Trong buổi ra mắt đầu tiên của thế hệ tăng thiết giáp Armata trên Quảng trường Đỏ vào lễ kỷ niệm Ngày chiến thắng, siêu tăng nổi tiếng Aramta đã trở thành tâm điểm của sự chú ý và một phương tiện chiến đấu khác xe bộ binh cơ giới tiên tiến BMP T-15 dường như không được sự quan tâm của công chúng. Nhưng thực tế hai xe tăng Armata và Armata T-15 đều là hai sản phẩm đỉnh cao của công nghiệp quốc phòng Tăng thiết giáp Nga: Hệ thống phương tiện tác chiến tương lai.
Kênh truyền hình “Zvezda”, là cơ quan truyền thông đầu tiên được tác giả của ý tưởng “hệ thống phương tiện tác chiến tương lai”, phó tổng giám đốc Vyacheslav Halitov phụ trách kỹ thuật đặc biệt của tập đoàn: “ chúng ta đã chuyển sang một tư duy tiến hành các hoạt động tác chiến hoàn toàn mới. Xung đột phức hợp đang trở thành mẫu hình xung đột điển hình, đòi hỏi khả năng cơ động lực lượng nhanh chóng. Cùng với nguyên mẫu xe tăng Armata, xe chiến đấu BMP T-15 và hàng loạt các loại xe cơ giới tiên tiến khác, hình thành hệ thống chiến đấu mới, có khả năng nhanh chóng triển khai giải quyết mọi nhiệm vụ chiến đấu”.
Khả năng bảo vệ: trọng tâm chủ chốt của xe BBCG.
Lắp ráp trang thiết bị trong thân xe BMP tại xưởng
Xe thiết giáp BBCG Т-15 – là xe chiến đấu BMP hạng nặng, hiện không có mẫu tương đương trên thế giới. Chỉ có hai mẫu xe tương tự trên thế giới như xe Namer của Israel và xe Puma của Liên bang Đức là có một số tính năng kỹ thuật tương đương Т-15 được xây dựng trên nền tảng khung gầm cơ bản Armata. Tương tự như người anh em T-14, T-15 được đưa vào dự án tối mật của Bộ Quốc phòng Nga.
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền của kênh truyền hình “Zvezda” ông Vyacheslav Halitov cũng hé mở một số thông tin liên quan đến chiếc xe bí mật này.
“ Chiếc BMP T-15 có một tập hợp hỗn hợp các lớp chống lại các loại vũ khí diệt tăng thiết giáp bằng phương án sử dụng kiến trúc cứng rắn hợp lý kết hợp với các module thiết giáp bảo vệ và các tổ hợp giáp phản ứng nổ thế hệ mới, có sử dụng các loại vật liệu hấp thụ sóng radio và các lớp sơn phủ công nghệ stealth đặc biết, lắp đặt các thành phần cấu thành hệ thống phòng thủ chủ động, hệ thống chống lại các loại vũ khí có độ chính xác cao và hệ thống bảo vệ từ trường.”
Khả siêu bảo vệ của xe BBCG, được sử dụng để vận chuyển cơ động bộ binh lên tuyến chiến đấu, lập tức trở thành trung tâm tranh luận của các chuyên gia quân sự. Có thể được coi là quá tải về tranh luận.
“ Quan điểm của nhà thiết kế có thể nói, gói gọn trong yêu cầu bức thiết trên tuyến chiến đấu có môt thế hệ các phương tiện tác chiến có cùng cấp độ bảo vệ và cơ động. Dù có mô phỏng hóa thế nào trận chiến hiện đại thế nào, trong thời gian này, khả năng sống còn cao nhất sẽ là các xe tăng T-14 và Bxe BBCG T-15. Đây là một quyết định đúng đắn và sáng suốt của Bộ Quốc Phòng Nga trong việc chấp nhận thiết kế thế hệ BMP mới”. Ông Halitov nói.
Trong chương trình chế tạo hệ thống các phương tiện chiến đấu “Armata” xe tăng Armata T-14 có thể đổi vị trí với BMP T-15, có nghĩa là các xe BMP hạng nặng này có thể đi sau hoặc đi trước đội hình của các xe tăng. Các xe BMP-15 có thể cơ động dưới hỏa lực che chắn của xe tăng hoặc dưới sự bảo vệ của hỏa lực thân xe. Cùng với thiết giáp và hỏa lực mạnh, xe BMP có thể đưa bộ binh đến sát tuyến chiến đấu, giảm thiểu tối đa tổn thất sinh lực trong chiến đấu tiến công hoặc tác chiến phòng ngự.
Những đặc điểm nổi bật của T-15
Mô phỏng 3D xe chiến đấu BBCG T-15
Cấu trúc thiết kế T-15. Tương tự như các xe BMP khác, T-15 có khoang động lực ở phía trước và động cơ, tiếp sau là khoang chiến đấu và phía sau là khoang bộ binh. Chủ nhiệm của dự án trang thiết bị đặc biệt Uralvagonzavod khẳng định, xe T-15 hoàn toàn không thua kém T-14 về hệ thống bảo vệ mà theo một số các tính năng kỹ thuật khác còn vượt trội hơn, đặc biệt ở khoang bộ binh.
“ Xe BBCG BMP T-15 hoàn toàn có khả năng tiếp cận tuyến chiến đấu an toàn, phía sau xe có cửa mở thành cầu dốc để bộ binh có thể thoát khỏi xe nhanh chóng và an toàn. Cửa nắp phía trên chỉ được mở cho lái xe – kỹ thuật viên. Khoang động lực có động cơ phía trước là một lớp bảo vệ tiếp theo cho kíp xe, hệ thống thiết giáp chống mìn gầm xe hoàn hảo – tất cả đều được chế tạo để bảo vệ kíp xe tốt nhất, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao".Ông Helitov phát biểu.
Khoang chiến đấu không có người, lắp đặt các loại vũ khí. Hoạt động nạp đạn và khai hỏa hoàn toàn tự động, phía dưới khoang vũ khí là khoang kíp xe được bọc thép bảo vệ. Xe BBCG có khả năng cơ động linh hoạt, nhanh chóng do lắp đặt động cơ diesel rất mạnh, theo các nguồn khác nhau, động cơ có thể đạt đến công suất 1500 mã lực, đạt tốc độ là 70 km/h. Bộ phận chuyển động với bánh chủ động phía trước và hệ thống giảm chấn treo chủ động cho phép duy trì cơ động tốc độ cao trên địa hình phức tạp, giữ gìn được thể lực bộ binh và tăng cường độ chính xác của hỏa lực.
“ Xe T-15 không có được tốc độ cao như các xe bọc thép hạng nhẹ khác và không bơi được, nhưng các kỹ sư không cho rằng đó là khiếm khuyết. Xe T-15 có thể cơ động ngầm dưới mặt nước. Kinh nghiệm của chiến tranh Vệ quốc cho thấy, việc đánh chiếm bàn đạp trước chiến đấu tấn công là điều kiện tiên quyết dành thắng lợi, do đó khả năng vượt chướng ngại nước khi đang hành tiến là chiến thuật của quá khứ, không phải của chiến tranh hiện đại trong tương lai.” – một chuyên gia khẳng định.
Sáu điểm nổi bật
Các quan chức kiểm tra xe trong xưởng
Lắp ráp các bộ phận, chi tiết thân xe
Vyacheslav Halitov tuyên bố rằng T-15 là phương tiện tác chiến không thể thay thế trong chiến tranh đô thị, tiến hành các hoạt động chiến đấu ở địa hình đồi núi. Hệ thống chống cháy nổ và bảo vệ xe chống các đòn tấn công từ trên cao khiến xe BMP T-15 gần như bất khả xâm phạm trong điều kiện tác chiến đặc biệt quan trọng này. Xe có 6 điểm khác biệt có ưu thế hơn hẳn các loại xe trước đó.
“ Đặc điểm khác biệt chính so với thế hệ xe BMP trước được xác định rõ là: xe BMP T-15 có cấp độ bảo vệ cao trước các loại vũ khí đạn đạo, có khoang thiết giáp bảo vệ kíp xe, vũ khí được điều khiển từ xa, hệ thống điều khiển hỏa lực tự động hóa hoàn toàn với hệ thống kính ngắm đa kênh quang phổ, hệ thống lưu trữ và xử lý thông tin kỹ thuật số và bảy cụm bánh dẫn xích "- Vyacheslav Halitov cho biết.
Hệ thống lưu trữ và xử lý thông tin kỹ thuật số cho phép kíp xe T-15 tập trung toàn bộ tinh thần vào thực hiện các nhiệm vụ do hệ thống quản lý dữ liệu thông tin không chỉ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, mà còn kiểm tra à dự báo tình trạng kỹ thuật thân xe. Nhờ ưu thế này mà các trang thiết bị thân xe, được tự động hóa nhằm đảm bảo trang thiết bị hoạt động trơn chu, không xảy ra các hiện tượng hỏng hóc bất thường. Trong các phương tiện cơ giới hạng nhẹ là hệ thống máy tính thân xe với các loại thiết bị, cảm biến khác đối với xe T-15 đã trở thành quá khứ.
Vũ khí và sự phát triển tương lai
Vũ khí thân xe trên xe BMP hạng nặng được bố trí trong module hỏa lực không người điều khiển. Trong biên chế tiêu chuẩn của module gồm có súng tự động 30-mm, súng máy đồng trục 7,62 mm. Theo một số thông tin, trên xe Т-15 có thể lắp được pháo tăng 75-mm hoặc 100-mm, tăng cường thêm súng phóng lựu tự động AG-30.
Module vũ khí “Epokha” có khả năng quay vòng 360 độ, trong thử nghiệm được lắp đặt súng tự động 30mm 2А42 với cơ chế nạp đạn có lựa chọn, súng máy đồng trục 7,62-mm, hai tổ hợp tên lửa chống tăng “Cornet”. Dự kiến đạn súng tự động 30 mm là 500 viên, đạn súng máy là 2000 và 4 tên lửa chống tăng 9М133 hoặc tên lửa phòng không 9М133FМ-3. Súng tự động 30 mm 2А42 cho phép xạ kích đối với sinh lực địch trên khoảng cách 4000 m; các mục tiêu thiết giáp hạng nhẹ 1500 m; các mục tiêu trên không có tốc độ bay cận âm và tầm xa 2000 m (mục tiêu bay bổ nhào đến 2500 m).
Hệ thống vũ khí điều khiển hỏa lực được số hóa có hai kênh kính ngắm, 1 cho pháo thủ và 1 cho trưởng xe, đài radar, hệ thống dày đặc các cảm biến khác nhau, hệ thống các đầu thu, hệ thống ổn định hai mặt.
Hệ thống tự động đeo bám mục tiêu cho phép khai hỏa với độ chính xác cao trên toàn bộ tầm xa hiệu quả của hỏa lực trong hành tiến cũng như đứng tại chỗ. Kính ngắm – xét theo các bức ảnh chụp được có rất nhiều kênh truyền dẫn tín hiệu song song và đa trùng, rất quan trọng trong điều khiển hỏa lực từ xa.
Khác hơn với các loại xe BMP trước đây cũng như các xe thiết giáp của NATO, khoang chiến đấu “Epokha” là tổ hợp vũ khí module tự động hóa cao độ, có khả năng tác chiến phòng không tầm gần, được hỗ trợ bằng hệ thống phát hiện mục tiêu thụ động bằng các thiết bị hoạt động trên kênh hồng ngoại, quang video và thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt đạn chống năng bằng tổ hợp phòng thủ chủ động.. Khoang chiến đấu có mục đích: Tự động tìm kiếm mục tiêu trên những dải phổ tần số khác nhau ở chế độ thụ động và chủ động. Tìm kiếm các mục tiêu được ngụy trang bằng định vị quang học
Hệ thống điều khiển hỏa lực “Epokha” cho phép tiến hành:
— Tự động tìm kiếm mục tiêu đồng thời trên nhiều dải phổ quang học và sóng radio khác nhau ở chế độ tác chiến chủ động và thụ động;
— Tìm kiếm những mục tiêu được ngụy trang kỹ lưỡng bằng thiết bị định vị quang học;
— Cùng một lúc có thể tấn công hai mục tiêu;
— Hiệu quả tác xạ rất cao từ súng tự động 30 mm vào các mục tiêu trên không với góc tầm đến 70 độ trên độ cao 2500 m với tầm xa đến 4 km;
— Hoạt động chiến đấu ở chế độ điều khiển từ xa;
— Hoạt động hiệu quả từ các thông số chỉ thị mục tiêu bên ngoài (có thể nhận chỉ thị mục tiêu từ các đài radars, trong đó có Đài radar chủ động mảng pha trên xe tăng T-14);
Tổ hợp tên lửa chống tăng "Kornet-EM" được trang bị tăng cường tên lửa 9M133FM-3, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không, trong đó có cả mục tiêu máy bay không người lái UAV kích thước nhỏ. Trần bay cao nhất của tên lửa 9M133FM-3 đạt đến 9 km, cao hơn trần bay của máy bay UAV hạng nặng của Mỹ như MQ-1 Predator (7,2 km). Những tên lửa 9M133FM-3 có thể dễ dàng bắn hạ các máy bay trực thăng lớp Apache cả khi đối mặt hoặc bắn đuổi trên khoảng cách đến 10 km, xa hơn hẳn tên lửa chống tăng hạng nặng nổi tiếng của Mỹ “Hellfire”, có tầm bắn đến 8 km của tất cả các phiên bản nâng cấp, cải tiến. Các loại tên lửa hành trình và máy bay bay thấp có thể bị 9M133FM-3 bắn hạ chỉ trong trường hợp đánh chặn đối hướng bay.
Tổ hợp tên lửa chống tăng “Kornet-EM” được sử dụng để xuyên thủng các hệ thống bảo vệ chủ động bằng phương pháp phóng liên tiếp hai tên lửa với giãn thời gian nhỏ hơn giãn cách thời gian hoạt động phóng đạn của hệ thống phòng thủ tích cực.
Dự trữ tên lửa được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên không, đồng thời 2 tên lửa cho một mục tiêu xe tăng có hệ thống phòng thủ chủ động nên T-15 có tổ hợp block 4 ống phóng tên lửa thay vì 2 ống phóng tên lửa. Đây là tính năng vượt trội của tổ hợp vũ khí module so với các xe BMP thế hệ thấp hơn.
"Nguyên tắc thiết kế module đã tạo ra một thế hệ mới xe chiến đấu, cho phép thay đổi bất kỳ các bộ phận, chi tiết và thiết bị, thay đổi vị trí của các bộ thiết bị này. Hiện nay xe chiến đấu BBCG T-15, tương tự như tăng "Armata" đang trong quá trình sản xuất thỉ điểm và đang thử nghiệm trong khai thác sử dụng, vì vậy nhận xét và bình luận về đặc điểm kỹ chiến thuật của xe vẫn còn quá sớm. Hai nguyên mẫu xe thiết giáp chiến đấu của công nghệ tăng thiết giáp đầy hứa hẹn của Nga, có thể nói, đang được thai nghén và chuẩn bị sẵn sàng cho đưa vào sản xuất hàng loạt. Để tìm hiểu xem cậu bé vàng này sẽ thế nào phải chờ đợi thêm một chút, "- chuyên gia kỹ thuật hàng đầu của Uralvagonzavod cho biết.
Theo tư tưởng của Vyacheslav Halitov, Т-15 và Т-14 cần được bổ xung thêm bằng những loại xe khác, có những tính năng kỹ chiến thuật hoàn toàn không thua sút hai nguyên mẫu nổi tiếng nhất của Nga hiện nay. Trên thân xe Т-15, có thể và cần thiết phải chế tạo các loại xe khác nhau, bao gồm cả xe chỉ huy tác chiến, có thể hoạt động trong trung tâm chiến sự mà không gặp phải nguy cơ đe dọa mạng sống cũng như hoạt động điều hành tác chiến của lực lượng.
Thân xe Armata hoàn toàn có đủ điều kiện để thiết kế và đưa vào chế tạo hàng loạt các phương tiên chiến đấu cơ động, hình thành hệ thống các phương tiện tác chiến đồng bộ. Nền tảng công nghệ cho việc xây dựng hệ thống đã sẵn sàng, vấn đề còn lại là quyết định chiến lược của nhà nước và Bộ Quốc Phòng.
Trịnh Thái Bằng
Theo: QPAN