Đòn tấn công trả đũa của Israel khiến Trung Đông chìm sâu vào vùng bất ổn

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Cuộc tấn công của Israel vào Iran ngày 26/10 đã đẩy cuộc chiến giữa hai nước thành đối đầu trực tiếp, thậm chí có thể khơi mào một cuộc xung đột toàn diện ở Trung Đông.

Cuộc tấn công của Israel vào Iran ngày 26/10 đẩy xung đột 2 bên lên trực diện (Ảnh: CNN)
Cuộc tấn công của Israel vào Iran ngày 26/10 đẩy xung đột 2 bên lên trực diện (Ảnh: CNN)

Lời cảnh cáo của Israel dành cho Iran

Chiến dịch không kích ngày 26/10 của Israel kéo dài nhiều giờ và chia thành nhiều đợt. Hàng chục máy bay chiến đấu đã tấn công các cơ sở sản xuất tên lửa, hệ thống tên lửa phòng không và các địa điểm quân sự khác, khiến 4 binh sĩ thiệt mạng.

Israel tuyên bố hành động này nhằm trả đũa việc hơn 180 tên lửa mà Iran đã bắn vào Israel ngày 1/10.

iran_khong_kich_israel_nytimes.jpg.jpg
Khung cảnh hoang tàn, đổ nát tại Israel sau cuộc không kích của Iran đầu tháng 10 (Ảnh: NYT)

Tuy nhiên, việc Israel không tấn công các cơ sở hạ tầng hạt nhân hoặc dầu mỏ được nhận định là đang cố gắng giảm thiểu khả năng bùng nổ cuộc chiến toàn diện.

Các chuyên gia quân sự cho biết hiện mức độ thiệt hại cuộc tấn công chưa được đánh giá, phía Tehran chưa có bất kỳ phản ứng mạnh mẽ nào và họ có thể sẽ không tiết lộ thông tin liên quan đến vụ việc.

“Cuộc tấn công của Israel đã được điều chỉnh để tránh tình trạng thương vong quá nhiều, giảm thiểu tình trạng leo thang”, Tiến sỹ Sanam Vakil, Giám đốc Chương trình Trung Đông và Bắc Phi tại Trung tâm Chatham House, cho biết.

Giới chức cấp cao Israel cho biết việc lựa chọn các mục tiêu, bao gồm cơ sở hạ tầng tên lửa và phòng không của Iran, đã được điều chỉnh và là một lời cảnh báo đến Iran. Israel sẽ phản ứng quyết liệt hơn nếu Iran phạm sai lầm là tiếp tục leo thang căng thẳng, quân đội Israel có thể tấn công Iran bất cứ lúc nào và bất cứ đâu.

Đòn tấn công của Israel là tín hiệu mới nhất cho thấy cuộc xung đột Trung Đông hiện tại đã đẩy cuộc chiến trong bóng tối kéo dài của Israel với Iran trở thành đối đầu công khai. Cuộc xung đột giữa hai nước có thể trở thành cuộc chiến căng thẳng, bao phủ toàn khu vực trải dài đến Gaza, Lebanon và hơn thế nữa.

Lực lượng phòng không Iran nói rằng đòn tập kích của Israel chỉ gây "thiệt hại hạn chế", không nghiêm trọng. Giới chuyên môn cho rằng đây dường như là cách Iran giảm nhẹ tác động từ vụ tấn công, nhưng cảnh báo những gì diễn ra chỉ mới là bắt đầu của một vòng xung đột mới giữa hai nước, nếu Tehran quyết định đáp trả.

Cuộc chiến ngầm hóa đối đầu trực diện

Đối với Iran, đòn trả đũa của Israel là điều chưa từng có suốt thập kỷ qua. Kể từ sau chiến tranh Iran-Iraq trong khoảng 1980-1988, Tehran chưa từng phải hứng chịu cuộc tấn công như vậy trên lãnh thổ của họ.

Đòn tấn công diễn ra khi Israel, Hamas và các trung gian hòa giải do Mỹ dẫn đầu chuẩn bị đàm phán tại Doha, Qatar nhằm tạm dừng cuộc giao tranh ở Dải Gaza. Tuy nhiên, tất cả mọi sự đàm phán đều thất bại.

Từ trước tới nay, Israel và Iran vẫn thường tránh đối đầu quân sự trực tiếp, nhưng những cuộc tấn công gần đây đã phá vỡ quy tắc ngầm đó.

Trước đây, Iran đã sử dụng một mạng lưới các nhóm đồng minh, bao gồm Hamas và Hezbollah, để tấn công các lợi ích của Israel; ngược lại, Israel đã ám sát các quan chức cấp cao của Iran và các nhà khoa học hạt nhân và dàn dựng các cuộc tấn công mạng chống lại Iran.

Xung đột giữa hai nước trở thành công khai trong năm nay, sau các cuộc tấn công ngày 7/10/2023 của Hamas vào Israel. Thời điểm đó, đôi bên vẫn giữ được “sự bình tĩnh” và chọn cách không đối đầu trực tiếp.

Tuy nhiên, thời điểm tháng 4/2024, Tehran đã phóng hơn 300 tên lửa và máy bay không người lái vào Israel để đáp trả việc Israel ám sát một số quan chức quân sự Iran tập trung tại một tòa nhà ngoại giao ở Damascus, của Syria, làm thiệt mạng 3 chỉ huy cấp cao. Mọi thứ đã thay đổi từ đây.

Israel ngay lập tức đáp trả bằng cuộc tấn công giết chết nhà lãnh đạo chính trị Hamas Ismail Haniyeh trong một nhà khách quân sự ở Tehran và lãnh đạo Hezbollah Hassan Nasrallah bằng một cuộc không kích ở Beirut.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ vận dụng mọi biện pháp đáp trả để Iran phải trả giá cho những sai lầm đã gây ra.

671c381985f5404ea1750ed8-7126.jpg
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant giám sát cuộc tấn công vào Iran từ một địa điểm không được tiết lộ (Ảnh: IDF)

Sau sự kiện đó, Iran đã phóng một loạt tên lửa và máy bay không người lái vào Israel trong cuộc tấn công trực tiếp đầu tiên của họ nhằm vào đối thủ để trả đũa. Hầu hết các tên lửa mà Iran phóng đều bị chặn hoặc không gây ra nhiều thiệt hại, mặc dù một số đã vượt qua được hệ thống phòng thủ của Israel.

Lo ngại về chiến tranh hạt nhân

Đòn tấn công vào Iran chủ yếu dựa vào sức mạnh không quân và tình báo, một lĩnh vực mà Israel có lợi thế to lớn so với Iran và các đồng minh. Israel đã sử dụng các hoạt động tình báo và các cuộc không kích để tàn phá Hezbollah trong tháng qua.

"Cuộc tấn công thể hiện tinh thần hòa hoãn cố gắng kết thúc cuộc chiến của Israel ở Lebanon, cũng như một lời cảnh báo nếu Iran có ý định trả đũa", Raz Zimmt, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia của Israel và cựu quan chức quân sự Israel, cho biết.

Căng thẳng giữa Israel và Iran đang leo thang nghiêm trọng, đặc biệt trong bối cảnh cả hai nước tăng cường các biện pháp quân sự. Tình hình phức tạp này có thể dễ dàng dẫn đến những tính toán sai lầm, từ đó khơi mào cho một cuộc xung đột toàn diện hơn.

Israel và Iran đã nhiều lần đối đầu gián tiếp qua các cuộc xung đột ủy nhiệm ở Syria và Lebanon, nhưng một cuộc đối đầu trực diện sẽ đặt ra nguy cơ leo thang quân sự không mong muốn. Nếu tình hình không được kiểm soát, điều này có thể đe dọa hòa bình khu vực và thậm chí kéo theo các bên khác trong khu vực vào cuộc đối đầu.

bc64d57c092ad66f37ba732bde6978543d13c050.avif.png
Một toà nhà bị phá huỷ trong cuộc không kích của Israel ở dải Gaza. (Ảnh: WSJ)

Israel đã cho thấy hệ thống quân sự, vũ khí của có thể xuyên thủng hệ thống phòng không của Iran, nhắm vào một số địa điểm quan trọng cùng một lúc.

Vì vậy, Tehran có thể lựa chọn một chiến lược gián tiếp nhằm kiềm chế Israel mà không đẩy cuộc xung đột lên quy mô lớn hơn. Thay vì tấn công trực tiếp, Iran có thể tận dụng các nhóm dân quân được họ hỗ trợ trong khu vực, như Houthis ở Yemen hoặc Hezbollah ở Lebanon, để gây sức ép lên Israel và làm giảm nguy cơ đối đầu trực diện. Điều này cũng giúp Iran giữ khoảng cách an toàn trong khi vẫn tạo ra mối đe dọa chiến lược đối với Israel.

Căng thẳng chiến sự gia tăng, chương trình hạt nhân của Iran cũng là điều đáng lo ngại. Cả Israel và Mỹ đều lo ngại rằng nếu Iran đẩy mạnh khả năng hạt nhân của mình, điều đó có thể làm thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực, gây áp lực răn đe đối với Israel.

Các quan chức Israel tin rằng việc gia tăng sức mạnh quân sự và năng lực hạt nhân của Iran có thể kích thích một cuộc tấn công phủ đầu của Israel nhằm ngăn chặn bất kỳ khả năng hạt nhân nào ở Iran.

Theo Wall Street Journal