Xét trên góc độ chiến dịch chiến thuật, có thể thấy, lực lượng không quân tiêm kích MiG 21 Việt Nam được sử dụng chủ yếu để tấn công các máy bay tiêm kích đa nhiệm F-4 Phantom và các máy bay trinh sát đường không của Mỹ, mục tiêu B-52 bị đánh chỉ là mục tiêu thứ yếu, nhằm thu thập kinh nghiệm tác chiến và gây áp lực tinh thần mạnh lên lực lượng không quân chiến lược đối phương, buộc Mỹ phải tăng cường tối đa không quân chiến thuật bảo vệ mục tiêu và giảm tổn thất cho các lực lượng tên lửa – chủ lực trong nhiệm vụ tiêu diệt B-52.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, không quân tiêm kích đã cất cánh 11 lần ( 9 lần MiG 21 và 2 lần MiG 17). Kết quả của các trận không chiến là 5 F-4 "Phantom" và một RA-5C "Vigilante". Hoạt động của MiG-17 không có kết quả cụ thể. Trong các cuộc không chiến, phương thức tác chiến chủ yếu của không quân tiêm kích là bay với biên đội 2 máy bay. Trong 11 lần xuất kích thì có 8 lần (73%) bay biên đội. Tham chiến, các máy bay MiG bí mật tiếp cận địch theo góc hướng có ưu thế, tiến hành những đòn tấn không chớp nhoáng bằng tên lửa và nhanh chóng thoát ly không chiến theo góc thấp nhằm tự bảo vệ và kéo máy bay địch vào vùng hỏa lực của pháo phòng không mặt đất.
Do không quân Mỹ có ưu thế về số lượng, các phi công Việt Nam thường không tham gia vào các cuộc không chiến kéo dài, ngoại trừ một trường hợp ngày 28.12, phi công đã thực hiện thành công một đòn tấn công, không có được thông tin về số lượng máy bay đối phương truy đuổi, tiếp tục kéo dài cuộc chiến và bị F-4 bắn trúng, phải nhảy dù.
Các thuật ngữ chiến thuật của phi công Việt Nam đã thể hiện những chiến thuật rất đặc trưng: “luồn sâu đánh hiểm”, “đồng loạt tấn công””tiến công liên tục” “xé đội hình vòng tròn” “chia cắt đội hình địch” “tấn công khi địch cắt kéo”…..Các trận không chiến thường diễn ra trong điều kiện có tầm nhìn tốt và cận chiến (khoảng cách ngắn). Vũ khí sử dụng chủ yếu là tên lửa R-3S.
Một số trận đánh tương đối điển hình của không quân tiêm kích Việt Nam chống lại Không quân Hải quân Mỹ cho thấy. Do số lượng máy bay địch rất đông, bản chất của chiến thuật là sau khi tấn công, MiG nhanh chóng thoát ly trận đánh và không để cho đối phương chiếm vị trí thuận lợi để tiến công. Các F-4 khi bị tấn công thường chia thành 2 tốp, tốp thứ nhất sẽ ngoặt sang bên phải và chiếm lĩnh độ cao, tốp thứ hai bẻ lái bay xoáy trôn ốc xuống phía dưới.
Để đảm bảo hiệu quả tác chiến, biên đội MiG hoặc chia tách ra thành hai máy bay tác chiến độc lập hoặc bám theo tốp máy bay thuận lợi cho tiến công – tất cả phụ thuộc vào khoảng cách đến điểm gặp tốp F-4 trong thời điểm các Phantom chia tách đội hình. Nếu khoảng cách nhỏ hơn 3000 m, biên đội MiG sẽ chia làm hai, mỗi máy bay độc lập tấn công một nhóm mục tiêu.
Nếu khoảng cách lớn hơn 3000 m, biên đội MiG sẽ bám vệt của tốp F-4 theo hướng tiếp cận nhanh nhất. Khi bay trong chế độ dẫn đường và tìm kiếm “thụ động” (truy tìm), đội hình biên đội máy bay trước sau có khoảng cách 400 – 600 m, máy bay thứ 2 (số 2) lệch trái hay phải so với máy bay dẫn đầu (số 1) từ 200 – 400 m và số hai bay cao hơn số 1 từ 50 – 100 m. Trong không chiến ở chế độ chủ động, biên đội thực hiện giãn cách đội hình, khoảng cách tăng từ 800 – 1000 m.
Trong một số trường hợp, để quan sát tốt vùng bán cầu phía sau và bảo vệ phía đuôi của số 1, số 2 thường bay theo kiểu “rắn lượn”. Số 2 lấy trục dọc của số 1 làm trục tâm, bay ngoằn ngoèo với giãn cách đến 1000 m và góc mở 45 – 50 độ, góc nghiêng máy bay số 2 từ 60 – 65 độ.
Ngày 22.12. 13.28, biên đội MiG 21 đã cất cánh từ sân bay Nội Bài đánh chặn tốp máy bay F-4 bay từ phía Lào xâm phạm vùng trời miền Bắc. Mây cấp 10, chân mây 400 m, trần mây 1500 m, tầm nhìn xa từ 8 – 10 km. Dẫn đường từ trung tâm chỉ huy của trung đoàn. Theo mệnh lệnh của sở chỉ huy, biên đội theo quỹ đạo vòng cung 220 độ, lấy cao độ 8000 m.
Sau khi ra khỏi mây theo mệnh lệnh của sở chỉ huy, biên đội đã bẻ cung về bên trái, ở vòng cung 90 độ, khoảng cách 6 – 8 km, phát hiện một tốp F-4 đang bay ở độ cao 6000 – 8000 m. Số 1 quyết định tấn công phi đội thứ 2 của đối phương, ra lệnh cho số 2 thả thùng dầu phụ và bật động cơ tăng tốc. Do nhóm mục tiêu nằm ở cạnh ngoài bên trái của tốp máy bay đinh, số 1 buộc phải ngoặt gấp với góc mở nhỏ và chịu quá tải lên đến 7- 8g. Thời điểm đó số 2 lạc mất số 1 trong tầm quan sát. Khi quay trở lại, máy bay bị một tốp F-4 khác tấn công và trúng tên lửa. Phi công nhảy dù an toàn.
Tình huống diễn biến như sau: Sau tốp F- 4 thứ nhất là tốp F - 4 thứ 2 bay tiếp ứng, khi tốp thứ nhất bị số 1 tấn công, tốp thứ 2 đã công kích cả hai chiếc MiG, riêng số 1 bị phóng liên tiếp 6 quả tên lửa, nhờ kỹ năng cơ động cao, phi công đã tránh khỏi. Dó F-4 quá đông và lượng dầu đã cạn, MiG lao thẳng xuống đất và tránh thoát được sự bám đuổi của F-4 trên cao độ 30 – 50 m, với 250 – 300 lít dầu còn lại, phi công số 1 hạ cánh an toàn trên sân bay cất cánh. Nguyên nhân tổn thất của số 2 có thể nhận định như sau: Kỹ năng bay đội hình chiến đấu còn yếu, số 2 đã không hành động linh hoạt khi mất dấu số 1, lựa chon mục tiêu tấn công không chính xác, sở chỉ huy dẫn đường bay không có được các mệnh lệnh chỉ thị kịp thời, không đánh giá đúng tình huống.
23.12. 13.41 từ sân bay Nội Bài, biên đội MiG 21 đã cất cánh đánh chặn cụm máy bay F- 4 từ hướng Lào vào Việt Nam trên độ cao 7000 – 8000 m. Thời tiết: mây mù cấp 10, chân mây 400m, trần mây 1200m, tầm nhìn xa từ 6 – 8 km. Dẫn đường từ sở chỉ huy trung đoàn. Sau khi cất cánh lấy độ cao 300 m, biên đội lấy đường bay góc dây cung 160 độ, sau 1,5 phút bay theo mệnh lệnh từ sở chỉ huy lấy đường bay góc dây cung 260 độ và tăng tốc độ cực đại chiếm độ cao.
Trên cao độ 4000 m, số 1 phát hiện phía bên phải góc nhìn 56 – 60 độ một tốp máy bay địch, bay theo đội hình chữ V ngược trên độ cao 7000 – 8000 m. Số 1 quyết định tấn công phi đội thứ 2 trong tốp máy bay. Thả thùng dầu phụ và bật động cơ tăng tốc, biên đội bẻ lái phải, vừa lấy độ cao vừa tiếp cận máy bay đối phương. Khi MiG 21 bay vào bán cầu phía sau của F-4 (khoảng cách 10 km), tốp máy bay địch phát hiện đối phương, cùng thả thùng dầu phụ và bật tăng tốc, định thoát ly khỏi tầm đeo bám.
Biên đội MiG 21 lợi dụng ưu thế tốc độ, nhanh chóng thu ngắn khoảng cách. Không thoát khỏi đeo bám, F- 4 chia ra thành hai biên đội: biên đội thứ nhất cơ động rẽ phải lấy độ cao, biên đội thứ hai bẻ lái trái xuống dưới theo đường xoắn ốc. MiG 21 số 1 quyết định tấn công 2 mục tiêu của biên đội thứ hai F-4, trên khoảng cách 1500 – 1800 m phi công phóng 1 tên lửa R – 3S vào máy bay F – 4 số 2, tên lửa trúng mục tiêu, F- 4 bốc cháy. MiG số 2 lao theo biên đội rẽ trái, trên khoảng cách 2500 – 3000 m phóng 1 tên lửa vào F-4. Do phi công phóng đạn khi máy bay đang cơ động mạnh với tải trọng đến 3g – 4g, tên lửa chịu tải bay trượt mục tiêu. MiG 21 nhannh chóng thoát ly không chiến, hạ thấp độ cao vào mây và hạ cánh an toàn.
Như vậy, lựa chọn đúng đội hình cơ động chiến đấu, bí mật tiếp cận địch và bất ngờ tấn công là điều kiện tiên quyết để hạ gục mục tiêu. Kết quả phóng đạn không thành công của số 2 do nguyên nhân tên lửa được phóng ở tầm bắn quá xa và tải trọng khi phóng đạn vượt quá mức quy định đã gây ảnh hưởng lớn đến độ chính xác của đường đạn.
27.12. 13.34 Biên đội MiG 21 cất cánh từ sân bay Nội Bài nhận nhiệm vụ đánh chặn tốp máy bay F-4 từ hướng Lào. Thời tiết: mây mù cấp 6-7, chân mây 500 m, trần mây 1500 m, tầm nhìn xa trên 10 km. Dẫn đường từ sở chỉ huy trung đoàn. Sau khi cất cánh biên đội lấy quỹ đạo góc dây cung 80 độ, cao độ 300 m.
Trên vùng trời sân bay dã chiến Kep theo mệnh lệnh của chỉ huy kéo lên cao 5000 m. Sau khi nhắc lại phát hiện mệnh lệnh nhận sai, yêu cầu của sở chỉ huy là tăng độ cao lên đến 500 m, khi biên đội bắt đầu giảm độ cao xuống tầng mây thấp và ngoặt phải thì số 2 phát hiện phía bên phải mình một tốp F-4 trên khoảng cách 3 km. Báo cáo số 1 tình hình địch, nhận được nhiệm vụ tấn công, số 2 bám theo mục tiêu, phóng tên lửa R-3S trên khoảng cách 1800 – 2000m với tốc độ 900 – 950 km/h ở độ cao 200 m so với địa hình.
Tên lửa lao cắm xuống đất, số 2 tăng tốc độ lên 1000 – 1200 km và rút ngắn khoảng cách còn 1300 m, MiG phóng tên lửa thứ hai. Số một của cặp đôi F- 4 bốc cháy, phi công nhảy dù và bị bắt làm tù binh. Kết quả lần phóng tên lửa thứ 1 cho thấy, số 2 đã hơi vội vàng, không tuân thủ các thông số kỹ thuật trước khi phóng tên lửa. Mệnh lệnh lấy độ cao không đúng cho thấy đã nơi lỏng kiểm soát tiến trình bay của MiG, điều đó trong trường hợp đối phương có số lượng lớn về máy bay và tình huống phức tạp có thể dẫn đến tổn thất lực lượng.
27.12 - 14.07 một máy bay tiêm kích đã xuất kích từ sân bay Nội Bài đánh chặn tốp F-4. Thời tiết: mây mù cấp 6 – 7, chân mây thấp là 500 m, trần mây là 1200 m, tầm nhìn xa 8 – 10 km. Máy bay được dẫn đường bởi sở chỉ huy trung tâm.MiG 21 bay trên vùng trời phía Tây ngoại thành Hà Nội ở độ cao 150 – 200m theo địa hình, theo mệnh lệnh sở chỉ huy phi công bật động cơ tăng tốc, thả thùng dầu phụ, kéo lên độ cao 3500 m và lấy đường bay góc dây cung 195 độ.
Theo đường bay, phía trước trên khoảng cách từ 8 – 10 km, cao hơn một chút phi công phát hiện một tốp F-4 đang hành tiến theo đội hình chữ V. Sử dụng ưu thế tốc độ, MiG thu ngắn cự ly đến biên đội thứ 2 của đội hình Phantom, ở cự ly 1500 – 2000 m, MiG phóng 1 tên lửa vào số 1 của biên đội thứ 2 F4, mục tiêu được lựa chọn đúng do số 2 của biên đội F- 4 thực hiện động tác “cắt kéo”, tên lửa đánh trúng mục tiêu, F-4 bốc cháy, phi công nhảy dù và bị bắt tù binh.
Tắt tăng tốc, MiG 21 bẻ lái thoát ly không chiến, trở về sân bay và hạ cánh an toàn. Chiến thuật hành quân tiếp cận, cơ động chiến đấu tốt và chuẩn xác, bí mật bất ngờ tiếp cận mục tiêu, tuân thủ triệt để các thông số kỹ thuật khi phóng tên lửa đã đảm bảo hoàn thành xuất sắc trận không chiến.
28.12 - 11.17 từ sân bay Nội Bài, biên đội MiG 21 xuất kích đánh chặn tốp F-4 từ biên giới Lào xâm nhập vùng trời Hà Nội. Mây mù cấp 7 – 8, chân mây – 800 m, trần mây 1800, tầm nhìn xa từ 8 – 10 km. Dẫn đường: sở chỉ huy Trung đoàn.
Sau khi xuất kích lấy độ cao 300 m, biên đội bẻ lái và hướng đường bay về phía Hà Nội. sau 2 phút 30 giây biên đội nhận mệnh lệnh thả thùng dầu phụ, bật động cơ tăng tốc và lấy độ cao 5000 m. Số 2 thực hiện kỹ năng cơ động “rắn lượn” theo trục dọc đường bay của số 1, liên tục thay đổi góc trục tâm. Khi ở phía bên trái, số 2 phát hiện một tốp F-4 khoảng cách 8 km, theo lệnh của số 1, số 2 lập tức tăng tốc tiến công.
Đúng lúc đó số 1 phát hiện một tốp F-4 thứ hai đang bay trên cùng độ cao và cùng đường bay như tốp thứ nhất. Để bảo vệ số 2, số 1 đã linh hoạt cơ động trên mặt phẳng thẳng đứng và mặt phẳng ngang, lôi tốp thứ 2 vào quần chiến. Khi lượng dầu còn lại 1000 lít, MiG đã thoát ly cận chiến và hạ cánh an toàn. Theo báo cáo quan sát của lực lượng tự vệ, không quân, pháo cao xạ và tên lửa, chiếc MiG số 2 đã tiêu diệt 1 F-4 và 1 RA-5C, sau đó bị tên lửa đối phương bắn trúng, phi công đã nhảy dù nhưng do bị thương nên đã hy sinh. Trong trận chiến, nhờ tình huống bất ngờ, đội hình cơ động tốt và lòng dũng cảm tuyệt vời của phi công tiêm kích, 2 chiếc MiG đã cận chiến với 8 F-4 và dành được thắng lợi.
Các trận không chiến của MiG 21 chống máy bay ném bom B-52 và máy bay chiến thuật trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không cho thấy, những nhược điểm hay xảy ra là các phi công khi gặp địch dễ phá vỡ đội hình tác chiến, không chú trọng che chắn bảo vệ đồng đội và hăng hái lao vào tấn công mà quên cảnh giới từ vùng bán cầu phía sau. Các hoạt động đánh chặn tầm xa so với mục tiêu được bảo vệ không được thực hiện.
Một điểm yếu nữa là các phi công dễ quên thực hiện đúng các yêu cầu kỹ chiến thuật khi phóng tên lửa R-3S (không chú trọng khoảng cách phóng tối ưu, tốc độ tiếp cận mục tiêu quá cao, quá tải lớn khi phóng tên lửa). Một điểm đặc biệt là súng tự động GS – 23 hoàn toàn không được sử dụng, các phi công không được huấn luyện kỹ về sử dụng hỏa lực súng tự động nên không tin tưởng vào hiệu quả của pháo, hơn thế nữa, chiến thuật đánh nhanh thoát ly nhanh cũng có ảnh hưởng đến khả năng sử dụng GS – 23 trong cận chiến.
Đánh giá tổng quan kết quả cho thấy: Mặc dù điều kiện huấn luyện chiến đấu rất khó khăn, nhưng các phi công Việt Nam thể hiện khả năng tác chiến rất cao, nhiều trận không chiến diễn ra trong điều kiện độ cao rất thấp, số lượng máy bay địch đông gấp nhiều lần nhưng phi công Việt Nam vẫn dành được thắng lợi. Tinh thần quả cảm và ý chí chiến đấu, quyết tâm dành thắng lợi của các phi công Việt Nam được đánh giá là Tuyệt vời, dù số lượng máy bay của đối phương tham chiến đông hơn rất nhiều lần, nhưng chưa có trường hợp nào MiG né tránh trận chiến có số lượng địch lớn hơn. Hơn thế nữa, dù chỉ một máy bay, nhưng MiG 21 vẫn kiên quyết lao vào trận đánh và dành thắng lợi.
Theo: QPAN