Số lần cứu hộ thực tế  là 778 lần, trong các hoạt động cứu hộ máy bay và phi hành đoàn bị tổn thương trong các chiến dịch không kích, lực lượng cứu hộ Mỹ không cứu được máy bay là 109, số phi công thiệt mạng là 76; tỷ lệ tổn thất máy bay là 1/7.1, có nghĩa là cứ 7.1 máy bay gặp tai nạn thì chỉ có 1 chiếc bị rơi tại chỗ; tỷ lệ cứu hộ phi công là cứ 10.2 người thì mất một phi công.

Bản báo cáo tìm kiếm cứu hộ của Không quân và KQHQ Mỹ từ năm 1964 đến năm 1973

Các phi công Mỹ, khi nhận nhiệm vụ không kích miền Bắc được hướng dẫn: trong tình huống máy bay bị bắn trúng và gây tổn thất, phi công phải nỗ lực bằng mọi cách lết ra Vịnh Bắc Bộ. Các phi công trên máy bay hỏng hóc chỉ được phép nhảy dù trên vịnh Bắc Bộ, càng xa càng tốt so với bờ biển Việt Nam.

Khi nhảy dù trên vịnh Bắc Bô, dù chạm mặt nước sẽ kích hoạt bơm căng đầy xuồng cao su cứu hộ, cho phép phi công có thể lênh đênh dài hơi trên biển. Đài thông tin cá nhân được sử dung để kết nối liên lạc và hướng dẫn đường bay của lực lượng cứu hộ mặt biển.

Trực thăng Mỹ cứu hộ phi công Mỹ trên biển Vịnh Bắc Bộ

Nhiệm vụ cứu hộ các phi hành đoàn gặp tai nạn trên biển được giao cho phi đội cứu hộ đặc biệt số 110 thuộc không đoàn 7 yểm trợ hỏa lực đường không của Hạm đội 7 Mỹ. Các máy bay trực thăng cứu hộ СН-5З của phi đội, có thể đậu được trên các hộ tống hạm, khu trục hạm, tàu đổ bộ trực thăng "Denver" và các chiến hạm nổi khác có sàn đỗ trực thăng, cơ động trong Vịnh Bắc Bộ, thường xuyên liên tục quan sát, theo dõi vùng nước gần bờ biển Việt Nam và vào sâu trong đất liền khoảng từ 9-10 km. Tuần thám đường không được tiến hành trên những khi vực mà các máy bay chiến đấu thâm nhập vào không phận của Việt Nam và bay ra sau khi không kích. Trên mỗi chiến hạm luôn có một máy bay trực thăng có thể cất canh trong vòng 5 phút.

Các chiến hạm, thực hiện nhiệm vụ kiểm soát không phận bầu trời ven biển Việt Nam, đồng thời kiểm soát tình hình mặt nước Vịnh Bắc Bộ và một phần lãnh thổ của miền Bắc Việt Nam trên chiều sâu đến 7-8 km.

Sơ đồ cứu hộ phi công Mỹ ở Việt Nam
Sơ đồ cứu hộ phi công Mỹ ở Việt Nam

Những kinh nghiệm tìm kiếm cứu hộ phi công Mỹ trong chiến tranh Việt Nam được đưa vào ứng dụng trong nhiều cuộc chiến tranh khác, dù mức độ ác liệt và tổn thất còn rất xa mới tới được cấp độ Việt Nam.

Sự tổn thất khủng khiếp số lượng phi công chiến đấu trong chiến tranh Việt Nam đã khiến các chuyên gia hàng không có một quan điểm mới trong công tác tìm kiếm và cứu hộ phi công trên biển lớn.

Các chuyên gia khẳng định, hiệu quả nhất là tiến hành các hoạt động tìm kiếm cứu nạn và giữ lại được phi công có kinh nghiệm hơn là đào tạo một phi công khác thay thế có trình độ tương đương.

Phân tích sự tham gia của hàng không hải quân trong các cuộc chiến tranh (trong Thế chiến II, Hàn Quốc và Việt Nam), và nhiều bài tập, các chuyên gia Mỹ nói rằng các dịch vụ tìm kiếm và cứu hộ (MSS) Hải quân Hàng không có nhiều kinh nghiệm để giải cứu phi công và nó thường gặp nhu cầu đặt trên nó.

Phân tích sự tham gia của KQHQ trong các cuộc chiến tranh, các chuyện ra cho rằng lực lượng tìm kiếm cứu hộ SRS của KQHQ Mỹ có một kho tàng kinh nghiệm và đáp ứng được những yêu cầu đặt ra trong các hoạt động của không quân trên biển lớn.

Theo truyền thông quốc tế, lực lượng tìm kiếm cứu hộ trên biển SARS của KQHQ Mỹ có 5 không đoàn: Thái Bình Dương có 3 không đoàn tìm kiếm cứu hộ, Đại Tây Dương có một không đoàn và trên bờ biển Mexico có một không đoàn. Mỗi không đoàn có khoảng 20 máy bay trực thăng các loại như Sea King SH-3,  Sea Knight CH -46, Bell UH-1A Iroquois.

Trực thăng cứu hộ CH-3
Trực thăng cứu hộ CH-3
Trực thăng cứu hộ CH-53
Trực thăng cứu hộ CH-53
Trực thăng đa nhiệm Bell UH-1A Iroquois

Ngoài những máy bay tìm kiếm cứu hộ đặc chủng, công tác tìm kiếm cứu hộ phi công còn được phép yêu cầu các loại trực thăng trên các chiến hạm và các máy bay tuần tiễu chỗng ngầm của Hải quân Mỹ, thủy thủ đoàn đã được huấn luyện kỹ lưỡng công tác tìm kiếm cứu hộ phi công.

Trong các không đoàn trực thăng có căn cứ gần bờ biển, các không đoàn tuần tiễu chống ngầm bảo vệ căn cứ, thường trực chiến đấu có hai phi hành đoàn (chính thức và dự bị). Có thể cất cánh thực hiện nhiệm vụ trong vòng 5 phút.

Trên các tàu sân bay luôn luôn có từ 2 đến 3 máy bay trực thăng thường trực, thuộc quyền của chỉ huy trưởng lực lượng tim kiếm cứu hộ. Trong thời gian các máy bay KQHQ thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu trên không, một chiếc trực thăng cứu hộ bay vuông góc với mặt cắt đối xứng của boong thượng, chiếc thứ 2 trực trên sàn đỗ máy bay trực thăng, có thể cất cánh nhanh trong vòng 5 phút, chiếc thứ 3 giữ vị trí dự bị.

Các phi hành đoàn trực thăng SAR có nhiều kinh nghiệm thực tế tìm kiếm cứu hộ các phi công nhảy dù trên biển, các thủy thủ bị rơi ra khỏi bong tàu và hành khách của các tàu biển, gặp tai nạn trên biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương dọc theo bờ biển nước Mỹ cũng như trên các căn cứ quân sự Mỹ ở nước ngoài. Chỉ riêng một không đoàn SAR trong vòng 10 năm đã cứu được 1500 người, một không đoàn trực thăng cứu hộ khác trong 5 năm đã cứu hộ được khoảng hơn 200 người. Thời gian cứu hộ đối với một thủy thủ bị rơi ra khỏi tàu khoảng 10 – 12 phút,  đạt kỷ lục thế giới trong một lần cứu hộ một phi công lên tàu sân bay sau một lần cất cánh không thành công, máy bay rơi xuống biển là - 4,5 phút.

Máy bay tuần biển cứu hộ HC-130P

Trong công tác cứu hộ, các máy bay tuần biển cứu hộ như HC-130P Hercules, P-3 Orion, P-8 Poseidon tiến hành tuần thám trên các vùng biển quốc tế, giải quyết nhiệm vụ cứu hộ các tàu biển gặp tai họa hoặc cứu hộ phi công nhảy dù trên biển bằng cách thả dù các container cứu hộ và thông báo tọa độ cho các máy bay trực thăng cứu hộ thực hiện nhiệm vụ.

Máy bay trực thăng cứu hộ chủ chốt của các không đoàn SAR là CH-53 Sea Knight. Phi hành đoàn gồm có 4 người, trong đó có một người nhái cứu hộ. Ngoài biên chế trang thiết bị tìm kiếm cứu hộ, trên máy bay còn được trang bị các đài thông tin liên lạc cứu hộ khẩn cấp, các thùng container với xuồng cao su cứu hộ và dự trữ lượng khô, nước, thuốc và quần áo ấm. Các thùng containers này sẽ được thả xuống cho những người bị nạn trong tình huống cần thiết. Máy bay được trang bị các thiết bị nâng hạ. Để đưa các nạn nhân lên máy bay, thiết bị nâng hạ quay tời bằng cáp treo thông thường, ghế nhôm với 3 thanh ngang có thể nâng được 3 người cùng một lúc, lưới và cáng nổi dùng để cấp cứu thương binh hoặc người bị thương.

Trong một số trường hợp đặc biệt, máy bay trực thăng cứu hộ có thể hạ cánh trên mặt nước. Hệ thống trang thiết bị điện tử trên trực thăng cho phép máy bay bay thẳng đến đài phát tín hiệu cấp cứu của phi công.

Xem tiếp

TTB