Hội đồng Bảo an LHQ thất bại trong việc ngăn chặn các hành động của Thổ Nhĩ Kỳ

VietTimes -- Ngày 19.02.2016, các cường quốc phương Tây bỏ phiếu phủ quyết mọi nỗ lực của Nga nhằm ngăn chặn các hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria. Pháp cảnh báo nguy cơ leo thang xung đột ở Syria trong cuộc chiến đã kéo dài 5 năm.
Hội đồng Bảo an LHQ thất bại trong việc ngăn chặn các hành động của Thổ Nhĩ Kỳ

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tiến hành họp khẩn cấp khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cảnh báo: có "rất nhiều việc phải làm" để thỏa thuận ngừng bắn ở Syria có hiệu lực sau các cuộc đàm phán tại Geneva giữa các nhà ngoại giao Mỹ và Nga.

Tổng thống Mỹ Barack Obama, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, kêu gọi chính quyền Ankara và lực lượng dân quân người Kurd YPG "cần nỗ lực kiềm chế " trên miền Bắc Syria.

Thỏa thuận ngừng bắn khó khả thi phải bắt đầu vào ngày 19.02.2016, nhưng không trở thành hiện thực do lực lượng dân quân người Kurd, được sự ủng hộ của Mỹ đã triển khai tấn công đánh chiếm một thành phố của lực lượng IS và tấn công mạnh mẽ vào lực lượng Hồi giáo cực đoan ở Aleppo.

Nga kêu gọi Liên Hiệp Quốc gây sức ép buộc Thổ Nhĩ Kỳ ngừng pháo kích vào lực lượng dân quân người Kurd trên vùng phía Bắc Syria. Moscow đã đưa ra dự thảo nghị quyết “kiên quyết yêu cầu" Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt ngay lập tức các hoạt động quân sự như pháo kích và kế hoạch sử dụng lực lượng quân sự nước ngoài, được sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp vào nội bộ Syria.

Bản dự thảo không được sự đồng thuận từ các thành viên chủ chốt Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc với ít nhất sáu quốc gia, hai nước là Pháp và Mỹ đã phủ quyết trong cuộc họp kín.

Thổ Nhĩ Kỳ nỗ lực thúc đẩy một chiến dịch quân sự có sử dụng bộ binh vào chiến trường Syria với các đồng minh, tuyên bố rằng đó là "cách duy nhất để chấm dứt chiến tranh."

Đại sứ thường trực tại Liên Hiệp Quốc Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Halit Cevik cho rằng: đất nước ông đang phải đối mặt với "mối đe dọa an ninh quốc gia” xuất phát ra từ Syria,  cho rằng lực lượng dân quân người Kurd đang hướng tới mục đích tấn công miền Bắc Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong bối cảnh gia tăng căng thẳng, phái viên hòa bình LHQ Staffan de Mistura cho biết: vòng đàm phán mới của cuộc hòa đàm, dự kiến sẽ bắt đầu vào ngày 25 tháng 2 khó có thể thành hiện thực.

Trong cuộc điện đàm với Erdogan, tổng thống Obama nhấn mạnh rằng lực lượng YPG Kurd "không tìm cách khai thác tình huống trong vùng đất này để đánh chiếm lãnh thổ khác, thúc giục Thổ Nhĩ Kỳ kiềm chế sự đáp trả bằng việc ngừng pháo kích vào khu vực người Kurd", phát ngôn viên Nhà Trắng cho biết.

Ông Obama, rõ ràng có tham khảo ý kiến của Nga phát biểu: "kêu gọi các bên ngừng ngay lập tức những hành động làm gia tăng căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng đối lập “ôn hòa” ở miền Bắc Syria, giảm thiểu hiệu quả nỗ lực tập thể của chúng tôi ở miền Bắc Syria nhằm mục đích làm suy yếu và đánh bại IS".

Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố: những hành động của Ankara ở Syria đang tạo ra nguy cơ chiến tranh giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. "Thổ Nhĩ Kỳ cản thiệp vào Syria ... đó là nguy cơ chiến tranh", ông Hollande nói với Đài phát thanh Inter radio của Pháp.

Các nhà ngoại giao Nga - Mỹ có cuộc gặp tại tại Geneva vào ngày 19.02.2016 với nỗ lực phân tích chi tiết thỏa thuận ngừng bắn để tìm một lối thoát, nhưng không vạch ra được bất kỳ đề xuất cụ thể nào.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry: những hành động khiêu khích của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại người Kurd đang xâm phạm chủ quyền của Syria.

NT