Đặc nhiệm Nga bất khả chiến bại trên chiến trường Syria với "bảo bối" Ratnik

VietTimes -- Trong cuộc phỏng vấn với TASS, ông Dmitry Semizorov - tổng giám đốc công ty SNIITOCHMASH - nhà phát triển tổ hợp trang bị cá nhân "Ratnik" cho biết, không ghi nhận được tình huống quân nhân Nga bị thương vì đạn hoặc mảnh đạn trong quá trình sử dụng Ratnik thế hệ II trên chiến trường Syria. 
Binh sĩ Nga trong trang phục Ratnik trên chiến trường Syria, vùng Palmyra - ảnh Topwar
Binh sĩ Nga trong trang phục Ratnik trên chiến trường Syria, vùng Palmyra - ảnh Topwar

Ông Semizorov cho biết: "Chúng tôi thu thập thông tin về quá trình khai thác sử dụng tổ hợp trang bị cá nhân cho quân nhân Nga trên thực tế chiến trường, không ghi nhận được bất kỳ trường hợp đạn hoặc mảnh đạn xuyên thấu qua áo giáp chống đạn hoặc mũ bảo hiểm”.

Ratnik được trang bị rộng rãi cho lực lượng đặc nhiệm Nga, hoạt động độc lập trên chiến trường Syria.

Đặc nhiệm Nga bất khả chiến bại trên chiến trường Syria với "bảo bối" Ratnik ảnh 1Lính đặc nhiệm Nga trong trang phục Ratnik trên chiến trường Syria - ảnh Topwar
Đặc nhiệm Nga bất khả chiến bại trên chiến trường Syria với "bảo bối" Ratnik ảnh 2Chiếc mũ bảo hiểm của binh sĩ Nga, bị một viên đạn AK bắn trúng, nhưng đạn không xuyên qua được mũ. Tình huống xảy ra trong vụ giải cứu 29 quân cảnh Nga trên chiến trường Hama - ảnh KP

Theo nhận xét của ông, kết quả này cho thấy hệ thống bảo vệ cá nhân của Ratnik rất hiệu quả trong khai thác sử dụng trên chiến trường.

Dựa trên những kinh nghiệm thu được, công ty SNIITOCHMASH tiếp tục hoàn thiện và phát triển thành tổ hợp trang bị quân sự cá nhân Ratnik – 3, phiên bản nâng cấp của Ratnik -2 với những tính năng chống đạn bắn thẳng tương tự nhưng nhẹ hợn.

Ông nói: “Với tổ hợp Ratnik – 3, chúng tôi đang cố gắng làm cho hệ thống bảo vệ nhẹ hơn nhưng vẫn giữ được khả năng bảo vệ bằng cách sử dụng các vật liệu mới do Nga phát triển”. Theo tính toán của tổng giám đốc SNIITOCHMASH, bộ Ratnik – 3 sẽ nhẹ hơn khoảng 25 – 30%. Hiện nay tổ hợp Ratnik nặng khoảng 24 kg, công ty đang muốn giảm xuống chỉ còn 20%.

Semizorov nhấn mạnh, hiện nay mũ bảo hiểm Ratnik là một trong những mũ bảo hiểm tốt nhất thế giới và chỉ nặng khoảng 1 kg với diện tích bảo vệ lên tới 30 dm2. Điều đó cho phép binh sĩ có thể gắn camera, kính nhìn đêm và các bộ khí tài khác mà không gây quá tải cho xương cổ. Hệ thống đệm giảm chấn không chỉ giúp giảm thiểu lực tác động lên đầu người lính của đòn đánh có xung lực thấp (gạch đá hoặc gậy gộc) mà còn bảo vệ đầu khỏi đòn tấn công có xung lực cao và tập trung (đạn và mảnh đạn).

Đặc nhiệm Nga bất khả chiến bại trên chiến trường Syria với "bảo bối" Ratnik ảnh 3
Đặc nhiệm Nga bất khả chiến bại trên chiến trường Syria với "bảo bối" Ratnik ảnh 4
Đặc nhiệm Nga bất khả chiến bại trên chiến trường Syria với "bảo bối" Ratnik ảnh 5Một số điểm đặc thù của bộ thiết bị Ratnik - 3, cho phép binh sĩ có thể mang vác thiết bị nặng vượt quá sức chịu đựng thông thường - ảnh defence.ru

Áo giáp chống đạn của Ratnik -3 là một trong những loại áo giáp có diện tích bảo vệ thân thể lớn nhất thế giới, miếng giáp có thể chịu được liên tiếp 10 phát bắn của đạn SVD trên khoảng cách 10 m. Những tính toán thực tế cho thấy, sau chấn động của những phát bắn, binh sĩ vẫn có thể tiếp tục chiến đấu, nhưng vẫn xuất hiện vết bầm tím sâu và tụ máu.

Trong phiên bản tăng cường khả năng bảo vệ, các nhà phát triển đề xuất giáp bảo vệ mềm bên sườn, giáp chống mảnh mìn, lựu đạn trên vai, tay và háng đối với những hoạt động cơ động chiến đấu. Trong tình huống tấn công đặc biệt có thể sử dụng bộ trang phục bảo vệ 100 cơ thể chống mảnh lựu đạn và mìn sát thương, sức ép của lượng nổ lớn.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Yury Borisov khẳng định, bộ trang thiết bị cá nhân Ratnik được thử nghiệm thành công trên chiến trường Syria. Những kinh nghiệm có được từ việc sử dụng trang thiết bị chiến đấu cá nhân giúp cho nhà sản xuất hoàn thiện những khiếm khuyết không thể phát hiện được trong quá trình thiết kế, ví dụ như đá sỏi dắt vào những chỗ kín gây khó chịu cho binh sĩ nhưng không thể lấy ra được trên chiến trường.

Cho đến nay, đã có 100.000 bộ ratnik được trang bị cho quân đội, trong Ratnik gồm có hệ thống thiết bị bảo vệ cơ thể, thông tin liên lạc và đảm bảo cuộc sống. Ratnik có mũ bảo hiểm và áo giáp chống đạn, tai nghe lọc âm thanh, chống xung âm thanh vụ nổ, tiếng gầm rít và tiếng ồn động cơ, trang phục dã chiến chống mảnh đạn, kính bảo vệ mắt. Kính bảo vệ mắt có khả năng chặn được mảnh có tốc độ bay đến 350 m/s. Đồng bộ cùng bộ trang phục là súng phóng lựu cá nhấn, tiểu liên, súng bắn tỉa, ống giảm thanh, dao găm, thiết bị trinh sát, kính ngắm quang học ngày đêm và kính nhìn đêm quang ảnh nhiệt. Một bộ Ratnik đầy đủ có 59 thiết bị. 

Bộ trang phục Ratnik được đưa vào biên chế trong quân đội Nga từ năm 2016, các đơn vị quân cảnh Nga, công binh, đặc nhiệm được sử dụng bộ trang bị này trên chiến trường Syria. Nhưng rất tiếc các cố vấn và những quân nhân Nga, tham gia chiến đấu cùng quân đội Syria lại không được phép sử dụng để tạo tính hòa đồng và ngụy trang, tránh bị phát hiện hoặc sự thiếu thiện cảm từ các quân nhân Syria. Điều đó đã dẫn đến một số tổn thất đáng tiếc nhưng không thể tránh khỏi của lực lượng quân sự Nga.
Đặc nhiệm Nga trong trang phục đặc chủng Ratnik hoạt động trên chiến trường Syria - video Kênh 24 Nga
TTB