Các ngành công nghiệp sản xuất trên khắp thế giới đang đối mặt với hàng loạt những thách thức cực đoan trong bối cảnh bất ổn kinh tế và địa chính trị: lạm phát tăng đột biến, thiếu hụt lao động và trì trệ chuỗi cung ứng.
Thế nhưng ngay trong bối cảnh bất ổn đó, ngành sản xuất của Singapore vẫn hoàn toàn mạnh khỏe. Đất nước này là một trong số ít các quốc gia trong lịch sử hiện đại đạt được sự thành công trong việc đảo ngược được xu hướng suy giảm tỷ trọng của lĩnh vực sản xuất trong GDP.
Bí mật giúp Singapore thành công chỉ gói gọn trong một cụm từ: Robot.
Sự chuyển dịch của quốc gia này sang tự động hóa không chỉ là nỗ lực diễn ra trong ngắn hạn. Thay vào đó, nó là kết quả từ một kế hoạch tổng thể dài hạn của quốc đảo nhỏ, từ đó kiến tạo nên một môi trường hoàn hảo cho ngành sản xuất công nghệ cao.
Singapore đã có một số bước đi chiến lược để tự biến mình trở thành quốc gia sở hữu ngành sản xuất áp dụng robot nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau Hàn Quốc.
Một trong số đó là các chính sách nuôi dưỡng nhân tài hàng đầu thế giới trong suốt nhiều thập kỷ, cùng với những sáng kiến như đối tác nghiên cứu bảo trợ cùng các trường đại học trong nước và các khóa đào tạo nhân công được chính phủ rót vốn.
Đất nước này cũng duy trì được sự hấp dẫn của nó đối với các nhà đầu tư đa quốc gia, bằng cách vận hành một nền kinh tế cởi mở cho phép nguồn vốn trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và hàng hóa trung gian đổ vào, và hàng hóa xuất khẩu đổ ra, một cách trơn tru và giá rẻ đối với phần lớn thị trường châu Á. Singapore cũng được công nhận là một trung tâm bảo vệ tài sản trí tuệ của khu vực.
Thêm vào đó, chính phủ Singapore hết sức khuyến khích các công ty sản xuất và kỹ thuật đa quốc gia xây dựng những cơ sở sản xuất tiên tiến trên hòn đảo này và đưa ra những khoản tiền thưởng cho các công ty hợp tác với họ, từ đó mà tạo điều kiện tiếp cận được với những công nghệ tiên tiến.
Điều này có nghĩa rằng, khi các hãng sản xuất hàng đầu thế giới tìm cách phát triển những cơ sở mới của họ, có rất nhiều lý do để họ chọn lựa Singapore làm điểm đến.
Tuy nhiên, tự động hóa robot cũng có mặt hạn chế. Mặc dù việc sử dụng robot làm tăng hoạt động sản xuất và thúc đẩy sản lượng trong lĩnh vực sản xuất, nhưng nó cũng khiến cho nhiều nhân công tại các nhà máy truyền thống mất việc, làm tăng sự bất bình đẳng về thu nhập.
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi hãng Oxford Economics, mỗi robot được lắp đặt bên trong một lĩnh vực thu nhập thấp sẽ thay thế trung bình 2,2 lao động truyền thống. Nhưng ở những lĩnh vực có thu nhập cao hơn ở cùng một quốc gia, mỗi robot sẽ thay thế trung bình chỉ 1,3 lao động.
Các chính trị gia buộc phải cân nhắc về sự cân bằng giữa lợi và hại. Ở Mỹ và châu Âu, đưa ra một chính sách công nghiệp với mục tiêu tăng cả lương lẫn lợi nhuận luôn là nhiệm vụ chính trị cấp thiết, và tinh thần của việc vực dậy ngành sản xuất đồng nhất với việc tạo thêm công ăn việc làm mới.
Ở Singapore, mặc dù lượng lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất đã thu hẹp trong suốt 8 năm liền, như tác động xã hội từ việc tự động hóa đã được chuyển sang lực lượng lao động nước ngoài nhập cư.
Mặc dù tự động hóa tạo ra cả những bên thắng và bên thua trong lực lượng lao động, nhưng thị trường lao động Singapore vẫn nghiêng sang phe thắng: 60% lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất của họ được xếp vào hàng có kỹ năng cao, và tỷ lệ tham gia của họ đang tăng lên.
Singapore có lẽ được xem là độc nhất, khi chỉ có diện tích nhỏ bé, dân số có trình độ giáo dục cao và cơ sở hạ tầng đẳng cấp thế giới, nhưng sự thành công của họ trong việc áp dụng tự động hóa vẫn là bài học quan trọng đối với toàn thế giới.
Bài học đầu tiên là sự cần thiết phải có một kế hoạch chiến lược dài hạn, đây là điều thường bị khuyết thiếu ở những nền kinh tế tiên tiến thường phải chịu nhiều sức ép từ các hiệp hội doanh nghiệp, tài chính và liên đoàn lao động. Ví dụ như ở Anh, vào năm 2021 họ đã từ bỏ chiến lược công nghiệp đã tồn tại suốt 4 năm để chuyển sang một hướng tiếp cận khác.
Một ví dụ hiếm thấy về kế hoạch tạo được sự đồng lòng từ tất cả các bên ở phương Tây, chính là việc Quốc hội Mỹ phê duyệt Đạo luật CHIPS và Khoa học trong tháng 7, trong đó cung cấp 52 tỉ USD tiền hỗ trợ các hãng sản xuất chip và thêm 100 tỉ USD đầu tư cho công nghệ và khoa học.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ký duyệt Đạo luật CHIPS và Khoa học vào ngày 9/8 (Ảnh: Reuters) |
Một nguyên nhân khác dẫn tới thành công của Singapore sự liên kết giữa chính sách công nghiệp, hệ thống giáo dục, các tổ chức đào tạo chuyên gia và hệ sinh thái doanh nghiệp.
Trong đó, trên hết là khoản đầu tư công để khuyến khích nghiên cứu hàn lâm về công nghệ tiên tiến, giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư vào khả năng công nghệ, cùng với những chương trình nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động.
Những nền kinh tế tầm cỡ của thế giới như Mỹ, hay đầu tàu kinh tế của châu Âu, Đức, vốn có cơ sở sản xuất đa dạng, có thế khó học theo một nền kinh tế như Singapore.
Nhưng trường hợp của Singapore đã cho thấy rằng, các khoản đầu tư có mục tiêu của chính phủ hướng tới việc mua lại các công nghệ sản xuất mới, cải thiện giáo dục và kỹ năng, tăng cường an sinh xã hội để hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi quá trình chuyển dịch công nghệ…có thể giúp cho lĩnh vực sản xuất bước trên con đường tăng trưởng như thế nào.
Bằng cách đưa ra được viễn cảnh dài hạn và một kế hoạch mạch lạc, các doanh nghiệp và chính phủ các nước có thể tận dụng được lợi ích từ tự động hóa cùng lúc giúp đỡ những lao động thuộc diện dễ bị ảnh hưởng chuẩn bị và thích nghi với quá trình chuyển dịch./.
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm do lạm phát, lãi suất cao
Châu Á cũng 'khát' LNG cho mùa đông
Ngành công nghiệp châu Âu chật vật vì 'cơn khát' năng lượng như thế...
Theo Nikkei Asia