Khám phá các hệ thống phòng không Israel

Sự gia tăng căng thẳng giữa Palestin và Israel với những vụ tấn công tên lửa thường xuyên từ phía Palestin buộc Israel phải xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường hiệu quả, có khả năng ngăn chặn các đòn tấn công tên lửa khủng bố từ phía các chiến binh Ả Rập.
Khám phá các hệ thống phòng không Israel

Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tự chế.

Hệ thống phòng thủ tên lửa này được đặt tên là “Vòm sắt” . Ý tưởng của các nhà thiết kế Israel khá đơn giản: hệ thống đánh chặn các tên lửa không điều khiển và các đầu đạn trên tầm bắn từ 4 km – 70 km. “Vòm sắt” có thể được hiểu là hệ thống phòng thủ tên lửa cấp chiến thuật. “Vòm sắt” được thiết kế với mục đích đánh chặn các tên lửa Palestin "Qassam" và "Grad".

Tổ hợp tên lửa "Vòm sắt" Israel

Trên thực tế hệ thống vũ khí này không khiến truyền thông thế giới phải quan tâm, nếu như quân đội Mỹ không tự nhiên muốn sở hữu loại vũ khí này. Israel đã tổ chức một cơ quan đặc biệt, có trách nhiệm triển khai định hướng xuất khẩu sản phẩm này sang thị trường Mỹ.

Vấn đề đặt ra là tại sao các quan chức quân sự Sao và Vạch này lại quan tâm đến tổ hợp “Vòm sắt” trong khi họ có một hệ thống tương đương mang tên “C-RAM”. Đại diện Lầu Năm Góc cho biết, tổ hợp tên lửa đánh chặn Israel có những thông số kỹ chiến thuật thật sự ấn tượng.

“Vòm sắt” từ quan điểm phòng thủ tên lửa cho thấy hệ thống đặc biệt hoạt động theo một hướng hẹp. “C-RAM” của Mỹ có khả năng tác chiến rộng hơn do không những có thể chống lại tên lửa hành trình loại tương tự Tomahawk mà còn có thể chống lại các loại đạn cối và tên lửa đạn đạo. Điểm yếu duy nhất là tên lửa của C-RAM” là khó tiêu diệt các tên lửa mà quỹ đạo bay là phi điều khiển với số lượng lớn.

Một khẩu đội tên lửa “Vòm sắt” cho phép bao phủ một khu vực rộng khoảng 150 km2. Tổ hợp có thể tính toán được quỹ đạo đường bay của đầu đạn nhằm xác định nó có nguy hiểm hay không, từ đó tính toán khả năng đánh chặn hay không đánh chặn.

Như vậy, nhập khẩu tổ hợp tên lửa “Vòm sắt” từ Israel cho phép người Mỹ có thể tổ chức một hệ thống phòng thủ đa tầng. Tên lửa có thể là một lá chắn lý tưởng cho các cụm binh lực bộ binh cơ giới, tăng thiết giáp và các phân đội binh chủng khác thực hiện nhiệm vụ chiến đấu tiến công.

Nếu như quân đội Mỹ sở hữu cả “Vòm sắt” và “C-RAM” thì khả năng các lực lượng dân quân, du kích không thể sử dụng tên lửa tự chế để tấn công các căn cứ viễn chinh của quân đội Mỹ ở nước ngoài và tấn công vào lực lượng đang thực hiện các hoạt động chiến thuật (cơ động hành quân, tấn công, phòng ngự cứ điểm).

Ngoài Mỹ, Gruzia cũng quan tâm đến tổ hợp vũ khí này, có thể Mikheil Saakashvili cũng muốn xem hiệu quả của “Iron Dome” trong lĩnh vực đánh chặn tên lửa đạn đạo. Do hiện nay Gruzia coi Nga là kẻ thù số 1, có thể họ tin rằng họ sẽ bảo vệ được các đòn tấn công của Nga?

Tổ hợp “Vòm sắt” có trong biên chế đài radar đa mục tiêu EL/M-2084 của công ty ELTA Systems. Radar có khả năng xác định quỹ đạo đường bay của đường đạn, do khoảng 75% tên lửa "Qassam" không  đánh trúng mục tiêu nên radar sẽ xác định quỹ đạo đường bay nguy hiểm để đánh chặn. Khả năng này giúp tiết kiệm được kinh phí do tên lửa đánh chặn đắt hơn nhiều lần so với tên lửa tự chế và nâng cao khả năng phòng thủ.

Trung tâm điều khiển hỏa lực. Thời gian từ khi phát hiện mục tiêu đến khi phóng tên lửa khoảng vài giây. Ba bệ phóng tên lửa dạng container chứa 20 tên lửa đánh chặn “Tamir”.

Tên lửa “Taminr” nằm trong ống phóng container có độ dài 3m, đường kính 160 mm, khối lượng 90 kg. Đầu nổ phi tiếp xúc. “Tamir” có đầu tự dẫn radar. Theo lệnh điều khiển, tên lửa hướng đến mục tiêu theo các dữ liệu cung cấp từ  radar trên đầu đạn. Có thông tin cho rằng, tên lửa có khả năng phát triển để có thể bắn đến tầm xa 250 km, với khả năng đánh chặn tên lửa đối phương ngay trên vùng phóng đạn. Công ty Rafael thông báo, hệ thống “Vòm sắt” có khả năng bắn hạ máy bay trên độ cao đến 10 km.

Tên lửa tầm gần Spyder-SR và tầm trung Spyder-MR

Một dòng sản phẩm được thị trường phòng không chú ý nữa của Rafael là tổ hợp tên lửa phòng không cơ động tầm gần Spyder-SR và tầm trung Spyder-MR.

Spyder có nhiệm vụ bảo vệ các mục tiêu quan trọng trên chiến trường cũng như các đơn vị binh chủng hợp thành trong chiến đấu.Hệ thống được điều khiển tích hợp dạng mạng chia sẻ thông tin, hoạt động trong mọi điều kiện khí hậu thời tiết, ngày đêm, có khả năng cơ động cao và phản ứng nhanh trước nguy cơ tấn công đường không.

Tên lửa tầm trung ống phóng thẳng đứng Spyder-MR cho phép phóng tên lửa về mọi hướng. Spyder có thể cùng lúc theo dõi và đeo bám nhiều mục tiêu cho đến thời điểm phóng (LOBL – Lock On Before Launch) và sau khi phóng tên lửa (LOAL – Lock On After Launch) theo nguyên tắc “Bắn – Quên” hoặc điều chỉnh đường bay tên lửa khi phóng đạn.

Tổ hợp phòng không tầm trung Spyder-MR có trong biên chế tên lửa Derby với đầu tự dẫn là radar chủ động (8 tên lửa trên bệ phóng), Spyder-SR – tên lửa Python 5 với đầu tự dẫn hồng ngoại 2 kênh. (4 tên lửa trên bệ phóng) . Khác hơn so với tên lửa cùng loại lắp trên máy bay, các tên lửa mặt đất có động cơ tăng tốc. Xe phóng Spyder-SR được trang bị hệ thống quan sát cảm biến quang điện tử TOPLITE.

Một khẩu đội Spyder bao gồm 6 xe phóng tên và đài chỉ huy và điều hành tác chiến. Xe chỉ huy 3 cầu 6 bánh có lắp đặt đài radar quan sát không gian 3 chiều tọa độ Elta EL/M 2106 ATAR. Radar quan sát, theo dõi và khóa mục tiêu có khả năng xử lý cùng lúc 60 đối tượng.

Trong biên chế của Spyder-MR còn được trang bị radar trinh sát tầm xa IAI/Elta MF-STAR với khả năng phát hiện mục tiêu trên khoảng cách đến 100 m. Hệ thống thông tin liên lạc không dây cho phép phân tán các thành phần trong khẩu đội. Đài chỉ huy và điều hành tác chiến Spyder có thể kết nối với các khẩu đội tên lửa khác và nhận thông tin điều hành tác chiến từ cấp cao hơn. Điều đó cho phép cấp khẩu đội có thể tác chiến độc lập hoặc trong đội hình trung lữ đoàn phòng không hỗn hợp đa thành phần.

Tổ hợp Spyder-SR: Tầm bắn – 1-15 km, độ cao tiêu diệt mục tiêu từ –  0,02 - 9 km, Phóng nghiêng, chế độ khóa mục tiêu– LOBL, LOAL

Tổ hợp Spyder-MR, tầm bắn hơn 35 km ( nguồn khác là  – 50 km), tầm cao đến 16 km. Ống phóng thẳng đứng, chế độ khóa mục tiêu - LOAL

Ngoài Israel, tổ hợp Spyder có mặt trong lực lượng phòng không của Gruzia, (tên lửa Python 4), Singapore  (Spyder-MR/SR) và Ấn Độ (Spyder-SR).

  Theo: QPAN