Liên quân Mỹ phóng tên lửa "đánh hội đồng" Syria: Rút cũng dở, ở không thắng
Tiệp Nguyễn
VietTimes -- Giáo sư Paul Robinson tại đại học Ottawa, tác giả của nhiều quyển sách về lịch sử Nga và Liên Xô đã phân tích vụ tấn công Syria của liên minh phương Tây. Ông cho rằng Mỹ và phương Tây đang chơi trò chơi chiến tranh, họ không có đủ khả năng để chiến thắng cuộc chiến tại Syria nhưng cũng không muốn kết thúc nó.
Mỹ - Anh - Pháp đã bắn hơn 100 quả tên lửa vào Syria và khoe rằng "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" đặt ra. Sau tất cả những nỗi sợ hãi do các học giả bày tỏ rằng điều này có thể dẫn đến Thế Chiến III, sự kiện đã trở thành một điều không còn quan trọng - Điều này không hạ thấp ý nghĩa biểu tượng của cuộc tấn công mà các nước phương Tây đã thực hiện tại Syria.
Trong đó họ vừa đóng vai quan tòa, bồi thẩm đoàn và đao phủ trong khi cuộc điều tra cáo buộc hành động tấn công hóa học vẫn đang được tiến hành và các điều tra viên về vũ khí hóa học đang trên đường tới địa điểm được cho là xảy ra vụ tấn công hóa học.
Video vụ tấn công của liên quân Anh - Pháp - Mỹ.
Nhưng nếu những báo cáo gần nhất là đáng tin thì không có ai bị thiệt mạng trong vụ tấn công và những tổn thất về vật chất cũng ở mức nhỏ nhất. Người Anh chỉ phóng 8 quả tên lửa, Pháp bắn 12 quả. Đây khó có thể coi là một con số đáng chú ý. Anh và Mỹ đã can thiệp vào cuộc chiến tại Syria trong nhiều năm, vũ trang và huấn luyện cho rất nhiều nhóm Hồi giáo vũ trang, đánh bom các mục tiêu nhân danh các nhóm này (bao gồm cả việc thường xuyên dội bom vào quân đội chính phủ Syria).
Cách leo thang xung đột này không mang một ý nghĩa nhiều lắm vì những ngày tiếp theo, người Syria sẽ lại quét bụi đi, mọi thứ trở về lại như cũ. Nga cùng với Iran sẽ tiếp tục trợ giúp cho chính phủ Syria, lực lượng quân đội của họ sẽ tiếp tục có những bước tiến để giành lại ngày càng nhiều các vùng lãnh thổ. Hầu như chắc chắn vụ tấn công sẽ không có bất cứ ý nghĩa tác động nào đến kết quả của cuộc chiến tại Syria.
Hơn 100 tên lửa hành trình chủ yếu là Tomahawk đã được bắn vào vùng ngoại ô Damascus.
Điều đáng lưu ý là việc ba nước lựa chọn tên lửa tầm xa làm vũ khí trong vụ tấn công. Chẳng hạn như người Anh đã bắn tên lửa từ khu vực gần căn cứ không quân của họ tại Cyprus. Họ không tới gần Syria. Có vẻ như họ sợ hệ thống phòng không của Nga và Syria và không chuẩn bị để triệt hạ Syria - Điều sẽ cần một chiến dịch kéo dài và tốn kém đồng thời có thể có mối nguy là xảy ra một cuộc chiến với người Nga. Bộ Quốc phòng Nga nói rằng hệ thống phòng không của họ không dính líu tới vụ tấn công nhưng phòng không của quân đội Syria đã hạ 46/103 tên lửa được bắn ra.
Tổ chức quan sát nhân quyền Syria (không thường ủng hộ những chiến dịch tuyên truyền của phe thân tổng thống Assad) cũng thông tin có hàng chục tên lửa bị bắn hạ. Mỹ vẫn ra sức phủ nhận điều này. Sự thật rất khó được xác minh. Có thể các đồng minh phương Tây thật sự sợ hệ thống phòng không của Nga - Syria hoặc không.
Điều rõ ràng ở đây là phương Tây không có vẻ muốn tạo ra nguy cơ lớn hơn. Họ cũng không muốn dính líu quá sâu vào vụ việc. Vì vậy họ tự hạn chế bằng cách chỉ bắn một số tên lửa vào những điểm hoàn toàn không có ý nghĩa trong khi tuyên bố thiếu cơ sở rằng "điều này sẽ đẩy lùi chương trình vũ khí hóa học của Syria trong nhiều năm".
Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố cuộc tấn công hoàn toàn thành công và tiêu diệt toàn bộ các mục tiêu nghiên cứu, sản xuất vũ khí hóa học tại Syria.
Đây là sự chơi đùa với chiến tranh. Không may đây có vẻ như là cách thức mà người Mỹ và người Anh muốn tiến hành chiến tranh hiện nay. Họ không thể cưỡng lại việc phải liên quan tới sự việc nhưng kết quả thì lại không đủ để họ đưa ra những tài nguyên, nguồn lực, sự hy sinh cần thiết để có một kết quả thành công. Tại Afghanistan, họ đã khuấy đảo đất nước điêu tàn này và làm cho toàn bộ mọi thứ xấu đi nhưng không đủ để chiến thắng (mà điều cần thiết để chiến thắng đơn giản là một nguồn tài nguyên khổng lồ).
Tại Libya, họ đã làm chỉ đủ để đẩy đất nước vào tình trạng hỗn loạn mà không đủ để thống nhất nó lại một lần nữa. Tại Syria, họ "bơm" đủ vũ khí và tiền để làm khu vực này trở thành một mớ hỗn độn (trong tiến trình này họ cũng cung cấp tài trợ cho một đám những người không phải bạn của mình) nhưng điều này không đủ để hất cẳng ông Assad. Và họ cứ tiếp tục như vậy.
Có dấu hiệu rằng phương Tây không đi xa hơn những gì họ có. Vì lợi ích có được sẽ hoàn toàn không tương xứng để làm vậy. Người ta phải mừng với một sự thật là trong vụ tấn công Syria, phương Tây đã tự giới hạn để chỉ hành động mang tính biểu tượng và hoàn toàn tránh khỏi các mục tiêu Nga. Để đạt được mục tiêu thay đổi chế độ sẽ cần một chiến dịch tàn phá khổng lồ và các lãnh đạo phương Tây không muốn đi xa tới mức đó.
Vấn đề là, nếu họ muốn thành công thì họ sẽ phải quyết định có bước tiến xa. Nếu họ không chuẩn bị để làm vậy thì họ không nên dính líu vào mọi việc ngay từ đầu. Nhưng không may, họ không thể tự dừng bản thân lại. Do đó, họ kết thúc bằng cách chơi trò chơi chiến tranh, thua hết lần này tới lần khác, trong khi gây ra rất nhiều thương vong và phá hủy trong tiến trình này.
Khu vực hứng tên lửa nhiều nhất là đại học HIAST - Nơi Mỹ cáo buộc là trung tâm nghiên cứu vũ khí hóa học.
Những cuộc chiến không có hồi kết cho phép các nhà chính trị tuyên bố rằng họ đang "mạnh mẽ" hay chính xác hơn thì để né tránh những lời phàn nàn rằng họ đang "yếu đuối". Nhưng họ không làm cho Anh, Mỹ hay Pháp an toàn hơn mà còn khiến quân đội phương Tây chịu tổn thất lớn. Như những điều Syria và Nga lo ngại, kết quả của vụ tấn công mới đây nhất sẽ khiến Nga càng củng cố thêm nhận thức rằng phương Tây đang gắn chặt với một chính sách quân sự và chính trị gây hấn mà trong đó Syria chính là tiền tuyến.
Người ta sẽ kết luận rằng Nga phải coi cuộc cuộc chiến tại Syria là một kết thúc thắng lợi và các nước phương Tây mặc cho những sự ồn ào không có ý định kết thúc cuộc chiến này. Ai đó sẽ mong Nga tiếp tục quyết tâm để kết thúc cuộc chiến bởi họ có mong muốn lớn lao thực hiện điều này. Và họ sẽ thành công.