Theo án sơ thẩm, nguyên đơn được thừa hưởng phần đất có diện tích 400m2 (tọa lạc tại khu vực 3 phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TP Cần Thơ) từ mẹ và đã được UBND quận Ô Môn cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Bị đơn nhận chuyển nhượng QSDĐ phần đất có diện tích 282 m2 (giáp ranh) với nguyên đơn.
Tuy nhiên, khi đo đạc thực tế diện tích đất của nguyên đơn chỉ còn lại 285m2 bị thiếu hụt 15m2, còn phần diện tích đất của phía bị đơn lại tăng lên 1m2 tức 283m2. Cho rằng bị đơn đã lấn chiếm đất của mình, nên nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn trả lại 3,32 m2 đất giáp ranh theo đo đạt thực tế.
Trong thời gian chuẩn bị xét xử, nguyên đơn có bổ sung yêu cầu khởi kiện đòi thêm phần ranh đất có diện tích ngang 0,2m và dài 16,65m. Bởi trước đó, nguyên đơn và chủ đất cũ phần đất mà bị đơn đang sử dụng có thỏa thuận để cho nguyên đơn được sử dụng phần ranh đất có diện tích như trên và thỏa thuận đã được chính quyền địa phương xác nhận.
Tòa sơ thẩm quận Ô Môn tuyên chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, buộc bị đơn trả lại diện tích 3,5m2 đất cho nguyên đơn. Cho rằng bản án sơ thẩm không hợp lý nên bị đơn có đơn kháng cáo. Tại tòa, bị đơn cho biết mình không hề biết thỏa thuận về phần ranh đất của chủ đất cũ và nguyên đơn, đồng thời phí chủ đất cũ cũng không thừa nhận đã ký thỏa thuận gì với nguyên đơn. Còn bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện ban đầu.
Qua xem xét hồ sơ vụ án, đơn kháng cáo và trình bày của các bên, tòa phúc thẩm nhận định bản án sơ thẩm đã tuyên là không có cơ sở. Bởi theo đo đạc thực tế diện tích đất của nguyên đơn bị thiếu 15m2, diện tích đất của bị đơn chỉ tăng 1m2, tòa sơ thẩm tuyên buộc bị đơn trả lại cho nguyên đơn diện tích 3,5m2 đất là không hợp lý.
Vì thế, tòa phúc thẩm quyết định chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn, sửa án sơ thẩm tuyên nguyên đơn có trách nhiệm trả lại diện tích 1m2 đất đã lấn chiếm cho nguyên đơn. Tuy nhiên, do phần diện tích đất quá nhỏ nên phần đất này sẽ được quy ra thành tiền theo định giá giá trị thị trường, tương đương với 158.000 đồng./.
Theo PLVN