Đột nhập nơi sản xuất “Thú mỏ vịt” - vũ khí gây kinh hoàng IS và phương Tây

Tiêm kích mang bom đa nhiệm Sukhoi - Su -34 (Fullback) trở nên lừng danh thế giới khi "Utonok" của không quân Nga lần đầu tiên tham chiến chống IS trên chiến trường Syria. Sở hữu vũ khí siêu chính xác, "Thú mỏ vịt" đã trở thành nỗi khiếp đảm thật sự của chiến binh IS khi ngay cả hầm ngầm cũng vô hiệu
Đột nhập nơi sản xuất “Thú mỏ vịt” - vũ khí gây kinh hoàng IS và phương Tây

Nhà máy hàng không Novosibirsk. Chkalov - một trong những doanh nghiệp sản xuất và chế tạo máy bay lớn nhất nước Nga, thành viên của tập đoàn "Sukhoi". Đầu những năm 90 nhà máy bắt đầu phát triểnmáy bay tiêm kích mang bom Su-34 thế hệ 4+. Từ năm 2006, bắt đầu dây chuyền sản xuất hàng loạt chiến đấu cơ này. Đến tháng 10.2015, không quân Nga nhận 73 chiếc.
Hiện máy bay Su-34 đang tham gia chiến sự tại Syria.
Theo NATO phân loại máy bay ném bom Su-34 có định danh (Fullback)  (Hậu vệ - "Defender"). Chiếc máy bay được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ tấn công các mục tiêu quân sự trên bộ, tiêu diệt lực lượng phòng không và các chiến hạm của đối phương.

Theo tính năng kỹ chiến thuật, Su - 34 thuộc nhóm máy bay "4+", chiến đấu cơ không có được khả năng cận chiến, chiếm ưu thế trên không do giới hạn của tính năng cơ động và khối lượng tự trọng lớn. Su-34 có nhiệm vụ tác chiến chủ yếu với các mục tiêu mặt đất, mặt biển. Đặc biệt chú trọng tác chiến chống lực lượng phòng không mặt đất đối phương. 

Xưởng sản xuất các bộ phận mô đun hóa của Su-34

Trên bộ giá hiện đại, các kỹ sư, kỹ thuật viên lắp đặt 3 bộ phận chính: đầu, bộ phận hút gió và đuôi máy bay

Su-34 có 57 nghìn chi tiết khác nhau

Lắp đặt súng tự động 30 mm, cơ số đạn 150 viên

Sau khi kiểm tra độ kín khít của thân máy bay, chúng được đưa vào lắp ráp

Bình quân mỗi năm nhà máy xuất xưởng khoảng 12 chiếc Su-34, dự đoán trong tương lai gần, số lượng máy bay sẽ tăng cao

Lắp đặt các thiết bị, bộ phận, chi tiết

Các công nhân kỹ thuật, kỹ sư làm việc trong nhà máy có độ tuổi trung bình 40, yêu cầu tối quan trọng là chu đáo, cẩn thận đến từng chi tiết nhỏ nhất và đặc biệt là yêu nghề.

Khi thân máy bay đã sẵn sàng, bắt đầu đến chu trình lắp đặt các hệ thống và trang thiết bị, biến máy bay trở thành một cơ thể sống, có đầy đủ các hệ thống, trang thiết bị theo yêu cầu thiết kế

Nhà máy có 7 nghìn cán bộ công nhân viên, mức lương bình quân 40 nghìn rúp

Ngoài những chiến đấu cơ, nhà máy còn có các hợp đồng sản xuất chi tiết và bộ phận cho máy bay vận tải hành khác SuperJet 100. Nhà máy sản xuất phần đầu, đuôi máy bay cùng với các cánh điều khiển ngang và thẳng đứng (cánh đuôi).

Mặc dù công nghệ tự động hóa và robot hóa quy trình sản xuất đã được ứng dụng. Việc đóng đin tán và lắp ráp bộ phận vẫn phải thực hiện thủ công với các công nhân bậc cao.

Trước khi bàn giao máy bay chiến đâu, Su-34 được đưa vào thử nghiệm cấp nhà máy trong vòng hai tháng. Sân bay thử nghiệm được bố trí cách khu dân cư từ 120 - 170 km.

Mỗi chiếc Su-34 phải trải qua 350 chế độ thử nghiệm tất cả các bộ phận, chi tiết, kiểm tra đến từng cm2. Máy bay được thử nghiệm ở chế độ bay siêu thấp và chế độ bay ở độ cao cực đại với tốc độ siêu âm.

"Vịt con" có thiết kế khá thuận lợi cho hoạt động. Chiến đấu cơ hai chỗ ngồi của phi công bên cạnh nhau. Phía sau có khoang nghỉ ngơi, phi công có thể nằm nghỉ thoải mái. Radar cho phép phát hiện mục tiêu trên khoảng cách đến 120 km. Có khả năng theo dõi 10 mục tiêu và tấn công cùng lúc 4 mục tiêu.

Khoang lái máy bay bọc thép titan có độ dày 17mm, các bộ phận quan trọng khác trong máy bay cũng được bọc giáp.

Su-34 có một động cơ phụ trợ hỗ trợ khởi động máy bay không sử dụng động cơ chính. Hai động cơ tua bin phản lực AL-31F. Máy bay có thể đạt đến tốc độ 1900 km/h.

Máy bay có thể đạt độ cao 15 km và mang theo 8 tấn vũ khí khác nhau trên 12 vấu treo.

Giá thành của tiêm kích mang bom Su-34 khoảng 1,5 tỷ rúp.