Khám phá bí mật công nghệ Sukhoi PAK – FA T-50 (P.3)

Nếu bạn xem quá nhiều phim giả tưởng về chiến tranh và mong muốn lắp đặt trên một chiếc máy bay giả tưởng bao nhiêu vũ khí, bạn có thể lấy tiêu chuẩn là PAK – FA T-50.
Khám phá bí mật công nghệ Sukhoi PAK – FA T-50 (P.3)

Vũ khí siêu hiện đại trên máy bay

Số lượng và chủng loại vũ khí của nó đáp ứng bất kỳ một game thủ thích các cuộc chiến trên không nào.

Cận chiến: T-50 có súng tự động 30 mm và hai khoang chứa vũ khí có chiều dài 5m. Có thể nhét vào khoang này khoảng từ 6 đến 12 bom điều khiển hoặc tên lửa. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm 7 giá treo vũ khí bên ngoài cánh.

Trước hết, hãy quan tâm đến tên lửa. Holywood đã làm cho mọi người đều mê tên lửa đến điên cuồng. Trên PAK – FA , những nhà thiết kế yêu phim giả tưởng cũng lắp cho máy bay những loại tên lửa hiện đại nhất mà nước Nga có thể chế tạo.

1.Vũ khí cơ bản của máy bay PAK – FA là tên lửa “không đối không” tầm xa (AAM-Long range).

Tầm xa tấn công là 300km (phiên bản xuất khẩu là 200 km, theo các nhà thiết kế, trong điều kiện phát hiện mục tiêu tốt, có thể tấn công ở tầm xa đến 400km. Đầu nổ nặng 60 kg, nổ phá mảnh. Hệ thống tự dẫn là đạo hàng quán tính, điều chỉnh và sửa lỗi bằng radar và hệ thống tự dẫn đường bằng radar chủ động ở giai đoạn cuối.

Nếu so sánh với tên lửa được trang bị cho Raptor là AIM-120C, thì AIM – 120 có tầm bắn là 120 km, tên lửa nâng cấp lần cuối AIM – 120D có tầm bắn cực đại là 180 km.

Và loại tên lửa tầm xa này có một điểm yếu chết người, động cơ của các tên lửa AMRAAM không hoạt động trong điều kiện nhiệt độ thấp. Ở độ cao khoảng 30000 feet – 10 km nhiệt độ khí quyển cả mùa hè lẫn mùa đông là - 56,5oC. Các nhà thiết kế Nga vốn yêu thích giá rét và cái lạnh mùa đông, nó mang lại ưu thế cho người Nga như đánh thắng cuộc xâm lược của Napoleon vậy, do đó tên lửa Nga bay bất kể thời tiết và nhiệt độ thấp nào.

Như vậy, nếu tác chiến trên độ cao lớn, các máy bay của NATO không có gì để chiến đấu. Các Raptor và F-35 sẽ chỉ có thể chiến đấu ở độ cao thấp, không phải mùa đồng và càng không chiến đấu ở không gian cực Bắc. Với các tên lửa tầm xa đến 300 km, những ưu thế tàng hình của B-2 và Raptor bị mất hoàn toàn. Máy bay công nghệ “Stealth” không có đủ nhiên liệu để sử dụng ưu thế tàng hình khi còn cách mục tiêu quá xa và đang bay ở chế độ hành trình. Còn các T-50 có thể tấn công ngay từ khi vẫn bay trong không gian chủ quyền của Nga.

2. Tên lửa không đối không tầm trung (AAM-Medium range).

Tên lửa không đối không tầm trung phiên bản xuất khẩu E có tầm bắn khoảng 110 km. Khối lượng đầu đạn là 22,5 kg, đầu nổ hiệu ứng nổ lõm và thanh xuyên phá. Hệ thống dẫn đường: đạo hàng quán tính, điều chỉnh bằng sóng radio và tự dẫn radars chủ động giai đoạn cuối.

3. Tên lửa không đối không tầm gần (AAM – short range).

Tên lửa tác chiến tầm gần được thiết kế cho các cuộc cận chiến siêu cơ động trên không, có đầu tự dẫn hồng ngoại đa hướng (hai dải tần số đầu thu hồng ngoại thụ động). Tầm bắn xa nhất – đến 40 km. Khối lượng đầu đạn là 8kg.

Một điểm thú vị của tên lửa là:động cơ của nó được điều khiển bằng vector bánh lái chủ động, do đó, khi phi công với hệ thống kính ngắm trên mũ phát hiện được mục tiêu ở bên sườn, khi quay đầu ngắm bắn mục tiêu, tên lửa cũng có khả năng rẽ ngoạt theo mục tiêu đã được khóa bởi phi công.

Tên lửa được trang bị hệ thống chống chế áp điện tử. Thường các tên lửa hồng ngoại bị chế áp bởi laser hoặc mồi bẫy quang nhiệt. Nhưng tên lửa có thể phát hiện ra nhờ sự khác biệt của dài tần số nhiệt khác nhau, đồng thời tia laser cũng bị vô hiệu hóa do tần số phát xung quá ổn định (tia đơn sắc).

4. Tên lửa không đối hải và không đối đất đa nhiệm Kh-38МLE.

Trên thực tế, máy bay PAK-FA có thể mang tất cả các loại tên lửa tấn công các mục tiêu mặt đất, bao gồm cả siêu tên lửa Kh – 101. Trong phiên bản dành cho xuất khẩu, T-50 được lắp tên lửa Kh – 38MLE đa nhiệm tầm gần.

Tên lửa Kh-38MLE được lắp đặt do trên máy bay dành cho xuất khẩu có lắp module điều khiển tên lửa tầm gần. Các nhà thiết kế chế tạo PAK-FA đã tăng cường khả năng tác chiến với các mục tiêu trên mặt đất và trên mặt nước bằng cách thiết kế hệ thống điều khiển, dẫn đường và chỉ thị mục tiêu dạng module cho tất cả các loại tên lửa có trong hệ thống tên lửa không đối đất và không đối hải.

Để có thể mang các tên lửa khác nhau, người đặt hàng chỉ cần yêu cầu, Sukhoi sẽ thay đổi hoặc cấp thêm module cùng với giá treo vũ khí đặc thù là máy bay có thể mang bất cứ một phiên bản nào dành cho tác chiến đường không. Riêng đối với tên lửa Kh-38MLE phiên bản xuất khẩu chuẩn được giới thiệu, có các loại như sau:

Kh-38MLE – dẫn đường quán tính và chỉ thị mục tiêu laser bán chủ động.
Kh-38MLE – dẫn đường quán tính và tự dẫn radar chủ động.
Kh-38MLE – dẫn đường quán tinh và quang ảnh nhiệt.
Kh-38MKE – dẫn đường quán tính và dẫn đường vệ tinh.

Ba phiên bản đầu tiên của Kh-38MLE có thể lắp đầu đạn nổ phá mảnh hoặc đầu đạn xuyên phá bê tông. Phiên bản Kh-38MKE lắp đầu đạn cassette. Tầm bắn có thể đạt từ 3 – 40km.

Với các nhiệm vụ tác chiến chống hạm, máy bay được trang bị tên lửa chống tàu Ural Kh-35E phiên bản xuất khẩu.

5. Tên lửa chống radar Kh-58SKE

Khám phá bí mật công nghệ Sukhoi PAK – FA T-50 (P.3) ảnh 6

Đây cũng là một loại vũ khí rất hiện đại nhằm chế áp điện tử đối phương bằng vũ khí thông thường. Tương tự như Shrike của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, tên lửa Kh-58SKE tấn công mọi radar bằng chính bức xạ radar của mục tiêu.

Nhưng tên lửa Kh-58SKE có ưu điểm là có thể tấn công mục tiêu trong mọi điều kiện phóng đạn và ngay sau khí phát hiện radar, đầu đạn tự dẫn đã xác định được vị trí mục tiêu và ngay cả khi radars đã tắt, tên lửa vẫn đánh trúng mục tiêu.

Khả năng xác định chính xác mục tiêu và dẫn bắn tên lửa được thực hiện bởi chương trình tự động tìm kiếm và phát hiện mục tiêu – radar đối phương, và dẫn bắn tên lửa được thực hiện bởi hệ thống dẫn đường và chỉ thị mục tiêu không gian 3D của máy tính trên máy bay.

Tầm bắn tiêu diệt các mục tiêu radars đối phương khoảng 76 – 245 km trên độ cao phóng tên lửa là 200m đến 20 km. Xác suất đánh trúng mục tiêu ngay cả trong trường hợp radars đã tắt phát xung chủ động trong diện tích đường tròn bán kính 20m mà tâm là đài phát radar là 0,8. Đầu đạn nổ phá mảnh có khối lượng 149 kg. Trọng lượng tên lửa khi phóng là – 650 kg.

Đối với các phiên bản biên chế cho lực lượng Không quân Liên bang Nga và không quân Hải quân, PAK-FA được trang bị các loại vũ khí chế áp điện tử phi sát thương. Đó là các đầu đạn viba (microwave) đã được nghiên cứu và thử nghiệm thành công.

Các đầu đạn phi sát thương viba khi tấn công mục tiêu sẽ kích hoạt các bức xạ điện từ trường siêu mạnh (bức xạ điện từ thấp hơn của một vụ nổ hạt nhân) nhưng đủ mạnh trong bán kính hàng trăm m, phá hủy hoàn toàn các trang thiết bị điện tử (đài radar, máy tính điện tử, hệ thống dẫn đường, đài thông tin, hệ thống điều khiển….).

Các đầu đạn này được nạp vào bom có điều khiển hoặc tên lửa hành trình, có thể vô hiệu hóa các trang thiết bị điện tử của cả một trung tâm điều hành tác chiến của một lữ đoàn hoặc một trung tâm kinh tế - thương mại lớn.

6. Bom có điều khiển KAB – 500 S-E phiên bản xuất khẩu

Khối lượng bom : 560 kg (đầu đạn là 380 lượng thuốc nổ là: 195 kg) nổ phá mảnh hoặc xuyên phá bê tông. Tầm cao ném bom từ 500m đến 10 km. Hệ thống dẫn đường của bom KAB – 500S là hệ thống đạo hàng quán tính, điều chỉnh quỹ đạo đường bay dựa trên tín hiệu thu được từ 24 đầu thu tín hiệu của hệ thống định vị vệ tinh và dẫn đường GLONASS hoặc NAVSTAR mang tên là PSH 2001 hoặc có thể được hiệu chỉnh đường bay bằng các tín hiệu radio từ mặt đất.

Đây có thể được coi là loại bom thông minh được phóng theo cơ chế “phóng – quên” có độ chính xác rất cao. Xác suất sai lệch so với tâm ném bom là khoảng 5 – 10m

Trang thiết bị điện tử trên máy bay

Hệ thống trang thiết bị điện tử trinh sát, điều hành tác chiến, tác chiến điện tử, chỉ thị mục tiêu và dẫn đường mục tiêu được định hướng cấp độ tiên tiến nhất hiện nay và trong vòng 10 năm tới. Trên PAK – FA sử dụng phương pháp “vỏ thông minh” trong đó mọi đầu thu anten được quy về một hệ thống điều khiển duy nhất, bộ não điện tử của máy bay.

Tổ hợp radars của Т-50 bao gồm:

Anten radar đa nhiệm mảng pha lắp ở đầu mũi máy bay loại AESA W-121 X-band (dải tần X). Anten radar mảng pha AESA X-band (dải tần X) được lắp ở phần trước của thân máy bay).

An ten radar mảng pha lắp ở cánh máy bay AESA L- band (dải tần L).

An ten radar mảng pha AESA X-band được lắp ở phía đuôi máy bay. Thùng anten radar mảng pha AESA Ka-band (dải tần số milimet).

Một số các đầu anten được gắn trên thân máy bay nhằm phát hiện bị chiếu xạ radar dọc theo các đường gép trên thân máy bay.

Anten radar chính là radar mũi AESA với 1522 đầu thu và truyền tín hiệu module (của Raptor là 1200), Hai anten AESE lắp đặt bên sườn máy bay, hai an ten AESA được lắp ở bên đầu cánh máy bay.

Hai anten radar L-band được lắp ở cánh trước máy bay, đây là giải tần số deximet (bước sóng từ 15 – 30 cm) cho phép phát hiện được các máy bay sử dụng công nghệ stealth, tất nhiên, độ rõ nét không được như các tần số centimet.

Nhưng quan trọng là phi công phát hiện được mục tiêu, vấn đề tiếp theo là của tên lửa tầm xa, đầu đạn tên lửa đã được trang bị đầy đủ các thiết bị phát hiện mục tiêu, ở cự ly càng gần thì càng rõ nét và tăng cao xác suất trúng mục tiêu.

Raptor không được lắp đặt lại loại radar này và trong tương lai gần chưa có dự kiến lắp đặt các radar phát hiện mục tiêu tàng hình. Trên khoảng cách 120 km là khoảng cách tấn công của Raptor , T-50 hoàn toàn có thể xác định chính xác mục tiêu không chỉ bằng radar mà còn có thể nhìn rõ bằng thiết bị quang học.

Sự hiển diện của radar ở đuôi máy bay cho phép phi công có thể phát hiện mục tiêu đang bám đuôi từ các ổ phục kích trên không. Loại radar này đã được lắp ở một số phiên bản của Su – 27 và đã chứng minh được hiểu quả của nó.

Một món quà bất ngờ dành cho các máy bay phục kích bám đuôi. Ngoài radar, trên máy bay được lắp hệ thống quan sát quang điện tử đa kênh OLS – 50, có khả năng quan sát ở cả hai chế độ ngày đêm, ngay cả trên dải tần tia cực tím.

Kích thước máy bay: Sải cánh, m: 16.50; Chiều dài, m: 22.00; Chiều cao, m: 5.30; Diện tích cánh, m2: 104.00

Tải trọng cất cánh của máy bay: Không mang vũ khí,kg: 18500; Tải trọng trung bình,kg: 28590; Tải trọng cực đại,kg: 35000; Nhiên liệu, kg 12900

Loại động cơ dự kiến : 2 Turbofans Saturn "product 117S" cho lực đẩy chưa sử dụng tăng tốc, kgf:  2 х 14500; Tốc độ cực đại , km/h: 2500 (М=2.35); Tốc độ hành trình, km/h: 1300-1800

Tầm bay hoạt động của máy bay:

- Tốc độ siêu âm, km: 1850 - 2100

- Không nạp nhiên liệu, km: 3600-4400

- Nạp nhiên liệu trên không, km: 5500

Trần bay cao nhất,km: 20000

Kíp lái: 1 người

Từ các thông số kỹ chiến thuật và vũ khí trang bị trên thân cho thấy, PAK – FA thực tế là một máy bay tiêm kích trên không đa nhiệm, có tương lai rất xa. Mục đích chủ yếu của sự phát triển T-50 cũng nhằm thay đổi các máy bay thuộc càng dòng Su – 27 cải tiến sâu và MiG – 29 hiện đại hóa sâu có từ thời Liên bang Xô viết.

Những máy bay tương lai dòng PAK-FA trên thực tế đã thay đổi hoàn toàn kết cấu truyền thống bên ngoài và bên trong. Tương lai Sukhoi T – 50 cũng nhằm mục tiêu quan trọng là xuất khẩu, được coi là sản phẩm hợp tác phát triển với Ấn Độ, Sukhoi T – 50 đã trở thành nền tảng lâu dài để phát triển dòng máy bay thế hệ thứ năm cho 30 – 35 năm tương lai.

Cùng với sự phát triển của Sukhoi T – 50, cuộc chạy đua các máy bay hiện đại thế hệ 5 và các loại vũ khí chống tàng hình và tấn công tầm xa sẽ được phát triển mạnh mẽ mà có lẽ bắt đầu tư J - 20, chiếc máy bay chưa ra đời đã lạc hậu.

Trịnh Thái Bằng