F-15 Mỹ không thể bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ trước Nga

Các tiêm kích đánh chặn F-15C Mỹ triển khai tại căn cứ không quân Incirlik (Thổ Nhĩ Kỳ) rõ ràng không bảo vệ không phận Ankara, thậm chí ngay cả trong trường hợp nổ ra xung đột với chiến đấu cơ Nga hay Syria.
Chiến đấu cơ F-15 của Mỹ không thể bảo vệ được Thổ Nhĩ Kỳ nếu Nga nổi giận
Chiến đấu cơ F-15 của Mỹ không thể bảo vệ được Thổ Nhĩ Kỳ nếu Nga nổi giận

Đó là nhận định của tác giả Dave Majumdar trên tạp chí National Interest. Các chiến đấu cơ F-15 chuyên không chiến ban đầu được triển khai tại căn cứ của NATO tại Adana, sát biên giới Syria vì các hoạt động của không quân Nga gia tăng ở khu vực.

Một sĩ quan cao cấp Mỹ giải thích rằng việc triển khai 6 tiêm kích F-15C và 6 chiếc F-15E tại căn cứ Incirlik vào tháng 11/2015. Trong khi các chiến đấu cơ F-15E tham gia chiến dịch không kích IS tại miền bắc Syria, thì các tiêm kích F-15C được phái tới nhằm củng cố phòng không cho Thổ  Nhĩ Kỳ.

“Các chiến đấu cơ F-15C được điều tới hậu thuẫn Thổ Nhĩ Kỳ vì chúng tôi tin rằng Nga đang tăng cường xâm phạm không phận biên giới. Chúng rõ ràng không bao giờ để bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ hoặc làm nhiệm vụ phòng không sau khi Thổ Nhĩ Kỳ  bắn hạ Su-24”, quan chức cao cấp không quân Mỹ quả quyết.

Không lực Mỹ đã không mong đợi Thổ Nhì Kỳ bắn hạ máy bay ném bom Nga lại càng không lường trước được phản ứng của Nga. Ngay sau khi Thổ bắn hạ Su-24 Fencer,  quân đội Nga đã triển khai tàu tuần dương hạm tên lửa Moskva ngoài khơi Syria vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Chiến hạm này được trang bị hệ thống phòng không S-300 phiên bản hải quân, thực sự là một nguy cơ chết người đối với các chiến đấu cơ như F-15 và F-16.

Tiếp đó, Nga lại điều hệ thống tên lửa khét tiếng S-400 tới căn cứ không quân tại Latakia, Syria, có khả năng tấn công các mục tiêu nằm sau trong không phận Thổ Nhĩ Kỳ mà không lo bị giáng trả. Nga cũng đã triển khai các máy bay chiến đấu tối tân như Su-30SM và Su27SM3 tới Syria. “Vụ bắn hạ máy bay Nga và những động thái triển khai vũ khí của Nga sau đó tại Syria đã biến toàn bộ sự việc thành một mớ hỗn độn”, quan chức quân sự Mỹ than phiền.

Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã có thỏa thuận cho phép các chiến đấu cơ F-15C Mỹ bảo vệ không phận Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, những nguyên tắc chính xác của cam kết này và thủ tục ra sao vẫn chưa ai được rõ. Các nguyên tắc cam kết và thủ tục thích hợp là hết sức cần thiết để tránh lặp lại sự cố bắn hạ Su-24 được cho là lọt vào không phận biên giới chỉ vỏn vẹn 17 giây.

Nhưng thay vì hộ tống máy bay lạc ra khỏi không phận, Thổ Nhĩ Kỳ lại bắn hạ máy bay Nga, gây ra một sự cố nghiêm trọng,  Dave Majumdar kết luận.

Theo QPAN