Chiến lược ngoại giao Nhật Bản thay đổi, có thể chuyển sang viện trợ mạnh cho ASEAN?

VietTimes -- Những nỗ lực chưa có nhiều hiệu quả của Nhật Bản có thể khiến cho họ buộc phải điều chỉnh chiến lược ngoại giao.
Ngày 25/7/2016, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida có cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc, Vương Nghị. Ảnh: Đa Chiều.
Ngày 25/7/2016, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida có cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc, Vương Nghị. Ảnh: Đa Chiều.

Tân Hoa xã ngày 27/7 dẫn tờ Yomiuri Shimbun Nhật Bản ngày 26/7 cho rằng, trong cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Trung Quốc và Nhật Bản tại Vientiane ngày 25/7, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ngang nhiên nói rằng vụ kiện trọng tài Biển Đông là "phi pháp, vô giá trị", Trung Quốc sẽ "không chấp nhận phán quyết". 

Ông phê phán việc Nhật Bản can thiệp vào vấn đề Biển Đông, đồng thời cũng thể hiện thái độ tìm cách cải thiện quan hệ Trung-Nhật. 

Báo Nhật cho rằng, nguyên nhân chính cho thái độ này là để bảo đảm cho Hội nghị thượng đỉnh G-20 tổ chức ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc vào tháng 9/2016 đạt được thành công.

Ngoài ra, trước đó ngày 19/7, tại Bắc Kinh, ông Vương Nghị cũng đã tiến hành hội đàm “vượt thời gian dự định” với Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Shinsuke Sugiyama, hai bên thảo luận về quan hệ Trung-Nhật trong thời gian tới, đồng thời đồng ý “tạo ra môi trường” cho cuộc Hội đàm Ngoại trưởng Nhật-Trung-Hàn diễn ra vào tháng 8 tới và Hội đàm cấp cao Nhật-Trung bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 vào tháng 9 tới.

Trong cuộc hội đàm ngày 25/7, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cuối cùng cho biết "có thể thảo luận vấn đề khó khăn thì mới là bạn bè thực sự". Ông Vương Nghị trả lời rằng "sẽ tích cực cư xử".

Nhật Bản có "cảm giác khủng hoảng mạnh mẽ" đối với việc Trung Quốc triển khai các hoạt động trên biển, đồng thời cho rằng trước thềm hội nghị G-20 là cơ hội tốt dễ dàng dẫn dắt Trung Quốc hướng tới đối thoại, bắt đầu từ mùa xuân năm nay đã không ngừng tiến hành tiếp xúc cấp cao với Trung Quốc.

Đối với phản ứng tích cực của Trung Quốc về cải thiện quan hệ, ông Fumio Kishida cho biết "đã tiến hành cuộc trao đổi có ý nghĩa". 

Ngày 25/7/2016, Ngoại trưởng ba nước Mỹ-Nhật Bản-Australia ra tuyên bố chung và an toàn hàng hải, khẳng định phán quyết của Tòa trọng tài Phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 đối với vụ kiện giữa Trung Quốc và Philippines có khả năng ràng buộc pháp lý đối với các bên.
Ngày 25/7/2016, Ngoại trưởng ba nước Mỹ-Nhật Bản-Australia ra tuyên bố chung về an toàn hàng hải, khẳng định phán quyết của Tòa trọng tài Phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 đối với vụ kiện giữa Trung Quốc và Philippines có khả năng ràng buộc pháp lý đối với các bên.

Tờ Sankei Shimbun Nhật Bản ngày 26/7 cho hay cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Nhật Bản và người đồng cấp Trung Quốc ngày 25/7 diễn ra trong thời gian khoảng 1 giờ đồng hồ. 

Khi đó, ông Fumio Kishida đã bày tỏ lo ngại đối với yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Ông Vương Nghị đã tái khẳng định lập trường của Bắc Kinh và hai bên đưa ra những quan điểm của riêng mình.

Ông Fumio Kishida nhấn mạnh vấn đề Biển Đông là "vấn đề quan trọng được Nhật Bản rất quan tâm". Ông cũng chỉ ra "phán quyết của Tòa trọng tài có khả năng ràng buộc pháp lý đối với các nước đương sự tranh chấp, tất cả các nước đương sự đều không nên làm trầm trọng thêm tình hình căng thẳng của khu vực này", thúc giục các bên tuân thủ luật pháp quốc tế.

Về điểm này, Trung Quốc luôn cho rằng Nhật Bản không phải là nước đương sự nên chớ có can thiệp vào. 

Ngoài ra, trong hội đàm, ông Fumio Kishida nhấn mạnh: "Hy vọng hiểu sự lo ngại sâu sắc và cảm giác khủng hoảng của Nhật Bản đối với tình hình trên biển, trên không ở đảo Senkaku và khu vực xung quanh". Nhưng, Vương Nghị luôn nhấn mạnh đến yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.

Ngoài ra, hai bên còn trao đổi ý kiến về việc Nhật Bản phối hợp với Trung Quốc tổ chức tốt Hội nghị thượng đỉnh G-20 vào tháng 9 tới, hợp tác trong vấn đề Triều Tiên.

Điều chính chiến lược ngoại giao

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ tham dự Hội nghị thưởng G-20 ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc vào tháng 9/2016. Ảnh: Scmp
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ tham dự Hội nghị thưởng G-20 ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc vào tháng 9/2016. Ảnh: Scmp

Tờ Asahi Shimbun Nhật Bản ngày 26/7 còn cho biết trong Tuyên bố chung của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ngày 25/7 không đề cập đến phán quyết của Tòa trọng tài như Nhật Bản mong muốn. 

Nhật Bản tìm cách lấy phán quyết này làm đòn bẩy để tăng cường gây sức ép với Trung Quốc trong cộng đồng quốc tế, thúc giục Trung Quốc kiềm chế các hoạt động trên biển. 

Những nỗ lực chưa có nhiều hiệu quả của Nhật Bản có thể khiến cho họ buộc phải điều chỉnh chiến lược ngoại giao.

Nhật Bản cho rằng "ASEAN đoàn kết trong vấn đề Biển Đông rất quan trọng", đồng thời trước đó đã tiến hành các nỗ lực ngoại giao, nhưng cục diện hiện nay đã khiến cho Nhật Bản "bất ngờ" - Tân Hoa xã nhận định.

Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã nói với Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN rằng: "Nhật Bản cam kết cung cấp 2.000 tỷ yên (khoảng 19,2 tỷ USD) viện trợ phát triển chính thức trong 5 năm, đã hoàn thành 1.700 tỷ yên trở lên". 

Trong tháng này, tại Hội nghị cấp cao ASEM, ông Shinzo Abe cũng tổ chức hội đàm với Thủ tướng Campuchia Hun Sen để tìm cách thuyết phục Campuchia.

Nhưng, Trung Quốc đã đưa ra điều kiện xây dựng hạ tầng cơ sở ưu đãi hơn Nhật Bản và điều này khiến Tokyo đang cân nhắc lại phương thức và cường độ của mình.