Hướng tới đa phương
Mỹ đã và đang nỗ lực vận động hành lang để EU cấm cửa Huawei như một kết quả của cuộc chiến tranh thương mại giữa quốc gia này và Trung Quốc. Tuy nhiên, EU lại tỏ thái độ phớt lờ. Rõ ràng EU đang đứng trước nhiều khó khăn về kinh tế, cần sự hợp tác. Trong bối cảnh đó, ông Trump lại đề cao chủ nghĩa bảo hộ thương mại. Vốn dĩ, quan hệ EU và Mỹ trở nên căng thẳng trong năm 2018 sau khi Tổng thống Trump áp thuế đối với các sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu từ EU và một số đối tác. Ông Trump còn đe dọa và xóa bỏ một số hiệp định kinh tế giữa Trung Quốc và EU. Và trong khi châu Âu đang đứng trước khó khăn kinh tế thì điều gì đã xảy ra?
Hôm 26.3 tại Pháp, Tổng thống Pháp Macron, Chủ tịch Ủy ban châu ÂU Jean-Claude Juncker và thủ tướng Đức Angela Merkel đã có cuộc gặp gỡ với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong cuộc gặp vừa qua, tổng thống Pháp nhấn mạnh về việc bảo vệ chủ nghĩa đa phương. “Chúng tôi muốn thúc đẩy chủ nghĩa đa phương. Sẽ không có bất kỳ một nền kinh tế nào có thể lớn mạnh nếu không nó cứ phát triển mà không có đối thủ. Không một ai trong chúng tôi ngây thơ cả.”
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Junker cho rằng EU và Trung Quốc có thể “cùng tạo nên những điều tốt đẹp”, dù rằng hai bên có là đối thủ thì “sự canh tranh cũng là điều nên có”
Sáng kiến “vành đai – con đường”: nguy hiểm nhưng hấp dẫn
Cũng tại cuộc gặp gỡ kể trên, thủ tướng Đức Angela Merkel đã không loại trừ khả năng châu Âu sẽ tham gia vào Sáng kiến “vành đai – con đường” của Trung Quốc. Tuy nhiên, cần dựa trên nguyên tắc về sự hợp tác, bình đẳng quyền lợi, “có qua có lại”, điều mà bà Merkel còn rất nghi hoặc.
Trước đó Italia đã là quốc gia đầu tiên trong nhóm cường quốc G7 chấp nhận việc tham gia váo sáng kiến “Một vành đai – một con đường” của Trung Quốc. Động thái này đã khiến Ý vướng phải sự chỉ trích của các nước châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức.
Italia chấp nhận tham gia Sáng kiến “vành đai – con đường” của Trung Quốc.
|
Pháp và Đức cho rằng Italia đã quá vội vàng trong việc tham gia vào sáng kiến này mà không quan tâm tới lợi ích chung của liên minh. Hai quốc gia này cũng đã đề xuất lên EU các chính sách đối phó với sự cạnh tranh của Trung Quốc, và đang thúc giục liên minh thông qua. Phía Pháp và Đức muốn những đàm phán với Bắc Kinh được thực hiện dựa trên nguyên tắc đa phương, còn Trung Quốc thì vẫn đang rất kiên trì với chính sách đàm phám song phương của mình.
EU vẫn đang đau đầu về việc thống nhất “thái độ” của liên minh với Trung Quốc, đặc biệt là với chính sách “vành đai - con đường”, chính sách mà Trung Quốc lập nên với luận điệu sẽ tạo nên những chiến lược “đôi bên cùng thắng lợi” với những nước tham gia. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc chỉ đang muốn từng bước thống trị mà thôi.
Chiến thuật của Trung Quốc rất rõ ràng, quốc gia này tiến hành thuyết phục các quốc gia châu Âu tham gia "vành đai - con đường” theo hướng tiếp cận riêng lẻ. Và động thái này sẽ rất dễ khiến nội bộ EU lục đục.
Lợi ích kinh tế vẫn phải đặt lên hàng đầu
Châu Âu lo sợ trước sự bành trường của Trung Quốc, nhưng có thể thấy rõ các quốc gia thuộc liên minh vẫn không thể loại Trung Quốc ra khỏi danh sách đối tác của mình. Ý tham gia chính sách “vành đai - con đường”, Đức cũng đánh tiếng muốn tham gia dù vẫn kèm theo điều kiện.
Dù lo lắng sự bành trướng của Trung Quốc tại châu Âu, nhưng có vẻ như việc hợp tác với Trung Quốc vẫn đang rất hấp dẫn.
Phía châu Âu vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về kinh tế như nợ công, khủng hoảng ngân hàng, dân số già, chính sách nhập cư. Và rõ ràng Trung Quốc vẫn đang là một thị trường hấp dẫn với EU về cả xuất lẫn nhập khẩu. Trung Quốc với thị trường mà số người thuộc tầng lớp trung và thượng lưu tăng trưởng chóng mặt là thị trường rất tiềm năng của các loại hàng hóa xuất khẩu vốn Châu Âu vốn nổi tiếng đắt đỏ. Ngược lại, những mặt hàng nhập khẩu Trung Quốc với giá cả phải chăng cũng đang là sự lựa chọn phù hợp cho người dân ở tầng lấp bình dân của Châu Âu.
Biểu đồ thể hiện tình hình xuất nhập khẩu giữa EU và Trung Quốc từ 2008-2017.
|
Lấy Italia làm ví dụ minh họa, quốc gia này đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề kinh tế, nợ công lên tới 133% GDP – con số cao nhất trong số các quốc gia trong khu vực đồng Euro sau Hy Lạp.
Sau khi ký kết tham gia Sáng kiến “vành đai - con đường”, hai bên cũng ký kết 29 thỏa thuận trị giá 2,8 tỷ USD trong hàng loạt các lĩnh vực. Gánh trên vai khoản nợ lớn, việc xuất khẩu các mặt hàng sang Trung Quốc được Italia kì vọng sẽ là cứu cánh nền kinh tế hiện tại của nước này.
Sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Pháp và Chủ tịch Tập Cận Bình, phía Trung Quốc cũng đã mua 290 chiếc Airbus A320 và 10 chiếc A350, trị giá tổng cộng 35 tỉ USD từ Pháp.
Mặc dù nói EU đang có sự chia rẽ vì thái độ của các nước đối với Trung Quốc, nhưng rõ ràng, liên minh vẫn cần Trung Quốc như một đối tác tiềm năng để phát triển, khôi phục kinh tế. Và liệu có quốc gia nào có thể từ chối các lợi ích về mặt tài chính, nhất là khi mình đang gặp khủng hoảng?