Tác giả của điều tra là giáo sư Daniel Byman (nghiên cứu chương trình an ninh của đại học Georgetown). Trước đây, ông là nhà phân tích tình hình Trung Đông cho tình báo Mỹ, đứng đầu trung tâm nghiên cứu Trung Đông của tập đoàn RAND. Sau đó, ông Byman trở thành nhà điều tra chính trong vụ 11/09 và của tổ chức thẩm tra vụ 11/09 thuộc Ủy ban đặc biệt về tình báo của thượng viện Mỹ.
Giáo sư Daniel Byman
Kết luận điều tra cũng được chứng thực thêm bởi tiết lộ của 2 cựu đặc vụ Anh quốc trong những cuộc phỏng vấn độc quyền với INSURGE (một dự án điều tra báo chí phi lợi nhuận). Những chứng cứ mới đã gây ra nghi vấn về hoàn cảnh ra đời và sự phát triển nhanh chóng của IS cũng như những rủi ro về khả năng xảy ra nhiều vụ việc như vụ tấn công bằng xe tải ở New York vào ngày 31.10 vừa qua.
Những kết luận điều tra của nhật báo Routledge về xung đột và chủ nghĩa khủng bố hồi tháng 7 đã xác nhận một nghịch lý rằng: Không chỉ do vấn đề địa chính trị mà một số các quốc gia ủng hộ các chiến binh nước ngoài của al-Qaeda và IS mà còn có nhiều quốc gia khác (là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố) cũng ủng hộ phiến quân Hồi giáo bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan và Ả rập Xê-út.
Phiến quân khủng bố vẫn luôn nhận tiền từ các nhà tài trợ
Trước bản chất phi chính phủ của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, điều tra này đưa ra kết luận: "Các chiến binh nước ngoài của IS đã nhận được sự hậu thuẫn khổng lồ từ một số chính phủ, từ việc gây quỹ, vận chuyển, tuyển mộ và các hoạt động quan trọng khác".
Điều tra này cũng cáo buộc chế độ của tổng thống Syria Bashar al-Assad tạo điều kiện cho việc "di chuyển các chiến binh nước ngoài từ Syria tới lãnh thổ Iraq" và nuôi dưỡng "rất nhiều nhóm hồi giáo Sunni chống Mỹ bao gồm cả tổ chức al-Qaeda tại Iraq và tổ chức IS". Đồng thời, báo cáo cũng nói tới sự mở rộng quyền lực qua những lực lượng không chính quy như nhóm Hezbollazh của Li-băng cũng như đội quân người Hồi giáo Shi'a tại Iraq.
Quân đội Hoa Kỳ trên lãnh thổ Syria
Nhưng quả bom mà Byman cho nổ chính là việc các đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố như Ả rập Xê-út và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đồng lõa trong việc ủng hộ nhà nước tự xưng IS:
"Một số đồng minh của Mỹ cho phép công dân của họ ủng hộ tài chính hoặc trở thành quân tình nguyện IS. Và khi tổ chức IS được thành lập tại Syria vào thập kỷ trước, đồng minh chiến lược của Mỹ như Thổ Nhĩ Kỳ đã tạo điều kiện cho làn sóng chiến binh nước ngoài phát triển cùng sự ủng hộ về mặt hậu cần với hy vọng sẽ lật đổ được chế độ Assad. Nếu không có sự tạo điều kiện thuận lợi của những nước này, phong trào IS sẽ rất yếu và việc chống lại làn sóng này sẽ dễ hơn nhiều".
Những nghiên cứu của Byman cũng chứng thực báo cáo Thổ Nhĩ Kỳ, Ả rập Xê-út và các nước vùng Vịnh đã rất nhiều lần ủng hộ các nhóm vũ trang Hồi giáo tại Syria bao gồm al-Qaeda tại Iraq mà sau này trở thành nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Hai năm trước, một báo cáo được giải mật của tình báo quân đội Mỹ vào năm 2012 tiết lộ: Washington dù đã nhận thức được về chính sách của các đồng minh nhưng dường như vẫn ủng hộ việc xuất hiện của IS.
Thổ Nhĩ Kỳ
Theo tài liệu của Byman, Thổ Nhĩ Kỳ là nước đáng bị chỉ trích nhất. Năm 2012, Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ al-Qaeda với chính sách thay đổi cuộc nội chiến Syria với mong muốn lật đổ chính quyền Damascus và chống lại sự phát triển của người Kurd.
Byman khẳng định chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ dưới thời tổng thống Erdogan cố ý âm thầm ủng hộ các nhóm vũ trang Hồi giáo bao gồm al-Qaeda với mong muốn lật đổ Assad. Trong những năm đầu của cuộc chiến chống khủng bố, Ankara lại "tìm cách nâng đỡ các lực lượng quân sự khác nhau bao gồm cả các nhóm thánh chiến Jihad nhằm hất cẳng Assad. Thổ Nhĩ Kỳ cũng ủng hộ các nhóm Jihad tấn công lực lượng người Kurd tại Syria".
Tất nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ cùng các đồng minh khác của Mỹ cũng ủng hộ một nhóm những lực lượng đối lập bao gồm cả các nhóm Hồi giáo cực đoan phủ nhận sự tồn tại của al-Qaeda và IS. Thật không may, áp lực của cuộc chiến khiến những nhóm này kết thúc hợp tác chống lại chính quyền Assad.
Năm 2015, Byman cho biết: "Thổ Nhĩ Kỳ cho phép các chiến binh nước ngoài sử dụng đất nước của họ như một cơ sở hậu cần cho cuộc chiến Syria" và đồng thời chỉ ra Ankara cung cấp nơi trú ẩn, khí giới và thuốc men cho các nhóm Jihad. Ông cũng trích dẫn lời Francis Ricciardone, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Ankara: "Có giai đoạn, người Thổ Nhĩ Kỳ đã trắng trợn làm việc với các nhóm chiến binh bao gồm cả al-Nursa, cựu thành viên của al-Qaeda tại Syria".
Tăng thiết giáp của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ
Một bằng chứng khác về việc Thổ Nhĩ Kỳ mắt nhắm mắt mở cho phép các tay súng tự do xâm nhập Syria qua đất nước này:
"An ninh Thổ Nhĩ Kỳ bỏ qua những nhóm thánh chiến Jihad vào Syria thông qua Chechnya và những vùng gần biên giới Thổ. Trong khi đó, những tay súng tình nguyện trên toàn thế giới đều chạy đến Thổ Nhĩ Kỳ nơi hậu thuẫn đưa họ tới vùng chiến sự".
Nhưng tệ hại nhất là chính sách nhắm mắt trước dòng chảy của những tay súng thánh chiến mà phần lớn tham gia vào IS vẫn tiếp tục ngay cả khi IS đã rất phát triển tại Syria vào năm 2013. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn bị tố cáo hợp tác với IS và cho phép IS đi qua Thổ Nhĩ Kỳ với mục tiêu chống lại kẻ thù chung -người Kurd. Chỉ đến giai đoạn 2015-2016 thì Ankara mới giảm đi làn sóng các chiến binh nước ngoài xâm nhập vào Syria do cân nhắc về mặt chính trị, trong đó bao gồm sự leo thang quá mức của IS và các nhóm Jihad ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tháng 9.2016, INSURGE có phỏng vấn độc quyền với Ahmet Sait Yala, chủ nhiệm hoạt động chống khủng bố của cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ giữa năm 2012, sau đó lãnh đạo lực lượng chống tội phạm tới 2014. Bị sốc trước những hành động ủng hộ mạnh mẽ IS của Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian làm cảnh sát đã khiến ông Yala nghỉ việc.
Pakistan
Byman cũng nhấn mạnh vai trò của chính phủ Pakistan trong nghi vấn tài trợ khủng bố - một ví dụ tiêu biểu về việc các nước đứng giữa áp lực của cử tri trong nước và ảnh hưởng quốc tế, "đu dây" giữa hai thái cực "trừng phạt hạn chế và ủng hộ hạn chế." Cùng lúc kết hợp với Mỹ để ngăn chặn các chiến binh nước ngoài gia nhập al-Qaeda, Pakistan mặt khác lại cho phép "vũ khí, tiền, lính và các hỗ trợ khác cho các nhóm thánh chiến Jihad".
"Mặc dù chính phủ Pakistan có hỗ trợ trong việc bắt những nhân vật quan trọng của al-Qaeda. Họ cũng cho phép những nhóm Hồi giáo quyền lực như Jamaat-e Islami hay Jamiat Ulema-e-Islam làm việc với các nhóm quân sự, có sự kết hợp với các đặc vụ Pakistan".
Đặc vụ Pakistan phối hợp với những nhóm Hồi giáo tại nước này để quản lý các trường dòng. Cùng nhau họ tuyển mộ hàng ngàn lính mới bao gồm cả các chiến binh đánh bom cảm tử, để giúp Taliban tại Afganishtan chống lại chính quyền thân Mỹ tại Kabul, và nhóm Lashkar-e-Taiba có những hoạt động chống lại Ấn độ. Theo Insurge, chính phủ Pakistan có cân nhắc một cách tính toán về việc trao quyền chủ động cho các đặc vụ của họ thực hiện các hoạt động trên.
Ả rập Xê-út
Nước thứ ba nổi bật trong báo cáo điều tra của Byman là vương quốc Ả rập Xê-út. Đây là ví dụ tiêu biểu cho việc làm sao một đồng minh của Mỹ với quan hệ khăng khít vẫn có thể ủng hộ những tay súng thánh chiến cực đoan.
Trong trường hợp của Ả rập Xê-út, vương quốc này có lịch sử lâu đời về việc sử dụng tôn giáo để củng cố chính quyền. Điều này bao gồm cả việc cho những gương mặt nổi bật của tôn giáo quyên tiền để bảo vệ đạo Hồi - thường là ủng hộ tài chính cho các chiến binh nước ngoài và "tôn vinh" những thỏa thuận ủng hộ để đổi lấy tính hợp pháp chính thống của chính quyền.
Trong vài thập kỷ, đặc vụ Mỹ đã biết rõ rằng rất nhiều thành viên Hoàng gia Ả rập đã chuyển hàng trăm triệu USD cho các nhóm Hồi giáo cực đoan như tiền "bảo kê" vì rất nhiều nhóm trong đó muốn gây rối loạn hoặc nuôi ý đồ lật đổ vương quốc này. Tuy với thực tế có nhiều hiểm họa khủng bố tại Ả rập Xê-út (như sự kiện năm 2003), Byman cũng chỉ rõ chiến lược của nước này rất thành công. Rất nhiều chiến binh thánh chiến Jihad dù tới từ nước ngoài nhưng vẫn trung thành hay ít nhất không chống lại lực lượng quân sự của A Rập Xê Út.
Nhiều nhóm khủng bố được các chính phủ cung cấp vũ khí
Một khía cạnh khác của chiến lược này là khoan dung hay ủng hộ những cá nhân cổ súy bạo lực nhưng ngăn chặn những hành động bạo lực trực tiếp của họ. Ả rập Xê-út vẫn ủng hộ các lãnh tụ tôn giáo, nhà thờ Hồi giáo, truyền thông và các trường dòng có khuynh hướng thánh chiến Jihad. Ví dụ như tại Kosovo, Ả rập Xê-út cùng các nước vùng vịnh "bỏ tiền vào các tổ chức tôn giáo trong nước cổ súy bạo lực nhân danh bảo vệ đạo Hồi nhưng "không bỏ tiền trực tiếp để các tay súng cực đoan tới Syria".
Trong khi, Ả rập Xê-út thiết lập hệ thống chống khủng bố với cân nhắc cụ thể để kiểm soát cơ chế tài chính nội địa, nhưng "các nhà tài trợ lại gửi tiền cho các tay súng tại Syria qua Kuwait để tránh các biện pháp trừng phạt của Ả rập Xê-út".
Và tới nay những lỗ hổng của thể chế tài chính ở các nước vùng Vịnh vẫn được làm ngơ mà các thể chế này cho phép toàn quyền che giấu việc gây quỹ mà ko bị trừng phạt: "Các nước có liên quan thường chối bỏ và nói rằng không xảy ra sự ủng hộ kiểu này hoặc gạt bỏ nó coi nó như một sai lầm", báo cáo cho biết.
(còn tiếp)