Không tham gia TPP, Trung Quốc chịu thiệt gì?

Thỏa thuận Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) kết thúc đàm phán. Vậy, đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, khi không tham gia TPP, Trung Quốc chịu thiệt gì?
Ảnh: The Wall Street Journal
Ảnh: The Wall Street Journal

Thỏa thuận Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đạt được đã đánh dấu chiến thắng to lớn của 12 quốc gia thành viên trong việc hình thành tương lai thương mại toàn cầu. Vậy, đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, khi không tham gia TPP, Trung Quốc chịu thiệt gì?.

12 quốc gia thành viên TPP, không bao gồm Trung Quốc, đã nhấn mạnh về cái giá mà Trung Quốc phải trả vì đã không tham gia TPP khi TPP đang chiếm 40% nền kinh tế toàn cầu, các chuyên gia cho biết.

Các nhà lãnh đạo Nhật Bản nhấn mạnh thỏa thuận này là chìa khóa để hướng tới các mục tiêu về kinh tế và an ninh khi Trung Quốc đang mở rộng tầm hưởng trong khu vực, đặc biệt là ở Đông Nam Á, nơi mà Nhật Bản từ lâu đã được xem là nhà đầu tư và nhà tài trợ chính.

"Chúng tôi sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng, thịnh vượng và ổn định trong khu vực bằng cách củng cố quan hệ kinh tế với các nước mà trong đó chia sẻ những giá trị như tự do, dân chủ, nhân quyền cơ bản, và các quy tắc của pháp luật", Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết gần đây.

Phản ứng trước kết quả của Hiệp định TPP, hãng thông tấn lớn nhất Trung Quốc - Tân Hoa Xã nhận định các cuộc đàm phán TPP thiếu minh bạch.

Một số nhà phân tích Trung Quốc liên tục lặp lại những lời chỉ trích từ lâu rằng Washington thúc đẩy hiệp định thương mại này là để kìm chế Trung Quốc. Trung Quốc sẽ tham gia TPP? TPP được dẫn đầu bởi Mỹ đang có ý định kiềm chế Trung Quốc?, Giáo sư Feng Wei tại Đại học Fudan cho biết.

TPP được coi là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới. Hiệp định này được đàm phán từ tháng 3.2010, gồm 12 quốc gia: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. 

Đây được xem là thỏa thuận tự do về thương mại sâu rộng nhất, trong đó sẽ cắt giảm các hàng rào thương mại và thiết lập các tiêu chuẩn chung cho 12 quốc gia.

Trung Quốc đã từng được mời tham gia tổ chức thương mại này, nhưng quốc gia này đã từ chối vì không thể tuân theo nhiều quy định được đưa ra như mở cửa lĩnh vực tài chính.

Không tham gia vào TPP đồng nghĩa với việc Trung Quốc đã bỏ qua cơ hội hình thành trụ cột quan trọng trong hệ thống thương mại toàn cầu. Thêm vào đó, quốc gia này cũng sẽ phải chịu thiệt do giao thương chuyển hướng, các chuyên gia nhận định.

Tuy nhiên, ở đó vẫn có một số doanh nghiệp Trung Quốc tận dụng TPP để hưởng lợi.

Zhang Kui, Tổng Giám đốc của Bros Holding Ltd, hiện đang hoạt động các nhà máy dệt may ở một số tỉnh của Trung Quốc cho biết, kể từ năm 2012, doanh nghiệp này đã đầu tư 300 triệu USD vào Việt Nam, nơi mà cho phép họ di chuyển hàng hóa sang các quốc gia thành viên khác với mức thuế ưu đãi.

"Trung Quốc hiện có thể đang lên kế hoach tham gia TPP trong một vài năm tới thông qua việc vận động châu Âu và các liên minh của Mỹ chấp nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường. Tôi không nghĩ Trung Quốc muốn tham gia TPP sớm. Điều này không thực tế", Jing Huang, Giáo sư tại Đại học Quốc gia Singapore cho biết.

Tuyết Nhung - Theo The Wall Street Journal, Một thế giới