Các nhà phân tích nước ngoài trong cuộc hội thảo có chung một nhận định rằng, mô hình các lực lượng vũ trang Nga trong tương lại sẽ phụ thuộc vào vấn đề then chốt là, quá trình chuyển đổi từ các loại vũ khí trang bị phương tiện chiến tranh, được phát triển từ thời Liên Xô cũ sang các loại vũ khí trang bị, phương tiện trang bị mới, được phát triển trong thời kỳ nước Nga mới.
Giới chuyên gia phương Tây đều thừa nhận một vấn đề rõ ràng là Nga đang có những nỗ lực và thành công đáng kể trong quá trình hiện đại hóa quân đội và càng ngày càng thoát ly khỏi vũ khí răn đe, ngăn chặn hạt nhân..
Trong cuộc hội thảo có sự tham dự của Michael Kofman, nhà khoa học chính trị nổi tiếng tại Viện Kennan trong Trung tâm khoa học quốc tế mang tên Woodrow Wilson, chuyên gia về Nga, Thomas Malmlof, nhà phân tích chính trị của Cơ quan Nghiên cứu Quốc phòng Thụy Điển, và Olga Oliker, giám đốc chương trình Nga và Âu Á tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế CSIS.
Thế hệ vũ khí mới
Theo các nhà phân tích phương Tây, Nga đến nay vẫn đang sử dụng những thành quả khoa học quân sự đạt được trong thời kỳ Xô viết. Những tên lửa Kalibr hoặc Iskander mà tên tuổi của chúng gần đây nổi bật trên truyền thông phương Tây đều là những sản phẩm từ Liên Xô.
Nhưng đến năm 2035, trong biên chế trang bị Nga sẽ tiếp nhận những loại vũ khí trang bị thế hệ mới, phát triển trong giai đoạn hiện này. Loại vũ khí đầu tiên có thể đề cập đến là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-500, tên lửa siêu thanh Zircon, máy bay ném bom chiến lược tầm xa mang tên lửa PAK DA và một động cơ mới cho các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50.
Tổng giám đốc tập đoàn phòng không "Almaz-Antey" Yang Novikov cách đây không lâu cho biết, trong tương lai gần, mối quan tâm của tập đoàn hoàn thành những thử nghiệm cấp quốc gia 3 loại tên lửa đất-đối-không đầu tự dẫn chủ động để trang bị cho hệ thống tên lửa S-350 Vityaz và các tổ hợp tên lửa phòng không "chiến hạm" trên biển. Hiện nay tập đoàn đang thử nghiệm tên lửa có điều khiển cho hệ thống phòng không S-500.
Theo những thông tin nhận được gần đây nhất, tên lửa siêu thanh Zircon trong quá trình thử nghiệm đã đạt tốc độ 8 M. Các tên lửa Zircon có khả năng sẽ được biên chế cho các tàu ngầm nguyên tử đa nhiệm thế hệ thứ 5 lớp Khaski và tàu tuần dương tên lửa hạt nhân hạng nặng "Petr Veliky".
Phó Thủ tướng Nga phụ trách công nghiệp quốc phòng Dmitry Rogozin ngày 20.05 cho biết: Nga bắt đầu phát triển máy bay ném bom chiến lược tầm xa PAK DA, chuyến bay đầu tiên được dự kiến vào năm 2025-2026.
Tổng giám đốc tổng công ty cổ phần chế tạo động cơ (ODK) Alexander Artyukhov cho biết: “Động cơ mới dành cho PAK FA sẽ được thử nghiệm vào quý 4 năm 2017 trong biên chế tổ hợp. Những hoạt động phát triển động cơ mới cho PAK FA còn lại sẽ được triển khai vào giai đoạn từ năm 2018 đến 2020 với dự kiến sẽ thực hiện các thử nghiệp cấp quốc gia vào năm 2020 ".
Với động cơ mới, máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 PAK FA có thể sẽ trở thành một phương chiến đấu đầy sức mạnh có ý nghĩa quan trọng và rất hiện đại.
Cựu giám đốc cơ quan tình báo không quân Mỹ, trung tướng Dave Deptul nhận xét "Theo cách nhìn tổng quan có phân tích những khả năng có được của máy bay PAK FA, cho thấy đây là một phương tiện bay khá phức tạp và hiện đại, cho phép các máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Nga có thể so sánh tương đương, theo một số chuyên gia trên một số lĩnh vực nào đó có thể vượt các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Mỹ," ông nhận xét trong một cuộc nói chuyện với tạp chí National Interest.
Tấn công ngoài đường chân trời
Theo các chuyên gia phương Tây, trong tương lai, Nga sẽ tập trung phát triển loại vũ khí tầm xa như tên lửa và các loại vũ khí có độ chính xác cao. Michael Kofman cho rằng, Nga sẽ theo đổi chiến lược "Ngăn chặn thông qua các đe dọa đòn trả đũa", để kẻ thù tiềm năng biết rằng trong trường hợp khởi động cuộc tấn công, đòn đáp trả sẽ diễn ra ở tầm xa và sẽ nhằm đến các mục tiêu trên lãnh thổ của kẻ thù. Và không nhất thiết phải sử dụng vũ khí hạt nhân.
Tổng giám đốc tập đoàn "Tên lửa chiến thuật - Tactical Missiles" Boris Obnosov cho biết, năm ngoái, công ty bắt đầu phát triển tên lửa tấn công có tầm bắn hơn đáng kể so với những tên lửa Kalibr được sử dụng để tấn công các mục tiêu ở Syria. Nga cũng đang nỗ lực hiện đại hóa tên lửa hành trình tầm xa phóng từ máy bay Kh-101. Mục đích đặt ra nhằm tăng cường tầm bắn, độ chính xác và khả năng khó phát hiện được tên lửa.
Ông Obnosov cũng cho biết: "Trên thực tế đã quyết định tiếp tục sản xuất máy bay ném bom tầm xa được hiện đại hóa, giới truyền thông gọi là Tu-160M2 Chiếc máy bay sẽ hoàn toàn mới, hệ thống điện tử trên máy bay sẽ hoàn toàn được số hóa, hệ thống phóng tên lửa tiên tiến, các động cơ sẽ được hiện đại hóa để tiết kiệm nhiên liệu, tăng cường phạm vi hoạt động, tăng cường độ tin cậy và an toàn khi bay đường dài."
UAV và robot quân sự
Maykl Kofman nhận định, Nga vẫn còn tụt hậu so với phương Tây về UAV quân sự, nhưng đang tích cực nghiên cứu ứng dụng theo hướng này và đầu tư phát triển mạnh mẽ .
Không giống như các nước phương Tây, nỗ lực phát triển máy bay không người lái có trọng tải lớn, Nga tập trung vào việc sử dụng những UAV nhỏ nhẹ, dùng một lần và số lượng nhiều ở cấp chiến thuật cho các lực lượng tác chiến mặt đất. Những bay không người lái được sử dụng chủ yếu như phương tiện trinh sát, chỉ thị mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa và pháo binh tấn công tiêu diệt.
Trong những năm gần đây, chủ đề "máy bay không người lái - cuộc tập kích hỏa lực dồn dập của pháo binh – tên lửa" đang là một trong những chủ đề được nghiên cứu và bàn luận sôi nổi nhất của các chuyên gia quân sự phương Tây. Các chuyên gia NATO và Mỹ cho rằng, đó là một cách tiếp cận chiến thuật được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả trên chiến trường Donbass, Syria đồng thời nhận định rằng, trong trường hợp xảy ra xung đột, các lực lượng vũ trang Nga sẽ hành động theo phương thức chiến thuật này.
Đối với robot quân sự, nhà phân tích Thụy Điển Thomas Malmlof dự đoán rằng trong khoảng thời gian 2026-2035, có lẽ Nga sẽ phát triển xe tăng Armata T-14 trở thành hoàn toàn robot, hệ thống Arbalet-DM(mô – đun súng máy tự động điều khiển từ xa của Nga) sẽ được ứng dụng với các xạ thủ điều khiển mô - đun từ xa, nằm ngoài chiến tuyến.
Tác chiến điện tử và tác chiến không gian mạng
Thomas Malmlof nhận xét, Nga đang phát triển mạnh mẽ các phương tiện tác chiến điện tử.
Các vũ khí trang bị tác chiến điện tử Nga từ lâu đã được người Mỹ xem xét như một mối đe dọa đáng sợ trên chiến trường. Mùa thu năm ngoái, trong quân đội Mỹ xuất hiện Cơ quan phản ứng nhanh. Tướng Walter E. Piatt, Giám đốc điều hành cơ quan này khẳng định, nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan mới này là tiến hành các hoạt động chống lại Nga trong lĩnh vực tác chiến điện tử và tác chiến không gian mạng.
Michel Kofman nhận định rằng, Nga không thua kém hoặc gần như đạt đến trình độ các nước phương Tây trong lĩnh vực tác chiến không gian mạng. Olga Oliker, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), tuyên bố rằng "trên thực tế, hiện nay rất khó để nói chính xác rằng, các quốc gia nào có những khả năng tác năng tác chiến không gian mạng, ngay cả định nghĩa động thái tiến hành chiến dịch tấn công không gian mạng cho đến lúc này cũng rất mơ hồ."
Không chỉ có vũ khí răn đe hạt nhân
Tổng thể sự phát triển của Nga nói chung – theo ý kiến các chuyện gia phương Tây sẽ dần dần rời xa tư duy chiến thuật sử dụng ồ ạt sức mạnh quân sự và đến năm 2035 sẽ chuyển hướng hoàn toàn sang các đòn tấn công có độ chính xác cao, nhưng vẫn duy trì khả năng tiến hành các đòn tấn công quy mô lớn trên diện rộng. Theo Kofman, các loại vũ khí có độ chính xác cao vấn chưa phải là vũ khí chủ chốt của quân đội Nga, nhưng người Nga đang học và cập nhật loại vũ khí này vào Học thuyết quân sự.
Các chuyên gia phương Tây nhận định rằng, tình hình kinh tế, các biện pháp trừng phạt và mất khả năng nhập khẩu các trang thiết bị và sản phẩm vi điện tử từ phương Tây đang ảnh hưởng nặng nề lên tiến độ hiện đại hóa các lực lượng vũ trang Nga.
Mặc dù có những nhận xét tiêu cực về tình hình kinh tế và trình độ công nghệ của Nga, nhưng các chuyên gia cũng phải thừa nhận: “Mặc dù nước Nga hiện nay không phải là mối đe dọa nghiêm trọng như thời kỳ Liên Xô, nhưng cũng không phải là một quốc gia yếu đuối, như thời kỳ sau sự sụp đổ của Liên bang Xô viết".