Điều gì khiến Armenia thảm bại trong cuộc chiến Nagorno-Karabakh?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Ngày 11/11, Tổng thống Arayik Harutyunyan của “Cộng hòa Nagorno-Karabakh” đã trả lời phỏng vấn sau thỏa thuận ngừng bắn, ông đã tiết lộ nhiều chuyện nội bộ về cuộc chiến và cho người dân Armenia biết sự thật về thất bại của nước mình.

Sau khi Thủ tướng Pashinyan ký hiệp ước ngừng bắn, thực tế là chấp nhận thất bại, người dân Armenia xông vào Văn phòng Thủ tướng và nhà Quốc hội đạp phá, lục soát (Ảnh: AP).
Sau khi Thủ tướng Pashinyan ký hiệp ước ngừng bắn, thực tế là chấp nhận thất bại, người dân Armenia xông vào Văn phòng Thủ tướng và nhà Quốc hội đạp phá, lục soát (Ảnh: AP).

“Nước Cộng hòa Nagorno-Karabakh” bị xóa sổ

Ông Harutyunyan nói, tất cả mọi người đều đã cố gắng hết sức, kết quả hiện nay (ký hiệp định ngừng bắn) là cách tốt nhất, nếu tiếp tục chiến đấu, toàn bộ Nagorno-Karabakh sẽ mất. Trước khi ngừng bắn, Azerbaijan đã chiếm Shusha, cách đó 2 km chính là Stepanakert “thủ đô” của Nagorno-Karabakh, nếu không đạt được thỏa thuận ngừng bắn thì Stepanakert cũng sẽ bị mất.

Một chi tiết cần chú ý là thành phố Shusha gặp rắc rối sớm hơn nhiều so với dự kiến, Harutyunyan nói rằng ngày 9/11, khi mọi người còn đang tranh cãi về việc ai nắm giữ Shusha thì nó đã bị Azerbaijan kiểm soát. Ngay từ ngày 5/11, Nagorno-Karabakh đã mất quyền kiểm soát chính và hoàn toàn mất quyền kiểm soát từ ngày 7/11. “Khi tôi đứng trước Nhà thờ lớn Shusha vào ngày 29/10, tôi đã thông báo với các vị rằng Shusha đã ở trong tình trạng nguy hiểm”, ông nói.

Ý nghĩa chiến lược của Shusha là vô cùng quan trọng.Ai chiếm được Shusha sẽ nắm quyền kiểm soát Nagorno-Karabakh. Sau khi Azerbaijan hoàn toàn kiểm soát Shusha, nếu tiếp tục chiến đấu cũng vô ích. Trừ khi Armenia giành lại được, nếu không thì chỉ có thể bị đánh bại. Armenia thậm chí không thể bảo vệ được thủ đô, còn nói gì đến việc lấy lại được Nagorno-Karabakh?

Tổng thống Arayik Harutyunyan của “Cộng hòa Nagorno-Karabakh”: ký thỏa thuận ngừng bắn là cách tốt nhất đối với Armenia (Ảnh: Sohu).

Tổng thống Arayik Harutyunyan của “Cộng hòa Nagorno-Karabakh”: ký thỏa thuận ngừng bắn là cách tốt nhất đối với Armenia (Ảnh: Sohu).

Về lý do tại sao không thể phòng thủ được, ông Harutyunyan nói rằng tinh thần của quân đội không được tốt lắm, ở một số nơi có thể nói là rất tồi tệ, bệnh trĩ, bệnh kiết lỵ và COVID-19 đã hành hạ binh lính, nhiều người đã chiến đấu suốt 43 ngày không được nghỉ ngơi, không có cơ hội thay đổi người đảm nhận nhiệm vụ, và thậm chí điều trị người bị thương cũng khó khăn.

Ngoài ra, Harutyunyan cũng đề cập rằng trong quân đội Armenia/Nagorno-Karabakh, nhiều người mới nhập ngũ được 43 ngày (tức khi xảy ra chiến tranh), thậm chí chưa đầy 43 ngày; đối phương không chỉ có binh lính Thổ Nhĩ Kỳ mà còn có một số lượng lớn những kẻ khủng bố và lính đánh thuê giàu kinh nghiệm. Cùng với việc không biết đối phó với các máy bay không người lái như thế nào, những vấn đề này đều rất khó giải quyết.

Nói trắng ra, chính là đánh không được, người Armenia đã cố gắng hết sức, nhưng quân đội Azerbaijan rất mạnh, lại có người trợ giúp. Vì không thể đánh bại, nên chỉ có thể ký lệnh ngừng bắn, nếu không tổn thất sẽ càng lớn hơn.

Sau khi nghe ông Harutyunyan giải thích xong, nhiều người trong số những người Armenia phản đối đó đã rơi nước mắt cay đắng, trước đó họ không biết sự thật và tiếp tục kêu gào tiếp tục chiến đấu, nhưng cuối cùng họ cũng nhận rõ sự thật.

Quân đội Armenia từng là lực lượng thiện chiến, được đánh giá cao trong khu vực (Ảnh: Sohu).

Quân đội Armenia từng là lực lượng thiện chiến, được đánh giá cao trong khu vực (Ảnh: Sohu).

Nga bị đổ trách nhiệm cho thất bại của Armenia

Sau khi thỏa thuận ngừng bắn được ký, người Armenia đã vô cùng phẫn nộ, họ thậm chí xông vào dinh tổng thống đập phá. Bây giờ khi biết rằng lãnh đạo của họ thực sự rất khó xử, họ ngay lập tức quay mũi giáo lại và bắt đầu nói Nga là kẻ phản bội và đổ mọi trách nhiệm thất bại trong cuộc xung đột Nagorno-Karabakh lên đầu người Nga.

Nga cũng bị oan, chính quyền Armenia luôn muốn Mỹ giúp giải quyết vấn đề, sau mới tìm đến Nga khi không còn cách nào khác, họ luôn coi Nga làm “lốp dự phòng”. Tại sao Nga lại phải giúp Armenia? Dù sao, giúp hay không thì quyền lợi của Nga vẫn phải được đảm bảo, tại sao họ lại giúp một quốc gia luôn chống Nga?

Nhưng người Armenia không nghĩ như vậy. Kết quả là Armenia thua thảm hại, và Nga, với tư cách là người đứng ngoài cuộc, cuối cùng đã chiếm một vùng đất rộng lớn ở Nagorno-Karabakh, lớn hơn những gì Armenia còn lại. Nhìn sang Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan, cuối cùng họ thấy chỉ có Armenia là kẻ thua cuộc.

Điều này khiến nhiều người Armenia rất khó chấp nhận. Một mặt họ dành tình cảm đặc biệt cho Nagorno-Karabakh, hơn 70% cư dân vùng này là người Armenia, nay mảnh đất rộng 4.400km2 này có khả năng bị Azerbaijan lấy mất khiến họ vô cùng tức giận và thất vọng. Mặt khác, kể từ khi chiến tranh bùng nổ vào ngày 27/9, người Armenia đã bùng nổ nhiệt tình yêu nước, trong tình hình một số lượng lớn quân đội bị tiêu diệt, thậm chí cả những cựu binh và trẻ em đều đã ra chiến trường, gần 10.000 người đã thiệt mạng trong trận chiến. Điều này khiến nhiều người Armenia không thể chấp nhận được.

Do bị thiệt hại nặng, những người già và phụ nữ Armenia cũng phải cầm súng ra trận (Ảnh: Sohu).

Do bị thiệt hại nặng, những người già và phụ nữ Armenia cũng phải cầm súng ra trận (Ảnh: Sohu).

Nếu tiếp tục chiến tranh, chưa chắc đã thắng, nhưng vẫn luôn có một tia hy vọng. Khi chiến tranh kết thúc thì hy vọng tan tành. Kết quả là, một số lượng lớn người Armenia đã xông vào tòa nhà chính phủ, lục soát Văn phòng Thủ tướng và đánh Chủ tịch Quốc hội bị thương nặng.

Trái ngược hoàn toàn với nỗi buồn và sự tức giận của người Armenia, khi biết tin hiệp định đình chiến được ký, cả nước Azerbaijan đã ăn mừng, pháo hoa được đốt ở nhiều nơi, và Tổng thống Aliyev đã cười lớn trong bài phát biểu trực tiếp; rõ ràng Azerbaijan đã “toàn thắng”.

Nguyên nhân chính khiến Armenia rơi vào cảnh ngộ thảm bại nằm ở sự tính toán sai lầm về các đồng minh.Thủ tướng Pashinyan luôn cho rằng Armenia là thành viên của tổ chức "Hiệp ước an ninh tập thể" do Nga đứng đầu, và Moscow không thể thấy chết không cứu. Nhưng trên thực tế, dù chiến sự ngày càng bất lợi cho Armenia, nhưng ông Putin vẫn án binh bất động, ngồi nhìn Armenia từng bước đi tới vực thẳm thất bại. Mặc dù vào ngày 10/11, Nga cuối cùng đã điều quân và đưa gần 2.000 binh sĩ vào Nagorno-Karabakh, nhưng không phải để giúp Armenia.

Lực lượng Nga kéo vào Nagorno-Karabakh để làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình (Ảnh: AP).

Lực lượng Nga kéo vào Nagorno-Karabakh để làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình (Ảnh: AP).

Nguyên nhân khiến Armenia thảm bại

Tại sao lần này Armenia vốn hùng mạnh lại thất bại thảm hại đến vậy? Có ba lý do chính. Nói đến Armenia, thực ra nhiều người chưa biết, vì đất nước này là nước cộng hòa nhỏ nhất thuộc Liên bang Xô Viết và diện tích cũng rất nhỏ. Nhưng đất nước này có hai biệt danh, một là "Israel vùng Kapkaz” và hai là "Mãnh hổ vùng Kapkaz”. Đó là vì Armenia cũng là một dân tộc mạnh mẽ, nó mới được khôi phục sau khi bị phá hủy vào năm 2000. Nó cũng đã trải qua những khó khăn nhưng vẫn không thể bị hủy diệt.

Đặc biệt là khi Liên Xô giải thế, bằng chính sức mạnh nhỏ yếu của mình đã đánh bại nước láng giềng hùng mạnh Azerbaijan khiến cả thế giới phải bàng hoàng. Nhưng lần này tại Armenia, không có màn trình diễn nào của Israel và mãnh hổ. Ngay từ đầu cuộc chiến, một số lượng lớn lực lượng đã bị máy bay không người lái của Azerbaijan tiêu diệt và một số lượng lớn khác quân đội thiệt mạng vì bị ném bom.

Vì vậy, họ buộc phải tổng động viên, nhưng dù vậy vẫn thua, chịu kết cục thảm bại. Đó là, Armenia tuyên bố nhượng lại đất đền bù và nhượng lại ba thành phố. Vì sao Armenia lại thua thê thảm như vậy? không phải là họ rất mạnh sao? Kỳ thực tế, có ba nguyên nhân chính.

Thủ tướng Armenia Pashinyan là người không được Nga ủng hộ (Ảnh: Sohu).

Thủ tướng Armenia Pashinyan là người không được Nga ủng hộ (Ảnh: Sohu).

Thứ nhất, phải chống thêm một quốc gia nữa

Thất bại của Armenia lần này thực ra có ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố bên ngoài. Mặc dù quân đội Armenia rất hùng mạnh nhưng khó có anh hùng nào có thể chống lại được số đông, bản thân Azerbaijan lớn hơn Armenia rất nhiều, dân số đông gấp mấy lần. Mặt khác, Thổ Nhĩ Kỳ đã tham gia vào cuộc chiến từ đầu, không chỉ cung cấp vũ khí, thậm chí đích thân tham chiến. Do đó, dù Armenia mạnh đến đâu cũng không thể đánh bại được hai cường quốc Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ, điều này đặc biệt quan trọng.

Thứ hai, họ đắc tội với nước lớn

Vốn dĩ Armenia không sợ Thổ Nhĩ Kỳ, vì đằng sau có Nga. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, trước chiến tranh, ở Armenia đã diễn ra một cuộc cách mạng màu, Tổng thống thân Nga đã bị lật đổ và thay thế bởi một đảng đối lập thân với phương Tây, vì vậy họ khiến Nga hoàn toàn thất vọng.

Chúng ta thấy rằng trong cuộc chiến này, Nga về cơ bản là đứng bên lề, vì họ không muốn hỗ trợ phe đối lập giành chiến thắng. Vì vậy, Nga không ra tay, để Armenia chiến đấu đơn độc, không thua mới là điều lạ. Đến khi Armenia phải cắt đất bồi thường họ mới đưa quân đến để duy trì hòa bình, thực chất là để tránh cho Armenia bị triệt để tiêu diệt, như thế sẽ gây bất lợi cho lợi ích của Nga.

Bà Mehriban Aliyeva, Phó Tổng thống Azerbaijan (vợ của Tổng thống Aliyev) tuyên bố đã khôi phục hoàn toàn sự toàn vẹn lãnh thổ (Ảnh: Sohu).

Bà Mehriban Aliyeva, Phó Tổng thống Azerbaijan (vợ của Tổng thống Aliyev) tuyên bố đã khôi phục hoàn toàn sự toàn vẹn lãnh thổ (Ảnh: Sohu).

Thứ ba, sự đoàn kết của Azerbaijan.

Đối với Armenia, Azerbaijan thực sự đã nín giận 30 năm, lãnh thổ của họ đã bị quốc gia nhỏ bé Armenia chiếm đóng, vì vậy Azerbaijan đã chăm chỉ tích lũy suốt 30 năm, không ngừng phát triển sức mạnh kinh tế và quân sự, mua sắm nhiều vũ khí tối tân, tất cả đều được dùng trên chiến trường.

Azerbaijan rõ ràng đang ở thế thượng phong, trong khi Armenia đang dần suy yếu, những kiêu binh sẽ thua, và những bại binh sẽ thắng. Điểm này đặc biệt quan trọng. Đặc biệt, sự đoàn kết nhất trí của cả đất nước Azerbaijan là chìa khóa dẫn đến thất bại của Armenia.