Tờ South China Morning Post đưa tin, trước đây, vào đầu năm Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố bản danh sách đen đầu tiên năm nay với 33 doanh nghiệp và tổ chức của Trung Quốc đại lục bị điểm tên.
Vào ngày 5/10 theo giờ Mỹ, Lầu Năm Góc đã thêm DJI và hơn một chục công ty công nghệ cao khác vào danh sách mà họ cho rằng có liên quan đến quân đội Trung Quốc (PLA), để Bộ Thương mại hạn chế các giao dịch của phía Mỹ (bao gồm cả đầu tư) đối với các công ty này.
Đợt thứ hai của danh sách đen cũng bao gồm các công ty như CSCE (China State Construction Engineering Corporation - Tập đoàn Kiến trúc Trung Quốc), doanh nghiệp khổng lồ Trung Quốc về xây dựng cơ sở hạ tầng…Số còn lại chủ yếu là thuộc các ngành chế tạo công nghệ cao, các nhà sản xuất linh kiện laser và dược phẩm, cũng như các phòng thí nghiệm nghiên cứu của chính phủ. Nếu đối tác Mỹ nào muốn xuất khẩu thiết bị và sản phẩm cho các thực thể Trung Quốc trong danh sách, thì phải được chính phủ Mỹ cấp phép.
Trong danh sách đen đợt đầu, (còn được gọi là Danh sách thực thể - Entity List) của Lầu Năm Góc được biết đến nhiều nhất là Huawei, công ty đã bị Bộ Thương mại Hoa Kỳ đưa vào danh sách cấm mua lại các công ty công nghệ của Mỹ.
Một UAV của DJI mang máy quay hồng ngoại được trưng bày (Ảnh: AP). |
Trước khi tuyên bố DJI đã bị Lầu Năm Góc đưa vào danh sách đen, chính phủ Mỹ đã áp đặt một loạt hạn chế đối với các giao dịch với các công ty Trung Quốc, vì lo ngại rằng các mối quan hệ thương mại có thể thúc đẩy tốc độ hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc đại lục.
Các động thái này bắt đầu từ năm 2019, Nhà Trắng đã trao cho Ủy ban Đầu tư nước ngoài ở Mỹ (Committee on Foreign Investment in the United States, CFIUS) quyền lực mạnh mẽ hơn trong việc từ chối các thương vụ mua lại của nước ngoài có thể làm suy yếu an ninh quốc gia, đồng thời đưa Huawei và các công ty Trung Quốc khác vào danh sách thực thể (Entity List) của Bộ Thương mại.
Danh sách thực thể (Entity List) của Bộ Thương mại Hoa Kỳ gồm có gần 300 công ty Trung Quốc, với sự bổ sung mới nhất là 7 công ty nhà nước trong ngành hàng không, công nghiệp vũ trụ và sản xuất chip đã được bổ sung vào tháng 8.
Vào tháng 6/2021, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố bản danh sách đen gồm 47 công ty có quan hệ chặt chẽ với quân đội Trung Quốc hoặc tham gia tích cực vào chiến lược "kết hợp quân sự-dân sự" của Trung Quốc.
UAV của DJI cũng được Quân đội Mỹ sử dụng (Ảnh: Sohu). |
Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) năm 2021, được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua và được Tổng thống Joe Biden ký thành luật vào năm ngoái, đặc biệt yêu cầu Bộ Quốc phòng đưa Danh sách đen những công ty Trung Quốc trực tiếp hoặc gián tiếp kinh doanh với Hoa Kỳ, có quan hệ chặt chẽ với quân đội Trung Quốc hoặc tham gia tích cực vào chiến lược "kết hợp quân sự-dân sự" của Trung Quốc. Bộ Thương mại Hoa Kỳ có thể lấy làm căn cứ để hạn chế các công ty Mỹ có quan hệ làm ăn, bao gồm cả các khoản đầu tư, với các công ty Trung Quốc bị Lầu Năm Góc đưa vào danh sách đen.
Về cơ bản, những công ty bị Bộ Quốc phòng Mỹ đưa vào danh sách đen đều là các công ty công nghệ cao hàng đầu của Trung Quốc hoặc các trường cao đẳng và đại học có tầm ảnh hưởng siêu mạnh.
Tuyên bố của Lầu Năm Góc công bố hôm 5/10 viết: "Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ quyết tâm chỉ rõ và chống lại chiến lược kết hợp quân sự-dân sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Chiến lược này thông qua các Công ty Trung Quốc nhìn bề ngoài có vẻ là cơ quan dân sự, các trường Đại học và các kế hoạch nghiên cứu để có được công nghệ tiên tiến và kiến thức chuyên môn để hỗ trợ mục tiêu hiện đại hóa của PLA."
Tuyên bố cũng nêu rõ: "Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục cập nhật danh sách này để đưa thêm vào các thực thể bổ sung; chính phủ Hoa Kỳ bảo lưu quyền thực hiện các hành động bổ sung đối với các thực thể đó theo các ủy quyền khác ngoài Mục 1260H Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng".
Hãng chế tạo máy bay không người lái DJI Innovations thành lập năm 2006 có trụ sở chính tại Thâm Quyến và có các văn phòng tại Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan, Nhật Bản, Australia, cũng như Bắc Kinh và Hồng Kông. Tính đến tháng 10 năm 2020, DJI chiếm hơn 80% thị phần trong thị trường máy bay không người lái thương mại và dân dụng toàn cầu, đứng đầu trong số các doanh nghiệp chế tạo máy bay không người lái thương mại toàn cầu. Máy bay không người lái của DJI cũng đã được Bộ Quốc phòng Mỹ mua và sử dụng. Vào cuối năm 2020, DJI đã bị Cục Công nghiệp và An ninh của Bộ Thương mại Mỹ đưa vào danh sách các thực thể.
Trụ sở của công ty di truyền "BGI Genomics Group" (Hoa Đại) ở Thâm Quyến (Ảnh: BGI). |
Theo thông tin công khai, công ty di truyền "BGI Genomics Group" (Hoa Đại) được thành lập năm 1999 và trụ sở chính của nó cũng được đặt tại Thâm Quyến, được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thâm Quyến vào năm 2017. Công ty cung cấp dịch vụ nghiên cứu và giải pháp toàn diện về kiểm tra y học chính xác cho các tổ chức y tế, cơ quan nghiên cứu khoa học, tổ chức y tế xã hội, v.v. Trong bảng xếp hạng Chỉ số Tự nhiên (Nature Index) năm 2016, BGI đứng đầu trong số các tổ chức công nghiệp khoa học sinh mạng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và được xếp hạng nhất trong 7 năm liên tiếp.
"Tập đoàn Kiến trúc Trung Quốc" (CSCE) là một doanh nghiệp nhà nước siêu lớn chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nhà ở, nhận thầu công trình quốc tế, phát triển bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng và kinh doanh khảo sát thiết kế tại Trung Quốc. Đây cũng là tập đoàn đầu tư xây dựng và nhà thầu công trình lớn nhất thế giới.
Sau khi đợt công ty Trung Quốc thứ hai bị Lầu Năm Góc đưa vào danh sách đen, vẫn chưa rõ liệu Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ áp đặt thêm các biện pháp hạn chế hoặc trừng phạt như thế nào đối với các công ty này.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu