Mục tiêu tham dự VCK World Cup 2026

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Mới đây, Tổng cục TDTT và Bộ VH-TTDL đã trình bày Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Mục tiêu đội tuyển bóng đá nam tham dự VCK World Cup 2026 làm nức lòng khán giả. Ảnh VFF
Mục tiêu đội tuyển bóng đá nam tham dự VCK World Cup 2026 làm nức lòng khán giả. Ảnh VFF

Bóng đá Việt Nam bao gồm cả nam và nữ đang có những sự thay đổi theo hướng tích cực. Điều này cho phép chúng ta nghĩ đến điều xa hơn, tham dự VCK World Cup.

Mục tiêu

Về mục tiêu và tầm nhìn phát triển từ năm 2023 đến năm 2025, ĐT Việt Nam sẽ hướng tới vị trí top 8 tại châu Á, cũng như góp mặt tại vòng loại cuối World Cup 2026. Trong giai đoạn 5 năm tiếp theo từ 2026 đến 2030, ĐT Việt Nam hướng tới vị trí top 7 châu Á, giành vé dự VCK World Cup 2026 và 2030. Mục tiêu này cũng phù hợp với lộ trình khi BĐVN đã vào đến vòng loại cuối cùng World Cup 2022 và VCK World Cup 2026 tại Mexico, Mỹ, Canada sẽ mở rộng từ 32 lên 48 đội tham dự, trong đó châu Á có đến 8 suất.

Vấn đề quan trọng nhất là phải đẩy mạnh xã hội hóa. Ảnh VFF.

Vấn đề quan trọng nhất là phải đẩy mạnh xã hội hóa. Ảnh VFF.

Với bóng đá nữ, Việt Nam đặt mục tiêu lọt vào top 4 toàn châu Á và trong giai đoạn 2027 đến 2030 sẽ có kế hoạch cho việc đăng cai VCK World Cup trên sân nhà.

Mới đây VFF đã tổ chức cuộc hội thảo khoa học với chủ đề Xây dựng thương hiệu đội tuyển bóng đá nam quốc gia Việt Nam. Với việc nằm trong nhóm 24 đội giành vé tham dự Asian Cup 2023, bóng đá Việt Nam được AFC đánh giá là lá cờ đầu Đông Nam Á và thế lực mới châu Á.

Hướng đi cụ thể

Khá nhiều chuyên gia bóng đá cho rằng, muốn tiến tới vị trí tốp 8 châu Á vào năm 2025 thì VFF phải có một “kiến trúc sư trưởng” giỏi, hoạch định được đường đi cụ thể cho các CLB và cả nền bóng đá. Hiện này, Việt Nam đang xếp hạng 16 châu Á, 96 thế giới muốn lọt vào tốp 8 như Iraq nắm giữ, chúng ta phải xếp hạng 72 thế giới.

Thể lực cần thủ đang là vấn đề lớn cần phải giải quyết. Ảnh VFF

Thể lực cần thủ đang là vấn đề lớn cần phải giải quyết. Ảnh VFF

Để có bước nhảy vọt, 3 năm tới chúng ta phải qua mặt rất nhiều anh tài Kyrgyzstan, Jordan, Bahrain, Syria, Uzbekistan, Trung Quốc và Oman. Chỉ cần nhìn trình độ của các cầu thủ U23 Uzbekistan chúng ta đã biết những khó khăn cần vượt qua.

Trước mắt, vòng loại World Cup 2026 sẽ bắt đầu đá từ năm 2024) khi ĐTVN chỉ có thể tập trung vào những dịp FIFA days (các CLB có quyền từ chối nhả quân). Thói quen tập trung dài ngày, ít nhất cũng phải 1 tháng trước các giải đấu lớn sẽ chấm dứt. Muốn vậy thì khâu hướng dẫn kỹ thuật cơ bản, chiến thuật và thể lực phải được giải quyết tại CLB. Để đồng bộ hóa lịch đấu với quốc tế, BĐVN cũng phải đồng bộ hóa khâu huấn luyện từ cấp CLB đến các đội tuyển, trong đó phải tăng cường hơn nữa khâu đào tạo trẻ.

Điều quan trọng nhất khi tiến đến mục tiêu tốp 7 châu Á đồng nghĩa với việc có vé VCK World Cup 2030, bóng đá Việt Nam phải có các doanh nhân sẵn sàng đầu tư vào sân cỏ. Trong vòng 3-5 tới, sau Quang Hải phải có nhiều cầu thủ trẻ Việt Nam ra nước ngoài thi đấu cũng như có thể mời nhiều đội bóng nước ngoài đến nước ta thi đấu. Trong vòng 8 năm tới, chúng ta phải có được kinh phí để đưa nhiều lứa cầu thủ trẻ ra nước ngoài tập luyện như Thái Lan đang làm.