Khám phá "kho" tên lửa chống hạm Trung Quốc

Đến nửa cuối thập niên 1960, đa số các chuyên gia hải quân phương Tây vẫn có thái độ coi thường tên lửa chống hạm có điều khiển, không coi chúng là một phương tiện tác chiến hiệu quả trên biển.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong khi đó, Liên Xô đã vượt Mỹ trong lĩnh vực vũ khí tên lửa có điều khiển khi đã trang bị tên lửa chống hạm cho các hệ thống tên lửa bờ biển, tàu ngầm, tàu khu trục, tàu chiến nhỏ và máy bay ném bom. Và mặc dù các tên lửa Xô-viết đầu tiên còn xa mới hoàn thiện xét về nhiều tham số, nhưng việc sử dụng chúng thành công trong cuộc xung đột vũ trang Arab-Israel năm 1967 đã gây ra một “sự bùng nổ tên lửa hải quân” thực sự sau đó.


Có số lượng đông đảo nhất thời đó, tên lửa chống hạm P-15 của Liên Xô có một động cơ hành trình phản lực, nhiên liệu lỏng, hai thành phần. Trong đó sử dụng nhiên liệu TG-02 (Tonka-250) tự bốc cháy khi tiếp xúc với chất ô xy hóa và chất ô xy hóa АK-20K (chất ô xy hóa nitrat). Động cơ hoạt động ở 2 chế độ: khởi tốc và hành trình. Ở giai đoạn bay hành trình, tên lửa bay với tốc độ 320 m/s. Các biến thể đầu tiên của P-15 có tầm bắn đạt 40 km.

Trên tên lửa P-15 lắp hệ dẫn tự hoạt, gồm đầu tự dẫn radar hay đầu tự dẫn hồng ngoại, máy lái tự động (autopilot) và máy đo cao khí áp hay radar đo cao dùng để duy trì độ cao bay trong khoảng 100-200 m trên mặt biển. Phần chiến đấu xuyên lõm-nổ phá có trọng lượng 480 kg được tính toán để tiêu diệt được tàu chiến có lượng giãn nước hơn 3.000 t.
 

Phóng tên lửa chống hạm P-15 từ tàu tên lửa Projekt 183R
Phóng tên lửa chống hạm P-15 từ tàu tên lửa Projekt 183R

Tên lửa chống hạm P-15 cùng với phương tiện mạng là các tàu tên lửa lớp Projekt 183R đã được xuất khẩu rộng rãi và có trong trang bị của hải quân các nước Algeria, Ai Cập, Cuba, CHDCND Triều Tiên và Indonesia. Ngoài tàu tên lửa và tên lửa, Liên Xô cung cấp cho Trung Quốc cả tài liệu kỹ thuật của tên lửa chống hạm P-15М, điều đó đã cho phép Trung Quốc triển khai được việc sản xuất loạt tên lửa tại nhà máy hàng không 320 ở Nam Xương vào nửa đầu thập niên 1970. Cách mạng văn hóa đã cản trở mạnh mẽ quá trình sản xuất tên lửa chống hạm ở Trung Quốc. Sự đàn áp đối với giới trí thức và sự suy sụp văn hóa chung thời đó đã hạn chế lớn đến khả năng của khoa học và công nghiệp Trung Quốc trong lĩnh vực chế tạo các mẫu vũ khí hiện đại.

Tại Trung Quốc, tên lửa P-15 được đặt ký hiệu là SY-1 và ngoài các tàu tên lửa nhỏ, còn được trang bị cho các frigate lớp Type 053 (Giang Hồ) vốn được thiết kế dựa trên tàu hộ vệ lớp Projekt 50 của Liên Xô, và cho các đơn vị tên lửa bờ biển.

Tên lửa chống hạm SY-1 trong viện bảo tàng
Tên lửa chống hạm SY-1 trong viện bảo tàng

Thuở ban đầu, việc khai thác SY-1 gặp rất nhiều khó khăn vì người Trung Quốc thiếu trầm trọng kinh nghiệm, kiến thức và văn hóa sản xuất, còn chất lượng sản xuất các tên lửa chống hạm cực kỳ thấp. Không hiếm các vụ rò rỉ nhiên liệu và chất ô xy hóa mà khi tiếp xúc thì tự bốc cháy mà trong nhiều trường hợp đã dẫn đến cháy nổ.

Cuối thập niên 1970, Trung Quốc đã chế tạo được biến thể cải tiến là tên lửa chống hạm SY-1А. Những khác biệt chủ yếu so với biến thể ban đầu là việc sử dụng đầu tự dẫn xung chống nhiễu mới và radar đo cao. Ở biến thể SY-1А đã khắc phục được hiện tượng rò rỉ nhiên liệu và đạt được khả năng cất giữ lâu dài tên lửa chống hạm ở dạng đã nạp nhiên liệu. Các thành tựu trong lĩnh vực nâng cao độ tin cậy và an toàn cất giữ, vận chuyển và sử dụng tên lửa SY-1А đã cho phép chế tạo trên cơ sở tên lửa này biến thể tên lửa chống hạm phóng từ máy bay YJ-6 mà phương tiện mang là máy bay ném bom tầm xa Н-6. Biến thể tên lửa chống hạm này đã có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm đến 100 km, xác suất diệt mục tiêu khi không có nhiễu, theo đánh giá của các chuyên gia Trung Quốc, là 0,7.

Tên lửa chống hạm SY-2
Tên lửa chống hạm SY-2

Do sự phức tạp trong khai thác và nguy hiểm trong sử dụng tên lửa lắp động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng dùng chất ô xy hóa ăn mòn và nhiên liệu độc hại, Trung Quốc đã phát triển được tên lửa chống hạm SY-2 với động cơ nhiên liệu rắn. Tuy nhiên, tầm bắn của SY-2 không vượt quá 50 km, do đó, trong thập niên 1980, họ đã tìm cách chế tạo tên lửa chống hạm SY-2A với động cơ turbine phản lực. Nhưng thời đó, việc làm chủ công nghệ sản xuất động cơ turbine phản lực cỡ nhỏ có độ tin cậy cao là bài toán hóc búa đối với công nghiệp Trung Quốc. Vì vậy, họ vẫn tiếp tục phát triển và sản xuất các biến thể tên lửa mới với động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng đơn giản và rẻ tiền.

Tên lửa chống hạm SY-2
Tên lửa chống hạm SY-2

Sự phát triển tên lửa chống hạm Trung Quốc sau đó tập trung vào tăng tốc độ bay và tầm bắn, khả năng chống nhiễu của đầu tự dẫn và uy lực của phần chiến đấu, đã dẫn đến việc chế tạo các tên lửa họ  HY-1 (Hải Ưng-1). Nhìn chung, các chuyên gia Trung Quốc đã đi theo con đường Liên Xô cải tiến tên lửa chống hạm họ P-15, nhưng đồng thời đã đi xa hơn trên hướng này. Trong khi Liên Xô đã phát triển được các thiết kế tên lửa chống hạm hiện đại với tốc độ siêu âm thì Trung Quốc tiếp tục cải tiến các thiết kế cũ, trang bị cho chúng các động cơ nhiên liệu rắn và turbine phản lực.

Tên lửa HY-1 đã được trang bị cho các tàu khu trục Trung Quốc lớp Type 051. Các biến thể cải tiến với đầu tự dẫn radar mới có ký hiệu HY-1J và HY-1JА. Các tên lửa này mang phần chiến đấu xuyên lõm, trọng lượng hơn 500 kg. Tên lửa được phóng đi từ tàu mang hay bệ phóng mặt đất nhờ một động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn, còn động cơ hành trình tên lửa nhiên liệu lỏng bắt đầu hoạt động ngay ở trên không khi đã bay xa ở cự ly an toàn cho tàu mang và bệ phóng. Điều này đã nâng cao đáng kể sự an toàn trong sử dụng tên lửa vì đã xảy ra nhiều trường hợp động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng nổ ngay khi bắt đầu hoạt động.

Việc hiện đại hóa hệ dẫn của HY-1 và tăng kích thước đã dẫn đến sự ra đời của tên lửa chống hạm HY-2. Nhờ các thùng nhiên liệu dung tích lớn hơn mà tầm bay của tên lửa đã tăng lên đến 100 km. Nhưng đồng thời, việc tăng dung tích các thùng nhiên liệu cũng làm tăng kích thước tên lửa, khiến cho việc bố trí chúng trên các bệ phóng trên tàu là không thể. Vì thế, tên lửa chống hạm họ HY-2 chỉ được sử dụng cho các hệ thống tên lửa bờ biển.

Tên lửa chống hạm HY-2G
Tên lửa chống hạm HY-2G

Biến thể HY-2А được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại, còn HY-2B và HY-2G lắp đầu tự dẫn radar đơn xung, HY-2С dùng hệ dẫn truyền hình. Xác suất diệt mục tiêu khi bắt mục tiêu bằng đầu tự dẫn radar là 0,9.

Việc sử dụng trên biến thể HY-2G radar đo cao cải tiến và thiết bị kiểm soát có lập trình đã cho phép tên lửa sử dụng biên dạng bay thay đổi.

Việc Trung Quốc chế tạo được động cơ turbine phản lực cỡ nhỏ WS-11 đã cho phép trang bị chúng cho các tên lửa chống hạm mới HY-4. WS-11 là động cơ sao chép động cơ turbine phản lực Teledyne-Ryan CAE J69-T-41A của Mỹ lắp trên máy bay không người lái do thám AQM-34 thời chiến tranh ở Việt Nam.

Tên lửa chống hạm HY-4
Tên lửa chống hạm HY-4

HY-4 có tầm bắn đến 150 km, được nhận vào trang bị vào năm 1983, là sự kết hợp các hệ dẫn và điều khiển của tên lửa chống hạm HY-2G với động cơ turbine phản lực WS-11.

Động cơ này cũng được sử dụng trên một số máy bay không người lái Trung Quốc. Bề ngoài, tên lửa chống hạm HY-4 khác với HY-2G ở chỗ có thiết bị hút khí ở bên dưới. Biến thể HY-4 dùng để xuất khẩu có ký hiệu С-201W.

Biến thể cải tiến có tên HY-41. Theo báo chí Trung Quốc, tiểu đoàn tên lửa bờ biển HY-41 có thể tiêu diệt mục tiêu trong sector +/- 85 độ, ở cự ly 250-300 km tùy thuộc vào biên dạng bay, cho phép bao quát một vùng biển diện tích 14.000 km2.
 

Mẫu chế thử tên lửa chống hạm HY-41
Mẫu chế thử tên lửa chống hạm HY-41

Vào giữa thập niên 1980, Trung Quốc đã thử nghiệm và đưa vào trang bị tên lửa chống hạm YJ-61 (С-611) phóng từ máy bay, chế tạo dựa trên cơ sở HY-2. YJ-61 có trọng lượng nhỏ hơn và không có các động cơ khởi tốc.

So với các mẫu tên lửa chống hạm nhiên liệu lỏng trước đó của Trung Quốc được trang bị cho máy bay ném bom tầm xa Н-6, YJ-61 đơn giản hơn trong sử dụng và an toàn hơn trong khai thác. Tầm bắn và xác suất diệt mục tiêu được nâng lên.

Tên lửa chống hạm YJ-61
Tên lửa chống hạm YJ-61

Một phương án phát triển khác của HY-4 là YJ-63(С-603) phóng từ máy bay, được đưa vào trang bị vào năm 2002. Đây là tên lửa hàng không lớp không đối diện đầu tiên của Trung Quốc được trang bị động cơ turbine phản lực. YJ-63 có khả năng tiêu diệt với xác suất cao các mục tiêu mặt đất và mặt nước.

Bề ngoài, nó vẫn giữ lại nhiều nét của các mẫu tên lửa chống hạm trước đó, nhưng có cấu trúc phần đuôi khác.

Tên lửa chống hạm YJ-63 ở giai đoạn bay đầu được điều khiển bằng hệ dẫn quán tính, ở giai đoạn bay giữa được hiệu chỉnh nhờ các tín hiệu của hệ thống vệ tinh định vị, còn ở giai đoạn cuối do hệ dẫn truyền hình điều khiển.

Năm 2005, Trung Quốc đã giới thiệu biến thể lắp chụp rẽ dòng trong suốt vô tuyến cho phần đầu tên lửa và bên dưới chụp rẽ dòng nhiều khả năng là đầu tự dẫn radar. YJ-63 có tầm bắn trong giới hạn 180 km, nhưng ở tốc độ bay dưới âm, tên lửa khá đồ sộ này sẽ dễ bị tổn thương trước vũ khí phòng không hạm tàu.

Tính năng kỹ-chiến thuật của các tên lửa chống hạm thế hệ 1 của Trung Quốc
HY-1 HY-2
HY-4
SY-2
HY-3
FL-7
Năm trang bị
1976 1978 1983
1991
1995 199...
Tên xuất khẩu
-
C-201
C-401 FL-2 C-301 FL-7
Trọng lượng phóng, t
2,3
3,0 2,0
1,72 3,4 1,8
Chiều dài × đường kính
6,6×0,76
7,48×0,76 7,36×0,76 6,0×0,54
9,85 × - 6,6×0,54
Trọng lượng phần chiến đấu, kg
500
513 - 365 300 365
Tốc độ, M
0,85
0,9 0,85 0,9 2,5 1,4
Tầm bắn, km
35
Đến 95 Đến 150 50 Đến 150
32
Độ cao bay, m
100-300
100-300 Đến 100
Đến 20 Đến 50 50-100

   
Tên lửa chống hạm thế hệ 1 của Trung Quốc dựa trên các loại tên lửa Liên Xô và đã trải qua một chặng đường độc lập phát triển. Mặc dù có bề ngoài cổ lỗ, các tên lửa chống hạm Trung Quốc được chế tạo dựa trên tên lửa P-15 của Liên Xô vẫn còn tồn tại trong biên chế các đơn vị tên lửa bờ biển của hải quân Trung Quốc, cũng như trang bị của các máy bay ném bom tầm xa. Nhưng trên các chiến hạm của hải quân Trung Quốc, các tên lửa cũ dùng động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng gần như đã bị thay toàn bộ bằng các tên lửa chống hạm hiện đại do Trung Quốc và Nga sản xuất với động cơ turbine phản lực và nhiên liệu rắn.

Ngoài ra, các tên lửa chống hạm trên cơ sở các tên lửa SY-2, HY-1 và HY-2 để bảo đảm huấn luyện chiến đấu cho các kíp chiến đấu tên lửa phòng không và thử nghiệm các hệ thống phòng không mới vẫn được sản xuất và cải hoán số lượng lớn từ các tên lửa chiến đấu hết hạn sử dụng thành bia bay điều khiển bằng vô tuyến.
 

Tên lửa chống hạm C-201
Tên lửa chống hạm C-201

Các tên lửa Trung Quốc có nguồn gốc chung với P-15 của Liên Xô đã được cung cấp cho Myanmar, Cuba, Triều Tiên, Iran, Iraq, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, Pakistan, Sudan. Triều Tiên và Iran đã triển khai sản xuất loại tên lửa chống hạm này.

Các tên lửa chống hạm bờ biển Trung Quốc mà phương Tây gọi là Silkworm (Con tằm) đã được sử dụng tích cực trong chiến tranh Iran-Iraq và trong Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991.

Sự kiện diễn ra vào tháng 2/1991 được biết đến rộng rãi khi Iraq phóng 2 tên lửa chống hạm HY-1 phóng vào chủ lực hạm USS Missouri (BB-63) của Mỹ đang bắn phá bờ biển. Một tên lửa bị hỏng hệ dẫn và chệch hướng, tên lửa thứ hai bị một tên lửa phòng không Sea Dart phóng từ tàu khu trục HMS Gloster (D96) bắn rơi.

Tên lửa chống hạm HY-3
Tên lửa chống hạm HY-3

Vào giữa thập niên 1980, các chuyên gia Trung Quốc nhận thấy rõ rằng, các giải pháp kỹ thuật được áp dụng cho tên lửa P-15 trong thập niên 1950 đã lạc hậu và hầu như đã hết tiềm năng hiện đại hóa.

Do đó, Trung Quốc đã tìm cách chế tạo tên lửa bờ biển chống hạm siêu âm của mình là HY-3 (С-301).

Nỗ lực này không thành công lắm: tên lửa nặng gần 3,5 ta, chiều dài gần 10 m, nên rất khó vận chuyển và ngụy trang hệ thống tên lửa bờ biển trên địa hình.
 

Tên lửa chống hạm HY-3
Tên lửa chống hạm HY-3

HY-3 sử dụng phần chiến đấu và đầu tự dẫn của HY-2G. Tên lửa được phóng bằng 4 động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn. Hai động cơ hành trình phản lực-không khí dòng thẳng  chạy kêrôxin được khởi động sau khi tên lửa đạt tốc độ 1,8М và đưa tên lửa đạt đế tốc độ hơn 2,5М. HY-3 có tầm bắn trong khoảng 150-180 km, nghĩa là tầm bắn ngắn so với một tên lửa kích thước như thế.

Tên lửa chống hạm FL-7
Tên lửa chống hạm FL-7

Do quá nặng và to lớn, HY-3 không được phổ dụng và việc sản xuất chỉ dừng ở lô thử nghiệm.

Đầu thập niên 1990, Trung Quốc đưa tên lửa chống hạm FL-7 vào thử nghiệm. Đây là tên lửa tương đối nhỏ, với động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng được chế tạo với tính toán nhằm đạt tốc độ siêu âm. FL-7 dùng để trang bị cho trực thăng Z-8 và tiêm kích-bom JH-7.

Nhưng tầm bắn ngắn xét theo các chuẩn mực hiện đại chỉ không quá 35 km, và việc sử dụng động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng nguy hiểm trong khai thác là nguyên nhân khiến hải quân Trung Quốc không quan tâm đến tên lửa này.

(còn nữa)

Theo VND