Không rõ nhiệm vụ này có thành công hay không và đạt hiệu quả ở mức độ nào, nhưng theo Mỹ chiếc máy bay này đã vượt qua được một không gian rộng lớn của một quốc gia có hệ thống vũ khí phòng không đáng sợ nhất thế giới và các biện pháp an ninh phức tạp và hiệu quả. CIA lên kế hoạch hoạt động trong nhiều năm và phát triển một loại máy bay trực thăng độc đáo và siêu êm để thực hiện sứ mệnh này.
Những chiếc máy bay trực thăng thực sự linh hoạt, có khả năng vận tải binh lính và hàng hóa bay vào những nơi khó khăn nhất để thực hiện nhiệm vụ. Nhưng nó cũng gây tiếng ồn rất lớn và đối phương có thể nghe thấy âm thanh của những máy bay này trên khoảng cách hàng dặm.
Theo một bài viết khá phức tạp trong tạp chí Nghiên cứu tình báo, được giải mật vào năm 2014 cho biết, CIA đã quyết định chế tạo và đã thành công một chiếc “máy bay trực thăng” độ ồn thấp, có thể thực hiện các hoạt động bí mật trong bóng đêm và bay ở độ cao thấp.
Chiếc máy bay sẽ phải bay trong đêm khuya không có đèn chiếu sáng, trên độ cao gần mặt đất để có cơ hội phát hiện và tiếp cận được các mục tiêu. Cuối cùng, Cơ quan CIA cũng chế tạo được hai máy bay trực thăng Hughes 500P dành cho các nhiệm vụ đặc biệt ở miền Bắc Việt Nam với sự hỗ trợ của các công ty tư nhân, Lầu Năm Góc và quân đội Mỹ.
Trong khi thiết kế này chỉ dành cho một nhiệm vụ, những phiên bản sau này của nguyên mẫu Hughes 500P tạo điều kiện để phi công có cơ hội thực hiện một chiến thuật mới, bay đêm trong điều kiện không có ánh sáng và ở độ cao thấp. Những hoạt động của các trực thăng này cũng tạo lên điều kiện cơ bản thúc đẩy sự phát triển của những thiết bị nhìn đêm trên các trực thăng tiên tiến hiện nay.
Thế giới không biết nhiều về thực tế rằng, hầu hết lực lượng biệt kích và gián điệp đều cơ động di chuyển trong những chiếc trực thăng tàng hình cao cấp hơn hiện nay.
Khi cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam bắt đầu lên đến cao trào, các cơ quan tình báo Mỹ và Lầu Năm Góc muốn biết càng nhiều thông tin về đối thủ càng tốt.
Năm 1968, Washington và Hà Nội bắt đầu đàm phán cho một hiệp định hòa bình ở Paris. Các nhà ngoại giao Mỹ đang rất muốn biết, Việt Nam đã lập kế hoạch gì và có những tính toán thế nào. Nhưng CIA không gặp may, Hà Nội rất giỏi trong việc săn lùng những gián điệp do Mỹ trả lương thả vào miền Bắc Việt Nam.
Những chiếc máy bay gián điệp không thể thu thập đầy đủ những thông tin về ý đồ của đối phương trong bất cứ trường hợp nào, không ảnh và thông tin thu được chỉ đáp ứng được các yêu cầu tác chiến trong thời gian thực.
Để giải quyết những những vấn đề phức tạp này, CIA đề xuất một phương án trực tiếp thu thập các thông tin tình báo cần thiết, nhưng thâm nhập vào Hà Nội là một chuyện viễn tưởng của Jame Bond, CIA quyết định nghe trộm tuyến đường dây điện thoại, được các lãnh đạo cấp cao thành phố Vinh sử dụng. Thành phố này cách Hà Nội 150 dặm về phía nam.
Nhưng thâm nhập vào một đất nước được bảo vệ nghiêm ngặt trong một cuộc chiến tranh là chuyện không dễ dàng, những chướng ngại vật tự nhiên, hệ thống mạng lưới phòng không phức tạp và nguy hiểm nhất thế giới đã bẻ gãy mọi cuộc tấn công đường không của không quân Mỹ. Đây là những khó khăn mà các điệp viên Mỹ buộc lách qua để đạt được mục đích của mình và không bị phát hiện.
"Điệp vụ bất khả"
Một bản báo cáo không ghi ngày của CIA cho biết: "Sau khi xem xét nhiều lựa chọn khác, mọi vấn đề trở rõ ràng hơn, sứ mệnh cần một phương tiện nào đó tương tự như một chiếc trực thăng để thực hiện nhiệm vụ này," bài báo không đề ngày của CIA giải thích.
Nhưng cơ quan điệp vụ này cũng không biết có chiếc trực thăng nào có thể tàng hình thực hiện những chuyến bay nguy hiểm mà may mắn đóng vai trò quyết định. CIA bắt đầu tìm kiếm một chiếc máy bay nào đó phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Các kỹ thuật viên CIA làm việc với Lầu Năm Góc để tìm một phương án khả thi.
Cũng trong thời gian này, cuộc đàm phán hòa bình bắt đầu diễn ra ở Paris. Cơ quan các Dự án nghiên cứu tiên tiến của quân đội Mỹ (ARPA) đang nỗ lực nghiên cứu chế tạo máy bay trực thăng có độ ồn thấp. Lầu Năm Góc, đặc biệt là Lục quân Mỹ - muốn có những chiếc máy bay này để phi công chiến đấu và quân đổ bộ có thể tiến hành các hoạt động đột kích bất ngờ vào lực lượng đối phương.
Trong chương trình phát triển trực thăng có độ ồn thấp, ARPA đề xuất Lục quân Mỹ giám sát các hoạt động nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm. Quân đội Mỹ đã thuê tập đoàn Bell Helicopter lên kế hoạch khả thi cho phiên bản sửa đổi máy bay trực thăng OH-58A.
Theo một báo cáo của Lục quân, trích từ dự án trực thăng độ ồn thấp cho biết: Các đơn vị chiến đấu mặt đất hiểu rất rõ, máy bay trực thăng hiếm khi có yếu tố bất ngờ. Thực tế này đã hạn chế khả năng sử dụng trực thăng trong chiến đấu.
Sau thời gian nghiên cứu, công ty Bell đề xuất sửa đổi, diện tích cánh quạt chính nối với rotor được mở rộng hơn, quạt đuôi có bốn cánh mới và bộ thiết bị giảm thanh lớn được lắp trên ống xả động cơ. Theo báo cáo của Bộ phận giám sát Luc quân Mỹ, các nhà khoa học quân sự đứng cách 200 feet (hơn 60 m) đo được độ ồn của trực thăng đạt được yên tĩnh nhất là 77 decibel, tương đương với độ ồn của một chiếc máy hút bụi. Ở độ cao 4.000 feet (1.200 m), tiếng ồn tương đương như như tiếng người thì thầm.
Được khích lệ bởi thành công này, ARPA mở rộng dự án và tăng cường thêm các công ty Hughes Aircraft, Sikorsky, Kaman, đều là những nhà sản xuất máy bay trực thăng lớn tham gia vào danh sách dự thầu cạnh tranh một năm sau đó.
Hughes phát triển một phiên bản mới máy bay trực thăng trinh sát OH-6A. Sikorsky cải tiến và hiện đại hóa máy bay trực thăng săn ngầm hạng nặng SH-3, công ty Kaman phát triển trực thăng độ ồn thấp từ máy bay cứu hộ cơ sở HH-43.
Khi các công ty trực thăng trình diễn các sản phẩm của mình, ARPA và đại diện của Lục quân Mỹ đều nhận thấy rằng nguyên mẫu Hughes 500P, định danh là "The One Quiet", là bản thiết kế khả thi nhất. Sau khi tham gia nghiên cứu xem xét nhiều khía cạnh khác nhau của nguyên mẫu trực thăng độ ồn thấp mà Hughes hoàn thành, CIA nhất trí với chiếc máy bay trực thăng độ ồn thấp này.
Xem tiếp: "Điệp vụ bất khả" ở miền Bắc Việt Nam
TTB