Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ sẽ có lợi hay gây hại cho kinh tế Nhật Bản?

VietTimes -- Hội nghiên cứu kinh tế Nhật-Mỹ của Bộ Ngoại gia Nhật Bản đã được lập ra hai tháng qua để nghiên cứu chính sách của ông Donald Trump, tư vấn cách ứng phó cho chính quyền Shinzo Abe.
Tổng thống đắc cử Donald Trump, Mỹ. Ảnh: Gold Online
Tổng thống đắc cử Donald Trump, Mỹ. Ảnh: Gold Online

Tờ Nikkei Nhật Bản ngày 11/11 cho rằng ông Donald Trump, Tổng thống đắc cử Mỹ mặc dù chủ trương chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và chính sách chống nhập cư, nhưng tầm nhìn kinh tế là "đường lối tăng trưởng lớn" để nước Mỹ phục hồi.

Đối với vấn đề này, Nhật Bản cũng có quan điểm cho rằng mặc dù trong ngắn hạn sự bất ổn của thị trường tài chính có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đồng Yên - một đồng tiền an toàn, nhưng nếu chế độ thuế táo bạo kiểu Donald Trump được thực hiện, cũng có khả năng đóng vai trò thúc đẩy đối với kinh tế Nhật Bản.

Để kinh tế Mỹ tăng trưởng 3,5% hàng năm, ông Donald Trump đã đưa ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế hàng năm của Mỹ khoảng 2%, cao hơn nhiều hiện nay. Ông Donald Trump muốn giảm mạnh thuế thu nhập của tầng lớp trung lưu, bỏ thuế di sản, giảm thuế pháp nhân liên bang (hiện là 35%) xuống dưới 15%.

Chính sách thu thuế và kinh tế của ông Donald Trump phù hợp với truyền thống coi trọng thương mại của Đảng Cộng hòa, phái bảo thủ Mỹ. Ông Donald Trump và cử tri "thống nhất" tranh thủ thực hiện trong 100 ngày đầu tiên khi ông Donald Trump lên nắm quyền.

Ông Donald Trump đến Nhà Trắng gặp Barack Obama bàn việc chuyển giao quyền lực.
Ông Donald Trump đến Nhà Trắng gặp Barack Obama bàn việc chuyển giao quyền lực.

Để đưa ra kiến nghị với đội ngũ chuyển giao chính quyền mới của Mỹ, trong hai tháng gần đây, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã thành lập "Hội nghiên cứu kinh tế Nhật-Mỹ" - một tổ chức tập hợp các chuyên gia, học giả và trực thuộc Ngoại trưởng. Tổ chức này đã tiến hành phân tích đối với chính sách của hai ứng cử viên Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa Mỹ.

Trong phân tích, ấn tượng về Donald Trump không thể chỉ có "ác mộng" – Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Trong tranh cử, ông Donald Trump còn đề xuất phương án nới lỏng quy định về năng lượng và thúc đẩy đầu tư hạ tầng cơ sở. Việc giảm thuế quy mô lớn, mở rộng tài chính của Mỹ sẽ kích thích nhu cầu của Mỹ, mang lại lợi ích cho nhu cầu bên ngoài của kinh tế Nhật Bản.

Ông Donald Trump mạnh mẽ phê phán các nước thao túng tỷ giá hối đoái, dẫn đến khả năng Mỹ có thể phá giá đồng USD trong tương lai, nhưng tình hình tiền tệ còn chưa rõ.

Đối với khả năng ông Donald Trump đích thân can thiệp làm cho đồng Yên tăng giá, quan chức cấp cao Bộ Tài chính Nhật Bản cho rằng "can thiệp ngoại hối của Nhật Bản đương nhiên cũng là hành vi chính đáng".

Trong khi đó, cựu Vụ trưởng Vụ Quốc tế, Bộ Tài chính Nhật Bản, ông Tatsuo Yamasaki thì cho rằng cùng với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế "có thể cho phép lãi suất tăng lên và tăng giá đồng USD ở mức độ nhất định", hiện nay còn quá sớm để tiến hành phán đoán.

Ngày 10/11/2016, ông Donald Trump đến đồi Capitol gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ, Paul Ryan.
Ngày 10/11/2016, ông Donald Trump đến đồi Capitol gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ, Paul Ryan.

"Kinh tế Mỹ mạnh" không khác gì với chủ nghĩa bảo hộ. Nếu ông Donald Trump và Đảng Cộng hòa áp dụng chủ nghĩa cô lập thực sự trên các phương diện như đàm phán lại Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), rút khỏi TPP, thì có thể xảy ra tình trạng "bùng nổ" va chạm tiền tệ và thương mại giữa Nhật Bản và Mỹ.

Nếu coi trọng tăng trưởng kinh tế và thương mại, sẽ không xảy ra tình hình nguy hiểm như vậy, nhưng tình hình hiện nay là ông Donald Trump còn chưa rõ đường lối phát triển.