Để giải vô địch quốc gia hấp dẫn, trước đây đây Hiệp hội bóng đá Trung Quốc (CFA) đã cho các CLB chuyên nghiệp được thuê 5 ngoại binh, có kèm 1 cầu thủ đến từ châu Á (công thức 4+1). CFA cho đây là chiêu để kích thích các đại gia Trung Quốc đổ tiền vào sân cỏ và tạo tiền đề cho các CLB bóng đá nước này phát triển nhanh hơn.
Mở- thắt
Điều này đã khiến cho làn sóng cầu thủ châu Âu tới “dưỡng già” ở sân cỏ Trung Quốc ngày một nhiều như Oscar, Hulk hay Paulinho, Carlos Tevez, Axel Witsel, Mikel…và ít nhiều đã kéo khá nhiều khán giả đến sân chiêm ngưỡng các ngôi sao 1 thời của thế giới. Tất nhiên mặt trái của vấn đề là các cầu thủ trẻ Trung Quốc dường như không có điều kiện ra sân tại Chinese Super League, cạnh tranh với các ngôi sao xế chiều.
Tuyển thủ Brazil Oscar luôn nằm trong top 10 cầu thủ hưởng lương cao nhất thế giới với 400 ngàn bảng/tuần ở đội bóng Thượng Hải SIPG, tương tự là Hulk với 320 ngàn bảng/tuần. Hầu như mùa bóng nào sân cỏ Trung Quốc luôn xuất hiện những bản hợp đồng với những mức lương khủng.
Tuyển thủ Brazil Oscar từng nằm trong top 10 cầu thủ hưởng lương cao nhất thế giới với 400 ngàn bảng/tuần ở đội bóng Thượng Hải SIPG. Ảnh SIPG.
|
Bắt đầu từ mùa giải năm 2018, CFA ban hành quy định siết chặt chính sách nhập cầu thủ. Theo đó, mỗi đội bóng chỉ có thể cho ra sân cùng lúc tối đa 3 cầu thủ nước ngoài (3+1) và danh sách đăng ký thi đấu của các đội bóng phải có tối thiểu 2 cầu thủ dưới 23 tuổi.
Thấy vẫn vẫn chưa đủ, cuối tháng 12 năm ngoái (2019), Liên đoàn bóng đá Trung Quốc (CFA) đã ra quyết định áp mức lương trần cho tất cả các cầu thủ thi đấu tại quốc gia này. Cụ thể, những cầu thủ từ nước ngoài sẽ không được hưởng mức lương vượt quá 3 triệu euro một năm. Còn đối với cầu thủ nội địa, mức lương tối đa là 10 triệu nhân dân tệ.
Quy định này sẽ khiến các CLB “đại gia” tại Chinese Super League (CSL) không thể vung tiền chèo kéo Carlos Tevez, Oscar, Hulk hay Paulinho. Các tuyển trạch viên Chinese Super League đã hướng sang các thị trường được cho là phù hợp với quy định thắt chặt hầu bao mua, bán cầu thủ của CFA.
Tất nhiên, những nền bóng đá như Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ được CLB “đại gia” tại Chinese Super League quan tâm đầu tiên. Thân Hoa Thượng Hải đang tìm mọi cách để săn tiền vệ Kim Bo-kyung của CLB Ulsan Hyundai, cầu thủ tốp 3 xuất sắc nhất K-League 1 năm 2019 và đưa tiền vệ Son Jun-ho của Jeonbuk Huyndai vào trong tầm ngắm của mình.
CLB Giang Tô Tô Ninh tuy đang sở hữu trung vệ nổi tiếng của đội tuyển Brazil Miranda nhưng có tin đang liên hệ với Jeonbuk Huyndai để hỏi mua trung vệ Hong Jeong-Ho, một trong những hậu vệ hàng đầu ở K-League mùa giải trước.
Trung vệ Hong Jeong-Ho của CLB Jeonbuk Hyundai Motors đang được CLB Giang Tô Tô Ninh quan tâm. Ảnh CLB Jeonbuk Hyundai Motors
|
Hướng sang thị trường Đông Nam Á
Với mức lương tối đa của ngoại binh dưới 60 ngàn bảng/tuần, các đội bóng hạng trung tại CSL cũng đang chú ý tới nhiều ngoại binh "giá rẻ" tới từ Brazil và một số nước châu Phi và khu vực Đông Nam Á. Trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan đang là nước đi đầu trong việc xuất khẩu cầu thủ, bước đầu họ cũng đã có những cầu thủ thành công.
Với việc hàng loạt CLB châu Âu, Nhật Bản đã đưa những lời mời cho Quảng Hải, Văn Toàn và Văn Đức. Điều này cho thấy trình độ các cầu thủ Việt Nam đã dần tiếp cận với bóng đá châu lục. Với những thành công tại AFF Cup 2019 và SEA Games 30, bóng đá Việt Nam ngày càng được nhiều CLB chú ý.
Hiện nay, mức lương trước thuế khoảng của Đoàn Văn Hậu nhận được từ SC Heerenveen là 450.000 euro/năm, cao hơn mức lương 20.000 euro mà Nguyễn Công Phượng nhận được khi chơi cho CLB Sint-Truidense ở Bỉ. Mức lương này đều nằm trong khả năng chi trả của các CLB Chinese Super League.
Nếu như các cầu thủ trẻ thể hiện được năng lực tại VCK U23 châu Á 2020 trên đất Thái Lan sắp tới thì việc các CLB Chinese Super League đưa ra mời chào các tuyển thủ Việt Nam là điều hoàn toàn có thể xảy ra.