Cũng thông báo rằng tại các nước khác không hề có gì tương tự như hệ thống hỏa lực này, ngoại trừ Syria, nơi mà hệ thống TOS-1 đang được lực lượng Chính phủ sử dụng. Đặc tính của hệ thống hỏa lực này bao hàm ở chỗ dàn phóng tên lửa gồm 30 ống, từ đó các tên lửa được bắn ra với đầu đạn áp nhiệt thermobaric, khi rơi trúng cùng một mục tiêu sẽ gây hiệu ứng "bom khí dung" có sóng xung lực lớn, mà khoảng chân không hình thành ngay sau làn sóng đầu tiên. Từ hiệu ứng đó, không gì có thể thoát nổi, kể cả trong các công trình kiên cố dưới lòng đất như công sự ngầm và bunker. Ngoài ra, "vũ khí địa ngục" của Nga có khả năng dọn sạch các bãi mìn.
Theo truyền thông Đức, hệ thống vũ khí hỏa lực mới của Nga sẽ được cung cấp vào khoảng năm 2018-2025.
Theo nhà sử học, Buratino không có đối thủ cạnh tranh trong kho vũ trang của phương Tây. Trên thế giới không thiếu các hệ thống hỏa lực từng loạt, ví dụ, pháo phản lực HIMARS trên xe M142 được Mỹ sử dụng ở Iraq M142, nhưng tất cả đều chỉ bọc thép hạng nhẹ và thiết kế bố trí ở hỏa điểm được bảo vệ.
Pháo phản lực TOS-1 ngắm bắn trực diện để đáp ứng nhiệm vụ này nó có đủ hệ thống điều khiển hỏa lực bao gồm máy đo cự ly laser và máy tính đạn đạo. Ngoài ra, TOS-1 sở hữu giáp hạng nặng của T-72 thiết kế trên gầm xe tăng, trọng lượng của TOS-1 là 46 tấn.
"Ở đây có những lý do dễ hiểu: mô hình TOS-1 cơ bản có tầm bắn dưới ba cây số, vì vậy vũ khí phải sẵn sàng hứng chịu hỏa lực của đối phương từ tất cả các loại súng", ông Robl nhận xét.
Các hệ thống tương tự thường sử dụng đạn bộc phá thông thường hoặc đạn chùm, trong khi vũ khí Nga khai thác đạn cháy - đạn tên lửa của các tổ hợp Smerch và Uragan. Trên hệ thống bắn hàng loạt di động quân đội Mỹ dùng bom nhiệt áp và các loại kích thước lớn hơn thả từ trên không.
Một phiên bản của Buratino được đưa vào biên chế từ năm 2001 là TOS-1A "Solntsepyek" có tầm bắn xa tới 6 km.
"Đó là khoảng cách khá lớn cho phép vũ khí tiếp tục bắn trước hỏa lực đáp trả từ phần lớn các loại súng chống tăng", National Interest cho biết.