Mỹ cảnh báo chiêu “người lịch sự biển” Trung Quốc ở Biển Đông

Chiến lược "hạm đội tàu cá" của Trung Quốc nhiều lần được sử dụng ở Biển Đông có mục đích quan trọng là ngang nhiên xâm phạm chủ quyền các nước láng giềng, tấn công khiêu khích tàu quân sự nước khác và các lực lượng thực thi pháp luật nhằm hiện thực hóa mưu đồ thống trị biển Đông của Bắc Kinh.
Lực lượng dân quân biển Trung Quốc ở Hải Nam
Lực lượng dân quân biển Trung Quốc ở Hải Nam

Học tập phương pháp sử dụng lực lượng đặc nhiệm “người lịch sự mặc đồ xanh” trong chiến dịch hỗ trợ bầu cử ở Crimea, Trung Quốc cũng có ý đồ sử dụng “người lịch sự trên biển”  với mưu đồ hiện thực hóa những tuyên bố “chủ quyền phi pháp” trên vùng biển gần.

Khi lực lượng quân sự Mỹ tiến hành những hoạt động nhằm ngăn chặn việc Bắc Kinh đẩy lùi những hoạt động khẳng định chủ quyền của các nước láng giềng tại các khu vực như Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), có thể họ sẽ phải đối mặt với nhưng hành động theo dõi giám sát và quấy rối khiêu khích của lực lượng dân quân biển Trung Quốc. Hải quân Mỹ và các nước đồng minh, đối tác cần có kế hoạch đối phó để các đối tượng bị vô hiệu hóa trước khi họ rơi vào thế bất ngờ, bị bao vây và  cản trở bởi những ‘người lịch sự biển” này.  

 Hạm đội tàu cá Trung Quốc

Trung Quốc từ lâu đã tổ chức lực lượng hàng hải dân sự thành lực lượng dân quân biển và mở rộng khi cần thiết.  Những năm gần đây cho thấy có sự đột biến: Bắc Kinh nhấn mạnh tầm quan trọng xây dựng lực lượng dân quân biển và tăng cường khả năng hành động của lực lượng đặc biệt này. Tuy nhiên rất khó xác định ai hay cơ quan quản lý nào đã ra lệnh nhấn mạnh vào việc phát triển lực lượng này.

 

Lực lượng dân binh biển Trung Quốc được trang bị  súng CKC - Ảnh đăng trên Hoàn Cầu thời báo

 

Có thể nhắc đến chuyến thăm lực lượng dân quân biển Tanmen của chủ tịch Tập Cận Bình vào năm 2013, sau đó đã có sự phát triển mạnh mẽ lực lượng dân quân biển, định hướng hoạt động trên vùng nước biển Đông ở các tỉnh như Hải Nam, Quảng Đông, và Quảng Tây. Tuy nhiên, trong công tác huấn luyện dân quân tự vệ địa phương và các tổ chức xã hội, đã có kế hoạch nhấn mạnh vấn đề tập trung huấn luyện lực lượng dân quân biển trước ngày này.

Cơ cấu biên chế tổ chức dân quân biển

Lực lượng dân quân biển Trung Quốc có hai hợp phần chủ yếu: đó là lực lượng “sẵn sàng nhập ngũ” là những nam thanh niên đăng ký nghĩa vụ quân sự tương tự như số lượng người đăng ký phục vụ do cơ quan đăng ký giá nhập quân đội Mỹ (U.S. Selective Service pool), và và lực lượng "chủ chốt" có thể nhanh chóng huy động để đáp ứng huống khác nhau.

Lực lượng chủ chốt có được cơ sở vật chất riêng biệt, là những người lính đã được giải ngũ và đã trải qua huấn luyện. Trong lực lượng dân quân chủ chốt, các đơn vị chiến đấu thường là các đơn vị cấp chiến thuật – có số lượng nhỏ hơn và được huấn luyện đặc biết chuyên sâu hơn mức bình thường của các lực lượng dân quân đất liền.

Trong lực lượng dân quân biển, một bộ phận nhỏ ưu tú của các đơn vị được phát triển trở thành những nhóm người có khả năng được triển khai để thực hiện các nhiệm vụ tương đối phức tạp như theo dõi giám sát, hình thành tuyến đối đầu xung đột hoặc hành động chống lại các đối tượng nước ngoài.

Dân binh biển ở cái gọi là thành phố Tam Sa, Trung Quốc. Dòng chữ trên lá cờ ghi: dân binh biển Tam Sa

  

Các nhóm này được sự yểm trợ của các đơn vị hải quân và cảnh sát biển trong những hoạt động như vậy. Một số thành phố thị trấn có khả năng huy động một lực lượng lớn hơn – nơi có ngành công nghiệp đánh bắt hải sản – có thể đến cấp tiểu đoàn, ở các địa phương có những lực lượng nhỏ hơn. Các nhóm này hình thành các trung đội hoặc tiểu đội tăng cường, được chia thành các tiểu tổ theo từng thuyền đánh cá.

Hệ thống chỉ huy điều hành

Tổ chức quản lý lực lượng dân quân được bắt đầu từ Cục tổ chức động viên của Bộ Tổng tham mưu, có nhiệm vụ quản lý, theo dõi và đưa ra các quy định điều hành công tác dân quân tự vệ trên toàn quốc. Mặc dù dân quân là lực lượng quân sự địa phương, nhưng lực lượng dân quân biển nằm trong biên chế tổ chức lực lượng quân sự địa phương và chịu sự chỉ huy điều hành mọi hoạt động của các cấp quân sự địa phương. Theo các điều khoản trong cuốn “Những quy định hoạt động lực lượng dân quân tự vệ” Trung Quốc, lực lượng dân quân biển chịu sự chỉ huy, điều hành của Cơ quan chỉ huy quân sự cấp tỉnh là cấp cao nhất và các cấp thấp hơn.

Có hàng nghìn cơ quan quân sự - thành phẩn của Bộ tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Trung Quốc (PAFD) được thành lập trên toàn bộ đất nước từ cấp Tỉnh – thành phố, quân huyện, thị trấn, làng mạc và các doanh nghiệp hàng hải khác nhau như công ty đánh cá, nhà máy đóng tàu, v.v. trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tổ chức và huấn luyện lực lượng dân quân biển.

 

Lực lượng nữ dân binh biển Trung Quốc cũng được trang bị súng AK

Cơ quan chỉ huy cấp cơ sở có nhiệm vụ báo cáo cấp quận huyện, từ đó báo cáo được tổng hợp và chuyển tiếp đến cấp tỉnh đội,  cấp quân khu và cấp nhà nước. Công tác xây dựng và phát triển lực lượng dân quân biển nằm trong sự quan tâm trực tiếp của Bộ tư lệnh cấp quân khu, nhưng chỉ trong khuôn khổ của các hoạt động giám sát. Việc chỉ đạo xây dựng lực lượng thuộc quyền của Cục tổ chức động viên PLA.

Ở cấp độ cao hơn của các cơ quan quân sự có thể coi lực lượng dân quân biển là tập hợp con của tổ chức rộng khắp lực lượng dân quân địa phương, đặc biệt tập trung vào mở rộng công tác vận động quần chúng. Ngoài ra, các tiểu đoàn dân quân địa phương và các lực lượng dân quân của các công ty, đơn vị cơ sở chịu sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng cấp cơ sở.

Cần chú ý, chính quyền các cấp ở địa phương lãnh đạo lực lượng dân quân biển thông qua các cơ quan quân sự các cấp địa phương và các tổ chức đảng chính quyền địa phương. Cơ cấu tổ chức quản lý chỉ đạo điều hành được gọi là cơ cấu “song trùng trực thuộc” của cơ quan quân sự địa phương, chịu sự chỉ huy điều hành của cơ quan quân sự và sự chỉ đạo của cơ quan quản lý hành chính nhà nước.

Hình thức quản lý lãnh đạo này rất phổ biến ở Trung Quốc, một bí thư thành phố nhận nhiệm vụ đồng thời là bí thư thứ nhất của bên Đảng ủy quân sự địa phương, có chức năng giám sát các hoạt động tổ chức quản lý lực lượng dân quân biển. Một ví dụ: Bí thư thứ nhất thành phố “Tam Sa” Xiao Jie và chỉ huy trưởng lực lượng quân sự địa phương Cai Xihong cùng đã tham dự buổi lễ thành lập lực lượng dân quân biển Tam Sa tại Hải Nam. "song trùng lãnh đạo" được củng cố vì thực tế chính quyền địa phương cung cấp tài chính cho công tác xây dựng lực lượng dân quân.

Cả hai cơ quan chính quyền lãnh đạo và chỉ huy quân sự đều có liên quan chặt chẽ đến việc xây dựng lực lượng dân quân biển, hệ thống các Ủy ban động viên quốc phòng (NDMC) được thành lập ở mỗi cấp quản lý hành chính và đóng vai trò quan trọng trong việc ràng buộc các đối tượng liên quan vào một cơ quan quyết định nhất định.

Các Ủy ban vận động quốc phòng bao gồm các nhà lãnh đạo, tổ chức, chỉ đạo, phối hợp vận động thực hiện công tác quốc phòng trên toàn quốc, đảm bảo mọi nguồn lực quốc gia có thể được huy động nhanh chóng cho nhu cầu quốc phòng và tình trạng khẩn cấp.

Ủy ban vận động quốc phòng địa phương cũng có thể xây dựng cơ cấu cơ quan chỉ huy quân-dân kết hợp được hỗ trợ bởi mạng lưới truyền thông vận động công tác quốc phòng. Là một thành phần trong lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dân quân biển cần một khoảng thời gian quy định để huy động và tập trung ở các khu vực theo quy định của cấp trên.

Lệnh điều động cục bộ được truyền tới lực lượng dân quân biển có thể từ nhiều nguồn khác nhau. Bất kể từ cơ quan chỉ huy nào, lệnh sẽ được gửi xuống theo các cấp thẩm quyền và chuyển giao tới lực lượng dân quân biển thông qua cơ quan quân sự địa phương quản lý lực lượng tại chỗ.

Cơ quan quân sự cấp huyện được điều hành bởi các sĩ quan quân đội, cơ quan quân sự cấp cơ sở được cán bộ chính quyền dân sự đảm nhiệm. Các cơ quan hành chính và quân đội phối hợp nỗ lực đào tạo và huấn luyện nhắm mục đích " xây dựng đội ngũ cán bộ dân quân tự vệ" có trình độ quân sự chỉ huy đơn vị (đại đội, trung đội, tiểu đội, tổ đội ) và "cán bộ tuyên truyền" .

Đội ngũ các cán bộ quân sự dân quân này hình thành xương sống của lực lượng dân quân biển và giúp các tổ chức Đảng, các cơ quan chức năng thực hiện công tác chỉ huy và kiểm soát, duy tr sự đoàn kết. Mấu chốt thành công trong công tác và kiểm soát lực lượng dân quân biển là những "thuyền trưởng" và các cán bộ tuyên truyền, chuẩn bị tư tưởng tinh thần nhân sự cho chỉ huy tàu, xác định tư tưởng và tâm lý, kết nối thông tin liên lạc. Hoạt động của các cán bộ chỉ huy tàu cá được tạo thêm điều kiện tối ưu bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin liên lạc vệ tinh vào các đội tàu đánh cá và do đó, ứng dụng làm tăng cược khả năng lực lượng dân quân biển.

Nhiệm vụ theo mệnh lệnh cấp trên

Mặc dù lượng dân quân biển được xây dựng theo cơ cấu cơ quan quân sự địa phương ven biển chỉ huy trực tiếp, lực lượng này cũng phục vụ lực lượng hải quân và lực lượng thực thi pháp luật hàng hải (MLE). Cơ quan chỉ huy theo các quan hệ ngành dọc hoặc liên kết phối hợp có thể thay đổi để điều hành lực lượng dân quân biển theo các nhiệm vụ mà họ đang thực hiện. Ví dụ, phân đội dân quân trinh sát biển báo cáo kết quả trực tiếp đến cơ quan quân sự cấp tỉnh.

Ban chỉ huy quân sự, trong khi một đội dân quân tự vệ được triệu tập để hỗ trợ thực thi pháp luật hàng hải sẽ được chỉ huy bởi lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc (Coast Guard - (CCG) "trong mối quan hệ hiệp đồng với Sở chỉ huy quân sự tỉnh của họ." Tương tự như vậy, phân đội dân quân biển hỗ trợ phục vụ cho hải quân của Trung Quốc sẽ được đặt dưới sự chỉ huy của Hải quân PLA trong quan hệ hợp tác với Tỉnh đội của đội dân quân. Rõ ràng các lượng dân quân biển vẫn được chỉ huy bởi các cơ quan quân sự địa phương trên đất liền, một cơ cấu tổ chức chỉ huy linh hoạt, đáp ứng hàng loạt vai trò hỗ trợ cho lực lượng hải quân và cảnh sát biển Trung Quốc.

Nhiều nguồn tin Trung Quốc sử dụng nhóm cụm từ ngắn gọn cho mối quan hệ liên kết phối hợp: "Cơ quan quân sự đưa ra các yêu cầu, Ủy ban vận động quốc phòng (NDMC) đưa ra các định hướng động viên lực lượng , và các cơ quan chức năng chính quyền đưa vào tổ chức thực hiện”, cụm từ này đề cập đến mối quan hệ liên kết hiệp đồng giữa các các cơ quan dân sự và quân sự trong khái niệm xây dựng và điều hành lực lượng dân quân biển.

Có nhiều hơn một cách thắt nút

Biên chế tổ chức và chỉ huy điều hành lực lượng dân quân biển có thể thay đổi tùy theo địa phương. Điều này phụ thuộc cơ cấu ngành nghề hàng hải tại địa phương và nó ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu biên chế tổ chức lực lượng dân quân biển, đòi hỏi những nhà lãnh đạo dân quân biển địa phương phải có kế hoạch đưa ra các mệnh lệnh cho lực lượng dân quân biển từ những gì có sẵn.

Hình thành bộ máy chỉ huy và liên kết phối hợp ra quyết định dựa trên các điều kiện địa phương có ý nghĩa quyết định cho hoạt động hiệu quả của lực lượng dân quân biển. Rất nhiều cac nhóm nhỏ dân quân  lực lượng được thành lập nhằm chăm sóc, xử lý những vấn đề phát sinh trong một khu vực nhất định nào đó, hoặc đảm bảo sự lãnh đạo chỉ huy một số các sứ mệnh khác nhau.

Nhiều tổ chức hỗ trợ xây dựng lực lượng dân quân biển (ví dụ, Cảnh sát biển, Cục Thủy sản, Cục An toàn hàng hải) có khả năng tham gia  vào cơ cấu biên chế bộ máy chỉ huy tạm thời ngắn ngày.

 

Lực lượng dân quân biển Hải Nam

 Chủ tịch Tâp Cận Bình trong lễ diễu binh mừng chiến thằng tại Bắc Kinh đã tuyên bố cắt giảm 300,000 quân vào ngày 03.09 với giả thuyết gần nhất là đưa các quân nhân này bổ xung vào lực lượng dân quân biển Trung Quốc, tăng cường thêm đội ngũ cán bộ chỉ huy và kiểm soát, điều hành hoạt động của lực lượng này. Cụ thể những nỗ lực để cơ cấu lại hệ thống quản lý, tổ chức chỉ huy trên đất liền sẽ được thực hiên ngay sau đó. Đây là tất cả những nguyên nhan cực kỳ bức thiết để  hiểu được thế nào là “người lịch sự biển” của Trung Quốc, cách họ nhận được mệnh lệnh và những nhiệm vụ nào họ có thể thực hiện.

Hiện nay, lực lượng dân quân biển "người lịch sự biển” của Trung Quốc  đã và đang thực hiện các nhóm nhiệm vụ được giao, trong đó có những nhiệm vụ cực kỳ nguy hiểm: ví dụ như lực lượng tàu cá tham chiến vòi rồng với các tàu cảnh sát biển, một số lượng không nhỏ các tàu dân quân đã tham gia đâm húc, thị uy, tấn công xua đuổi ngư dân các nước láng giềng khỏi khu vực thuộc đặc quyên của họ, tham gia vào các hành động khiêu khích như sự cố dàn khoan HD 981. Lực lượng dân quân biển Trung Quốc đã trở thành lực lượng chiến đấu chủ lực trên Biển Đông.

 Trịnh Thái Bằng theo QPAN