Học giả Ngoại giao Nhật Bản: Chính sách Bắc Cực của Trung Quốc đã thành hình

VietTimes -- Theo báo Nhật Bản, Trung Quốc đang thúc đẩy vững chắc chính sách Bắc Cực bằng con đường "tôn trọng, hợp tác, cùng thắng" với các nước Bắc Cực, để thúc đẩy thương mại và khai thác tài nguyên.
Học giả Ngoại giao Nhật Bản: Chính sách Bắc Cực của Trung Quốc đã thành hình
Học giả Ngoại giao Nhật Bản: Chính sách Bắc Cực của Trung Quốc đã thành hình

Tờ Học giả Ngoại giao Nhật Bản ngày 14/12 có bài viết cho rằng gầy đây Trung Quốc xây dựng một trạm quan trắc ở Iceland đã gây chú ý cho dư luận. Trên thực tế, Chính phủ Trung Quốc đến nay chưa công bố chính sách Bắc Cực chính thức, khác với những người tham gia chủ yếu khác như Mỹ và EU.

Do Trung Quốc ngày càng hứng thú mạnh mẽ với Bắc Cực, họ cần làm rõ mục tiêu của mình. Để làm giảm sự quan ngại của các nước Bắc Cực, quan chức ngoại giao cấp cao Trung Quốc đã bắt đầu công khai đề cập đến vai trò của Trung Quốc ở khu vực này.

Chính sách Bắc Cực của Trung Quốc như thế nào, có ý nghĩa gì đối với Bắc Cực?

Hiện nay, Trung Quốc đã tự xưng là "quốc gia gần Bắc Cực", một bên có liên quan lợi ích chủ yếu của Bắc Cực. Trung Quốc cho rằng tài nguyên và môi trường không ngừng thay đổi của Bắc Cực có ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu, môi trường, nông nghiệp, vận chuyển hàng hóa, thương mại, phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc. Trung Quốc cũng có ý nguyện chính trị tham gia quy hoạch quản lý Bắc Cực.

Chính sách Bắc Cực của Trung Quốc có 3 trụ cột, đó là tôn trọng, hợp tác và "cùng thắng".

Trước hết, Trung Quốc phải tôn trọng quyền lợi của luật pháp quốc tế dành cho các nước Bắc Cực. Điều này có nghĩa là Trung Quốc thừa nhận chủ quyền, quyền lợi chủ quyền và quyền tài phán của các nước Bắc Cực theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển.

Đội khảo sát khoa học Bắc Cực Trung Quốc lần thứ 7 đến Bắc Cực làm việc trong tháng 8 - 9/2016. Ảnh: Thời báo Tự do Đài Loan
Đội khảo sát khoa học Bắc Cực Trung Quốc lần thứ 7 đến Bắc Cực làm việc trong tháng 8 - 9/2016. Ảnh: Thời báo Tự do Đài Loan

Để trao đổi, Trung Quốc tìm cách để cộng đồng quốc tế thừa nhận quyền lợi của họ ở Bắc Cực dựa trên luật pháp quốc tế. Chẳng hạn Trung Quốc được hưởng quyền tự do đi lại, nghiên cứu và đánh bắt cá ở vùng biển quốc tế ở các vùng biển cực địa.

Trung Quốc đã cho biết không có ý định thách thức chế độ quản lý Bắc Cực hiện có. Trung Quốc hy vọng tham gia quy hoạch quản lý Bắc Cực để có lợi cho mình. Điều này được chứng minh thông qua việc Trung Quốc lấy tư cách quan sát viên để tham gia Hội đồng Bắc Cực.

Thứ hai, Trung Quốc hy vọng tham gia hợp tác khai thác Bắc Cực và chia sẻ thành quả của mối quan hệ đối tác này. Trung Quốc tái khẳng định, vấn đề Bắc Cực là toàn diện, nhiều cấp độ và có liên hệ lẫn nhau.

Vì vậy, họ chủ trương từ hợp tác nghiên cứu khoa học mở rộng đến tất cả các vấn đề của Bắc Cực chẳng hạn môi trường, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, giao lưu văn hóa và nguồn nhân lực.
Đồng thời điều đáng chỉ ra là Trung Quốc cho rằng có thể xác lập một hệ thống chế độ tốt hơn, thông qua hợp tác đa dạng để thúc đẩy phát triển bền vững khu vực Bắc Cực.

Thứ ba, Trung Quốc hiện có vốn, công nghệ và thị trường để các nước Bắc Cực quan tâm. Trung Quốc còn là nước sử dụng tiềm năng của tuyến đường hàng hải ở Bắc Cực, tuyến đường này kết nối từ eo biển Karas phía tây đến eo biển Bering phía đông nước Nga, trong đó có nhiều tuyến đường hàng hải.

Trong đó, Trung Quốc đã đứng ra tổ chức Đại hội đại biểu những người nuôi tuần lộc thế giới. Điều này đã cho thấy đầy đủ Trung Quốc đang tìm cách rút ngắn khoảng cách giữa ngành nghề truyền thống Bắc Cực với thị trường rộng lớn của Trung Quốc.

Tàu khảo sát khoa học Tuyết Long, Trung Quốc. Ảnh: Đại Công báo, Hồng Kông
Tàu khảo sát khoa học Tuyết Long, Trung Quốc. Ảnh: Đại Công báo, Hồng Kông

Tuy nhiên, muốn tiếp tục có thành tựu trên nền tảng này thì phải tăng cường lòng tin chính trị và tôn trọng lẫn nhau, thực hiện hợp tác thương mại cùng thắng giữa Trung Quốc với các nước Bắc Cực.

Mặc dù Trung Quốc có chính sách Bắc Cực rõ ràng (nhưng không thành văn), song họ vẫn đang nâng cao khả năng để tránh chỉ đóng vai trò mang tính tượng trưng trong các vấn đề của Bắc Cực.

Đến nay, Trung Quốc chỉ có một trạm quan trắc Bắc Cực ở quần đảo Svalbard của Na Uy. Trong khi đó, Trung Quốc có 4 trạm khảo sát khoa học ở Nam Cực, trạm thứ năm đang xây dựng.

Trong quá trình quyết sách có liên quan đến Bắc Cực, chẳng hạn thông qua "Quy tắc quốc tế về hoạt động tàu thuyền ở vùng biển cực địa" ở Tổ chức hàng hải quốc tế và đàm phán liên quan đến các biện pháp giám sát, quản lý nghề cá ở phần vùng biển quốc tế của Trung tâm Bắc Băng Dương hiện nay, về tổng thể, Trung Quốc thể hiện thái độ bình tĩnh, phối hợp. Trung Quốc hiện rất ít gây khó khăn trong đàm phán.

Tương tự, ở khu vực Bắc Cực, Trung Quốc có thể sẽ là một đối tác có tinh thần hợp tác. Mục tiêu chủ yếu trong chính sách Bắc Cực của Trung Quốc là không bỏ lại phía sau trong quản lý khu vực giàu tài nguyên Bắc Cực.