Người tiêu dùng thuộc nhóm giàu có đang có nhiều sự thay đổi trong thói quen (Ảnh: WSJ) |
Nhiều công ty lớn đang cắt giảm nhân công hàng loạt, giá nhà ở và cổ phiếu trồi sụt, lạm phát đang vắt kiệt ngân sách hộ gia đình và Fed đang tiếp tục nâng lãi suất. Những diễn biến này không có gì đáng bất ngờ, và người dân Mỹ đang bàn rất nhiều về cụm từ “suy thoái”. Nhưng suy thoái có xảy ra (?).
Mỹ vẫn có thể né khỏi một cuộc suy thoái, nhưng lại đang ở trong một cuộc “suy thoái giàu”, có nghĩa là trong bối cảnh kinh tế có nhiều bất trắc, người giàu cảm cảm nhận được nhiều tác động hơn.
Đầu tư thành công trong “suy thoái giàu” khác hẳn so với đầu tư trong một cuộc suy thoái. Các nhà đầu tư cần phải tính toán xem sẽ có những sự thay đổi như thế nào trong thói quen tiêu thụ và ưu tiên tiêu dùng, khi mà những người tiêu dùng giàu có có hơn lại chính là những người chịu ảnh hưởng mạnh hơn.
Người giàu ở Mỹ bị tác động bởi suy thoái ra sao?
Trong những cuộc suy thoái, thường thì những người nghèo và tầng lớp trung lưu chịu tác động lớn nhất. Họ thường có nguy cơ mất việc cao hơn, có ít tiền tiết kiệm hơn trong lúc các khoản thu nhập dần cạn kiệt, và một khi nền kinh tế hồi phục, những kỹ năng mà họ sở hữu lại không còn cần thiết nữa.
Nhưng ở hiện tại thì điều này không xảy ra. Trong giai đoạn đầu đại dịch, một số gói kích thích của chính phủ đã cho phép người dân Mỹ nói chung – và người dân Mỹ có thu nhập thấp nói riêng – tăng cường khả năng tài chính của họ.
Và rồi thị trường việc làm phục hồi trở lại và lao động nghèo nhận ra rằng họ có thể nhận được mức tiền lương cao hơn nhiều so với trước.
Nhiều chuyên gia không thấy lương của họ tăng vượt qua lạm phát, nhưng những người có công việc trả lương thấp thì lại có, và tài sản của nhóm này tăng nhiều hơn.
Kỳ vọng về sự thay đổi trong chi tiêu hộ gia đình Mỹ (Ảnh: Fed) |
Đương nhiên là sẽ tốt hơn khi giàu có và được hưởng sự giáo dục tốt hơn. Nhưng sau nhiều thập kỷ liên tục mở rộng, khoảng cách giữa hai nhóm này giờ đã thu hẹp.
Và khoảng cách này còn có thể thu hẹp hơn nữa. Hãy nhìn vào những đợt cắt giảm nhân công lớn thời gian qua. Khoảng một nửa trong số chúng đến từ các công ty công nghệ, tính từ tháng 11 năm ngoái, và đều là các công ty đưa ra mức bồi thường mạnh tay.
Ví dụ, vào năm 2021, công ty có mức chi lương hàng đầu trong chỉ số S&P 500 là Alphabet, công ty mẹ của Google, khoảng 296.000 USD. Tháng trước, Alphabet tuyên bố sẽ cắt giảm 12.000 nhân công.
Những nhân công này đều sở hữu kỹ năng cần thiết khi làm việc bên ngoài thung lũng Silicon, nhưng một công ty khác khó có thể chi nổi mức lương như Alphabet từng làm.
Trong khi đó, nhu cầu cho các công việc thường được thực hiện bởi những người lao động thu nhập thấp hơn vẫn ít. Tỷ lệ có việc làm trong các ngành như khách sạn và giải trí vẫn chưa phục hồi sau đại dịch, mặc dù đã tuyển lao động trở lại. Bộ Lao động Mỹ báo cáo, tính đến tháng 12, ngành này có thêm khoảng 1 triệu vị trí việc làm đang tuyển mộ, so với giai đoạn trước đại dịch.
Chứng khoán là thứ mà người ta thường nghĩ đến đầu tiên quyết định người thắng kẻ thua trong một cuộc suy thoái, nhưng phần lớn người dân Mỹ đang đổ nhiều tiền hơn cho bất động sản.
Tính đến thời điểm này, Mỹ đã có thêm rất nhiều người sở hữu nhà, nhưng chi phí cao khiến nhiều người vẫn phải lựa chọn đi thuê nhà hoặc sống cùng người thân. Lãi suất vay thế chấp đã rơi xuống mức thấp kỷ lục kể từ đại dịch, nhưng đà tăng cầu lại có lợi cho những người đủ khả năng thanh toán bằng tiền mặt.
Khi giá trị của những tài sản đầu cơ như cổ phiếu công nghệ và tiền mã hóa tăng mạnh trong năm 2020 và 2021, những người mua nhà giàu có không còn đổ tiền vào những khu nhà nghỉ dưỡng xa hoa như trước. Hiện tại, thị trường nhà ở đang phản ánh đúng sức ép tài chính mà nhóm người mua này đang phải đối mặt.
Doanh số bán nhà đã suy giảm trong năm ngoái, nhưng doanh số bán những ngôi nhà đắt đỏ nhất lại đặc biệt thấp. Từ tháng 8 đến tháng 11 năm ngoái, dữ liệu của Zillow cho thấy doanh số bán nhà đã giảm với tốc độ 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Báo cáo mới đây của Redfin chỉ ra rằng nhu cầu nhà ở hiện tại rất “chọn lọc”, trong đó nhu cầu những ngôi nhà có giá phải chăng, ở khu vực ngoại ô và giá cả cạnh tranh là cao nhất, trong khi “hầu hết những ngôi nhà còn lại đều nằm im”.
Khi thị trường nhà hạng sang suy giảm, một người có thể nghĩ rằng suy thoái đang đến. Nhưng tâm lý tiêu dùng lại khác: Những người giàu thực sự vẫn mua những chiếc túi xách thiết kế hay đồng hồ hạng sang cho đến tận thời điểm thực sự khó khăn. Số người được lọt vào tầng lớp giàu đã tăng lên trong vài năm trở lại đây. Hiện tại, chi phí sinh hoạt tăng cao đang ảnh hưởng tới thị trường hàng xa xỉ.
Ngay cả người giàu cũng có xu hướng tìm đến những lựa chọn mua hàng rẻ hơn (Ảnh: CNBC) |
Ai được hưởng lợi?
Ngay cả những người giàu cũng phải tìm đến lựa chọn hàng hóa giá rẻ hơn. Walmart mới đây cho hay, gần 3/4 thị phần tạp hóa mà họ nhận được là đến từ các hộ gia đình có thu nhập hàng năm trên 100.000 USD.
Giống với các hãng bán lẻ, một số chuỗi nhà hàng cũng không hưởng lợi quá nhiều từ tình hình tài chính được cải thiện của nhóm người thu nhập thấp, khi mà tầng lớp trung lưu bắt đầu lựa chọn những nhà hàng rẻ hơn. Chipotle là một ví dụ. Mặc dù họ có tệp khách hàng giàu có hơn so với các chuỗi thức ăn nhanh khác, nhưng giờ đang tiếp nhận số lượng khách nhiều hơn.
Các công ty tàu du lịch cũng là bên hưởng lợi bất ngờ nhờ việc các hộ gia đình giàu chịu sức ép.
Các con tàu du lịch sang trọng thường được xem là thú vui xa hoa của người giàu, và trong bối cảnh kinh tế khó khăn thì những chuyến đi xa hoa đó không thể được thực hiện thường xuyên.
Tuy nhiên, các hãng phân tích lại chỉ ra rằng lượng khách thuê các con tàu du lịch hạng sang thực sự tăng, điều này cho thấy những khách hàng giàu có vẫn tìm đến những kỳ nghỉ trên biển được bao gồm các dịch vụ ăn uống, giải trí và phòng ở với giá trọn gói.
Một thú vui khác cũng bùng nổ trong giai đoạn đại dịch, cho thuê nhà cả căn ở những vị trí gần biển hoặc núi, giờ cũng đang thay đổi theo chiều ngược lại. Doanh thu từ phòng cho thuê trong những kỳ nghỉ ngắn hạn được dự báo sẽ giảm trong năm 2023 sau nhiều năm tăng trưởng, theo AirDNA. Điều này có thể khiến cho các nền tảng thuê homestay như Vrbo của Expedia và Airbnb, vốn làm ăn phất lên trong vài năm trở lại đây nhờ giá thuê nhà tăng và khách hàng giàu có tìm kiếm nhà ở lớn hơn tại những khu vực riêng tư hơn.
Chi tiền cho giải trí thường có nghĩa là vay mượn, ngay cả đối với những khách hàng giàu có. Những công ty chuyên cho họ vay tiền không quá lo ngại về hạn mức tín dụng của họ trong trường hợp suy giảm kinh tế. American Express, một công ty trong lĩnh vực này, có dự trữ lỗ cho khoản vay chỉ chiếm khoảng 2,4% tổng lượng cho vay và thẻ tín dụng khoản phải thu vào cuối năm 2022.
Trong khi đó, các nhà đầu tư lại quan ngại hơn về nhóm khách hàng thu nhập thấp bị vỡ nợ thẻ tín dụng và nợ mua xe hơi.
Những vấn đề của nhóm người giàu sẽ không thể giúp gì cho nền kinh tế Mỹ, nhưng hiểu được chúng lại có thể khiến cho “lạm phát người giàu” trở nên thuận lợi hơn đối với các nhà đầu tư./.
Kinh tế Mỹ tiếp tục bứt tốc, thêm sức ép nâng lãi suất cho Fed
Fed và kịch bản lạm phát chữ U
3 yếu tố định hình xu hướng lạm phát trong năm 2023
Theo Wall Street Journal