“Kỳ thủ” Putin đẩy phương Tây vào thế tiến thoái lưỡng nan

Những chính sách đối ngoại tức thời, năng động cùng với động thái biểu dương sức mạnh của Nga, tỷ lệ ủng hộ cao của người dân Nga với V. Putin đã vô hiệu hóa mọi nỗ lực làm suy yếu nước Nga. Phương Tây hoàn toàn không có đối sách nào hiệu quả để chống lại chiến lược của điện Kremlin
Nhóm Normandi trong thỏa thuận Minsk-II
Nhóm Normandi trong thỏa thuận Minsk-II

Chiến lược Putin thực sự có hiệu quả

Theo góc nhìn của chính trị trong nước và sự sống còn của chế độ, xung đột với phương Tây là một thành công nghịch lý của Moscow. Xung đột Ukraine còn nâng tầm sự nghiệp của tổng thống Putin. Tháng 1, 2014, ông có khoảng 65% phiếu ủng hộ trong tình huống suy thoái kinh tế cận kề và hệ thống chính trị cứng nhắc.

Thay vì phải mệt mỏi chống lại các lực lượng đối lập, Putin trở thành người lãnh đạo vĩ đại đã mang Crimea và thành phố danh giá Sevastopol về Nga, cùng với sự thoái trao phương Tây ở Ukraine. Bây giờ người dân Nga được động viên trở thành lực lượng hậu thuẫn của V.Putin trong cuộc đối đầu và khủng hoảng kinh tế Nga được xem là hậu quả chính sách bài Nga của phương Tây thay vì gánh nặng trên vai Putin.

Thỏa thuận Minsk - II thành công trong sự chán nản của tổng thống Poroshenko

Mặc dù tình trạng khủng hoảng của nền kinh tế Nga, Putin vẫn duy trì mức tín nhiệm khoảng 80-90 % của nhân dân Nga. Putin trở thành nhà lãnh đạo nổi tiếng nhất ở châu Âu và thay vì làm suy yếu ông, những biện pháp trừng phạt của phương Tây đã cho một kết quả bất ngờ là sự đoàn kết đáng chú ý của dư luận trong toàn xã hội Nga ủng hộ ônng. Những người gièm pha nói rằng tình hình không thể nào khá hơn mà chỉ có đi xuống, nhưng những tình cảm xuất phát từ âm hưởng Crimea khiến cho tỷ lệ ủng hộ ông vẫn ổn định.

Tầm nhìn xa của chiến lược ông Putin

Nga đã thách thức hệ thống thống trị của phương Tây dựa trên luật lệ quốc tế và phần lớn đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát, chứng minh rằng địa chính trị và quyền lực cứng vẫn là lựa chọn tốt nhất trong thế giới ngày nay. Putin khiến các thành viên phía đông của NATO lo lắng về việc đảm bảo an ninh của họ, trong khi các nước láng giềng của Nga đang nghi ngờ rằng mối quan hệ thân thiện với Moscow có thể không phải là bắt buộc.

Rovner cho rằng Putin có thể tích hợp vào nền kinh tế châu Âu, dần từng bước phá hủy sự thống nhất của Liên minh châu Âu, nhưng các yếu tố hạn chế cho hội nhập kinh tế là nền kinh tế còn đơn giản và sự thiếu vắng thượng tôn pháp quyền ở Nga. Có nghĩa là, Nga đã có thể tích hợp được nếu như nền kinh tế Nga có thể giới hạn được những hạn chế mang tính hệ thống.

Các quốc gia châu Âu không áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm gây thiệt hại cho Nga khi sát nhập Crimea, mà chỉ sau khi chiếc MH-17 bị bắn hạ. Khi họ tiến hành các biện pháp trừng phạt, nhiều thành viên Tây Âu miễn cưỡng đi cùng với Đức.

Cái giá của lệnh trừng phạt mở rộng tháng Bảy là các nước châu Âu buộc phải xem xét lại tính nghiêm trọng những kết quả đạt được của họ trong mùa đông này và họ có thể không được gia hạn một lần nữa, căn cứ vào sự đồng thuận hời hợt ban đầu của các bên. Điều quan trọng là không nhầm lẫn giữa thành công tạm thời của lãnh đạo Đức và cánh tay của một người bạn cũ đang cố gắng nhồi nét niềm tin cho các nước châu Âu về sự cần thiết buộc nước Nga phải cúi đầu.

Sự thống nhất của châu Âu và sức sống mới của NATO có mục đích chủ yếu là sự giả mạo về chất lượng. Phản ứng của châu Âu đối với Nga, khủng hoảng nợ Hy Lạp, và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng di cư, cho thấy sự bất hòa lớn hơn tình đoàn kết đằng sau hậu trường. Trong khi đó, cảm giác tiếp thêm sức sống mới của NATO dường như bao gồm chủ yếu là các cuộc diễn tập và các bài phát biểu.

 Cuộc diễu hành vô nghĩa của NATO nhằm củng cố tinh thần các đồng minh phía Đông

Ngay cả vấn đề trao đổi chia xẻ thông tin giữa các thành phần, như sứ mệnh Baltic Air Policing, cũng đã giảm đi một nửa. Hoa Kỳ đang triển khai luân chuyển các đơn vị đóng quân ở các quốc gia NATO trên sườn phía đông của liên minh, một tín hiệu thông báo rằng Mỹ sẽ duy trì  cam kết năm 1997 (NATO–Russia Founding Act) không duy trì các cơ sở quân sự lâu dài hay các lực lượng đáng kể ở những nước này.

Không có nhiều sự thay đổi với các lực lượng mặt đất. Đối với hầu hết các thành viên NATO, kinh phí quân sự hoàn toàn không phù hợp với những bài phát biểu. Khả năng quân sự thông thường đã tụt dốc đáng kể và nhận thức về mối đe dọa Nga cũng thay đổi rất nhiều trong NATO.

Nếu có một chiến lược hiện hữu của Nga hiện nay, thì chiến lược đó phải rất tích cực, đặc biệt là định hướng đối đầu với Mỹ, nhằm truyền đạt một thông điệp có độ tin cậy cao rằng sự leo thang xung đột có thể tiếp tục tăng và đối đầu hạt nhân là một khả năng có thực. Mục tiêu là ngăn chặn chính sách của phương Tây mở rộng phạm vi ảnh hưởng của nó, hạn chế những phản ứng quân sự NATO trong các cuộc diễn tập chung và các hành động mang tính biểu tượng, hiệu quả đạt được là Nga có thể rảnh tay điều chỉnh và thiết lập các sự kiện ở Ukraine.

Theo tất cả những tính toán, phương pháp này có hiệu quả. Moscow vẫn coi nguy cơ xung đột với NATO rất khó xảy ra, do đó không đưa ra những biện pháp nhằm đảm bảo an ninh cho riêng mình, trong khi NATO ngày càng thấy khả năng xung đột với Nga là một bất ngờ thực sự, phụ thuộc hoàn toàn vào sự thay đổi ý đồ chiến lược của Nga và phải nỗ lực tìm ra một hướng đi trước mắt.

Mục tiêu lâu dài của Nga là đẩy nhanh sự suy giảm sức mạnh Mỹ trong hệ thống cân bằng lực lượng quốc tế, thậm chí chuyển hướng chủ yếu sang Trung Quốc. Trên sân khấu quốc tế, Moscow đã thể hiện có uy tín trong giao dịch uy tín và tiệm cận được sự hội nhập phương Tây, đó là điều đáng lo ngại để mất. Uy tín rất quan trọng trong theo đuổi các cơ hội, nhưng "sợ" mang lại hiệu quả hơn khi bảo vệ lợi ích địa chính trị cốt lõi. Đây không phải là chiến lược, nhưng là giải pháp tình thế, chứng minh được hiệu quả trong giai đoạn đó, mặc dù họ có thể sẽ phải trả giá đắt trong tương lai.

Hậu quả lâu dài không thể dự đoán

Moscow không bị cô lập như Rovner đã nhận xét. Đây là một khẩu hiệu thách thức của thực tế khách quan. Không chỉ Nga tiếp tục giữ vị thế quan trọng trong các diễn đàn quốc tế lớn, mà đại đa số các nước tiếp tục có những quan hệ làm ăn với Vladimir Putin – nhà lãnh đạo có mặt tại Liên Hợp Quốc trong tháng Chín và làm cháy mặt nước Mỹ.

Trên thực tế, vấn đề "cách ly" Nga cũng là vấn đề chiến lược của phương Tây. Hội nhập Nga vào hệ thống quốc tế do phương Tây thống trị được hiểu là bằng cách nào đó Mỹ hy vọng kiềm chế hành vi của Moscow theo quy chuẩn phương Tây và khuyến khích sự tuân thủ của nước Nga trong một trật tự dựa trên luật lệ mà Mỹ đặt ra. Chính sách này được thực hiện với Nga trong khuôn khổ an ninh hoặc kinh tế châu Âu.

Đối với Moscow, cuộc đối đầu này có lẽ là trong một trạng thái thoải mái hơn và bình thường hơn so với hai thập kỷ quan hệ mang tính chu kỳ với Mỹ trong quá khứ. Chế tài trừng phạt và ngăn chặn đã thay thế hội nhập, nhưng chính xác là khi nào chiến lược của Phương Tây chống Nga mới dừng lại?

Mỹ không sẵn sàng cam kết nhận sứ mệnh ngăn chặn và cơ chế làm suy yếu nước Nga, trong khi châu Âu hoàn toàn không chuẩn bị để quay trở lại mối quan hệ đối đầu thời Chiến tranh lạnh. Không ai muốn Nga sụp đổ Nga, châu Âu hay Mỹ. Cáo buộc sự thiếu chiến lược của Putin dường như là một phản ứng giật gân cho cái kết cục nhanh chóng hai thập kỷ chính sách tiêu chuẩn kép của phương Tây đối với Nga và sự thiếu hụt bất cứ thứ gì thay thế.

Có những tổn thất thực sự của Nga trong xung đột này, nhưng không phải là những thứ phù phiếm mà những nhà phân tích nông cạn thường mô tả. Vladimir Putin buộc phải phá hủy mối quan hệ trong tốt nhất và quan trọng nhất ở các nước phương Tây, mối quan hệ  với thủ tướng Đức Angela Merkel.

Nga rất ngạc nhiên trước phản ứng mạnh mẽ của Đức trước sự kiện ở Ukraine và các nhà lãnh đạo Berlin  tập hợp lại cùng với châu Âu trong phản ứng ngoại giao và kinh tế với Moscow. Putin có thể sẽ còn ngồi lâu hơn Merkel trên vị trí quyền lực và tìm cách lấy lại quan hệ với lớp lãnh đạo Đức tiếp theo, nhưng những biện pháp đáp trả gần đây đã phá hủy hoàn toàn những quan hệ trước đây của Nga.

Nga cũng đang gặp khó khăn nặng nề về kinh tế - điều tồi tệ nhất mà Nga từng thấy kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998 - và không có cách nào biết được điện Kremlin có thể  vượt qua trở ngại này hay không. Moscow dường như không có sự chuẩn bị cho rất nhiều những thách thức pháp lý, kiện tụng sẽ đến như hậu quả các phản ứng của mình, trong thời kỳ khó khăn rất cần tiếp cận hệ thống ngân hàng Phương Tây để tái cơ cấu vốn nợ của doanh nghiệp. Những biện pháp trừng phạt đang tiếp tục gây khó khăn miễn là khi giá dầu tiếp tục giảm. Không có gì ngạc nhiên khi Vladimir Putin, không tin vào các quy phạm pháp lý quốc tế, có một sự đánh giá không đầy đủ cho những hậu quả pháp lý những biện pháp đáp trả của Nga và các chi phí tài chính mà Nga có thể phải chịu sau này.

Cuối cùng, 18 tháng không thể được coi là đủ thời gian để xác định thành công hay thất bại chiến lược của Moscow. Các nhà phân tích và bình luận thường dự đoán sự kết thúc quá sớm ở mỗi lượt.  Có chiến lược hay chiến lược thiển cận, Nga vẫn giữ được thế chủ động ở Ukraine trong cuộc đối đầu với phương Tây. Như vậy đến nay, bài viết về sự  thiếu năng chiến lược của ông Putin, cùng với sự lật đổ sắp xảy ra ở điện Kremlin, dường như đã phóng đại quá nhiều.

 Michael Kofman là học giả của Viện Chính sách công Kennan Wilson Center và nhà phân tích tại Công ty Cổ phần CNA. Trước đây ông từng là Giám đốc chương trình tại Đại học Quốc phòng.

 Trịnh Thái Bằng theo QPAN