Chiến trường địa chính trị Syria thành chảo lửa

Cùng với những thông tin dồn dập về tình hình chiến sự Syria, các quốc gia liên quan đến cuộc chiến chống IS cũng liên tiếp đưa ra những tuyên bố nhằm bảo vệ lợi ích của mình. Những nhân vật khuất bóng sau hậu trường cũng lần lượt xuất hiện.
Chiến trường địa chính trị Syria thành chảo lửa

Lavrov: Moscow ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn của Iraq.

Nga ủng hộ những động thái của chính quyền Iraq liên quan đến việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ xâm phạm vùng  lãnh thổ ở phía bắc Iraq, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cho biết.

Iraq tìm cách hủy bỏ hợp đồng với an ninh Mỹ và kêu gọi Nga tham gia, trước hết bằng các hợp đồng cung cấp vũ khí.  

Thủ lĩnh al-Nusra Jabhat thề sẽ ngăn chặn bất kỳ hành động hiện thực hóa  các thỏa thuận của các nhóm đối lập ở Riyadh.

Thủ lĩnh al-Nusra Jabhat thừa nhận các đòn không kích của Nga đã đánh trúng  các vị trí của nhóm khủng bố.

Khu trục hạm hạng nhẹ hộ vệ tên lửa Nga "Pytlyvui" cập cảng quân sự Tartus.

Quân đội Syria phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương đã kiểm soát hoàn toàn con đường cao tốc Kessab tây bắc Latakia trên biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.

Binh sĩ Syria sau một trận chiến căng thẳng, có thể thấy rõ những bộ phận của trang phục mới Nga xuất hiện trên quân phục dã chiến của quân đội Syria

Bộ trưởng Thông tin Syria: Ả rập Xê út không có quyền tuyên bố Tối hậu thư với Syria

Phía nam  tỉnh Aleppo,  các lực lượng chính phủ đã giành lại quyền kiểm soát 5 ngôi làng.

Trung tâm Damascus bị tấn công khủng bố bằng tên lửa tự chế, 5 người dân bị thương.

Số lượng nạn nhân vụ khủng bố ở Hóm tăng lên đến 22 người chết, hơn 70 người bị thương.

1500 chiến binh nổi dậy chạy sang hàng ngũ quân đội Syria.

Tình hình Syria rất phức tạp, tổn thất nặng nề, các phần tử khủng bố chuyển sang phòng thủ tích cực và tấn công khủng bố. Đước viện trợ từ nước ngoài, chúng tiếp tục chống trả quyết liệt và cố gắng phản kích lấy lại tinh thần.

Truyền thông đại chúng đưa tin: Iran rút lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo khỏi chiến trường Syria do tổn thất nặng nề về sinh lực.

Quân đội Syria tiến hành chiến dịch mặt đất ở Bayyrbudzhake trong khu vực lực lượng khủng bố Turkmen.

Nhóm khủng bố Ahrar al-Sham không ký vào Tuyên bố chung của phe đối lập tại Riyadh, các thủ lĩnh của nhóm này có xu hướng tìm kiếm đồng minh với IS hoặc Al-Nusra

 Một binh sĩ Syria đứng cạnh những chiếc xe tăng T-90A, có 6 chiếc xe tăng T-90A của Nga đã được triển khai ở Syria

Chiến trường địa chính trị Syria thành chảo lửa  ảnh 11

Bộ trưởng Quốc phòng Anh: Nga cần phải giúp liên minh ngăn chặn cuộc chiến tranh ở Syria.

Bộ ngoại giao Mỹ: Cuộc gặp ở Paris về vấn đề Syria cần phải là động lực thúc đẩy tiến trình hòa bình.

Bộ ngoại giao Mỹ: Washington không biết những tuyên bố về lực lượng đối lập ở Syria của Nga đúng hay sai?

Tổng thống Syria Al – Assad cho biết, ông hoàn toàn không có ý định rời bỏ Syria.

Điều phối viên của EU quan ngại về mối đe dọa của nguy cơ các phần tử khủng bố ở Syria quay trở lại sang châu Âu. Thủ tướng Đức Merkel gọi IS là nguy cơ đe dọa trực tiếp châu Âu.

Hoạt động của Bundeswehr (lực lượng vũ trang Đức) tại Syria là hợp pháp theo các quan điểm của luật pháp quốc tế do nhóm khủng bố quốc tế "Nhà nước Hồi giáo" là mối đe dọa trực tiếp đến châu Âu và chế độ Tự do dân chủ.

Kurdistan ở Iraq có kế hoạch cung cấp khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ. Từ góc độ quan hệ giữa khu vực tự trị người Kurd ở Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ, những yêu cầu như đề nghị Nga không phóng tên lửa trên không phận lãnh thổ của họ, công nhận dòng xe chở dầu vào Thổ Nhĩ Kỳ là của minh. Lãnh đạo người Kurd ở Iraq đang có xu hướng muốn sử dụng Thổ Nhĩ Kỳ, NATO và sự ủng hộ của Mỹ để chia cắt Iraq, thành lập quốc gia của người Kurd.

Iraq yêu cầu Hội đồng Bảo an LHQ ra nghị quyết yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ rút quân đội khỏi lãnh thổ của mình.

Lukashenko kêu gọi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ giảm căng thẳng: Sai lầm là không thể tránh khỏi, không nên leo thang, hai bên cần có những nhượng bộ và thỏa hiệp.

Erdogan biện minh việc đưa quân vào Iraq, theo tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ quân đội có mặt ở Mosul là để bảo vệ an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng thống Erodogan chỉ trích Iraq, cho rằng việc đưa vấn đề lên Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc là một hành động "không trung thực", ông tuyên bố sẽ không rút quân đội ra khỏi Iraq.

Bộ ngoại giao Nga:danh sách của phe đối lập sẽ khởi động cuộc đối thoại với Damascus, bước đầu tiên cho tiến trình bình ổn tình hình Syria.

Theo QPAN