Tổ hợp tên lửa Bastion – P đã về Việt Nam từ lâu, có thể là năm 2011, tổ hợp tên lửa này cũng đã được trang bị cho Syria và lực lượng phòng thủ bờ biển hạm đội Biển Đen. Người ta không biết nhiều về nó trước khi xảy ra những sự kiện làm căng thẳng leo thang trên biển Đông và đặc biệt là sự kiện Crimea trở về với Nga năm 2014.
Tàu khu trục Mỹ Truxton tối ngày 07.03.2014 đã vượt qua eo biển Bosporus và tiến vào biển Đen, đi cùng với chiến hạm Mỹ là tàu cảnh sát biển Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo công ước Montreux về quản lý tình trạng các eo biển, các chiến hạm của các quốc gia, không có của ngõ vào biển Đen, chỉ có thể có mặt trên vùng nước này trong thời gian không quá 21 ngày.
Từ thông báo của bộ quốc phòng Mỹ, khu trục hạm tham gia vào kế hoạch tập trận chung cùng với lực lượng hải quân Rumania và Bulgaria.
Trước đó, ngoại trưởng Nga Lavrov tuyên bố, trên lãnh thổ Ukraine đang tiến hành các bước chuẩn bị cho một hành động khiêu khích hạm đội biển Đen. Ngày 04.04.2014 hai chiến hạm của Nga và một tàu hải quân Ukraine đã đi cắt nhau trên eo biển Bosphorus.
Hãng tin AFP cho biết: Khu trục hạm Mỹ vào biển Đen trùng với tình hinh ngày càng căng thẳng tại khu vực Crimea, nơi đóng quân của Hạm đội biển Đen.
Nước cộng hòa tự trị Crimea từ chối không tuân thủ chính quyền trung ương Ukraina và chuẩn bị tiến hành trưng cầu dân ý về việc sát nhập vào nước Nga.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã truyền đạt những yêu cầu mang tính tối hậu, được hiểu là phía Mỹ sẽ chuyển sang dùng các biện pháp phi ngoại giao. Trong tình huống này không thể loại trừ khả năng sẽ triển khai lực lượng quân sự của Mỹ và đồng minh trong vùng nước Hắc Hải.
Nhưng ngay cả trong giấc mơ tồi tệ nhất đặt ra giả thuyết, cụm tàu tấn công chủ lực của Mỹ và đồng minh vượt qua các eo biển, triển khai trên biển Đen, tiến đến gần bờ biển Crimea và bắt đầu chiến dịch “cưỡng chế” Crimea về một vấn đề gì đó thì, ý đồ này sẽ chết ngay từ khi đang còn trong trứng.
Mấy năm trước trên bờ biển Đen thuộc nước Nga đã triển khai các tổ hợp tên lửa chống tàu (TLCT) Bastion – P được lắp tên lửa hành trình "Onyx", các tổ hợp tên lửa này là một trong những thành phần quan trong bậc nhất của hệ thống phòng thủ bờ biển chống chiến hạm.
Nếu như cụm tàu tấn công chủ lực của Mỹ hoặc NATO có mặt trên biển Đen quá 21 ngày, một số lượng lớn các hạm tàu sẽ thành di vật lịch sử.
Thay thế cho tổ hợp Redut
Tổ hợp TLCT chiến dich – chiến thuật Bastion được phát triển bởi tập đoàn chế tạo máy Masinostroienhia nhằm thay thế tổ hợp tên lửa chống tàu cơ động 4K44B Redut biên chế vào hải quân từ thời kỳ Xô viêt 1966, sử dụng tên lửa siêu âm P-35B trên tầm bắn đến 270 km.
Sự phát triển của Bastion bắt đầu từ những năm 80x thế kỷ trước, nhưng theo những nguyên nhân chính trị xã hội, tổ hợp chỉ chính thức được biên chế vào quân đội Nga vào năm 2010.
TLCT được phát triển trên hai phương án – cố định Bastion – S và cơ động Bastion – P, được sử dụng để tiêu diệt tất cả hạm tàu nổi các chủng loại trong biên chế của các cụm chiến hạm tấn công chủ lực và các cụm không quân hải quân, các đơn vị lính thủy đánh bộ, các đoàn tàu vận tải, các tàu đơn lẻ, các đài radar – thông tin liên lạc trên mặt đất trong điều kiện hỏa lực chống trả và nhiễu điện từ dữ dội của kẻ thù.
Mỗi một tổ hợp tên lửa có khả năng bảo vệ một vùng bán cầu bờ biển có đường kính lên đến 600 km trong khả năng tiến hành các chiến dịch đổ bộ của đối phương. Đặc biệt thú vị là tổ hợp tên lửa Bastion- P có thời gian chuyển từ trạng thái hành quân sang sẵn sàng chiến đấu sau khi nhận mệnh lệnh không vượt quá 5 phút. Tổ hợp TLCT khi đã vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu có thể duy trì trạng thái này trong vòng 5 ngày.
Trong biên chế chiến đấu của tổ hợp có 4 xe phóng đạn К-340P trên thân xe MZKT-7930 Astrologer với dự trữ hành trình đến 1000 km, xe điều hành tác chiến К-380R trên thân xe КамАZ-43101, 4 xe phóng nạp tên lửa К-342, và xe hậu cần kỹ thuật bảo đảm trực chiến.
Tổ hợp có thể được tăng cường đài radar trinh sát mục tiêu máy bay và chiến hạm mặt phẳng ngang ngoài đường chân trời “Monolit”, hoặc mục tiêu được chỉ thị bằng máy bay trực thăng.
Lưỡi hái tử thần Yakhont
Tên lửa, được phóng từ Bastion có tên là P-800 Onyx. Phiên bản xuất khẩu được gọi là Yakhont. Khối NATO đặt tên là SS-N-26 Strobile. Đến ngày nay P-800 là tên lửa hành trình chống tàu nổi tiếng nhất của nước Nga. Trên cơ sở thiết kế của nó, liên doanh Nga - Ấn BrahMos Aerospace đang phát triển tên lửa hành trình siêu thanh supersonic (có nghĩa là tốc độ bay của nó vượt từ 5 – 6 lần tốc độ âm thanh, các thông số nêu chủ yếu được lấy từ tên lửa Yakhont trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Chiều dài của tên lửa tùy theo chủng loại từ 6 – 8,6 m. Khối lượng phóng tên lửa - 3 tấn. Vận tốc cực đại là 750m/s. Độ cao hành trình từ 10m đến 14000m. Khối lượng đầu đạn Yakhont là 200 kg. Tầm bắn theo quỹ đạo bay cao là – đến 500 km.
Theo quỹ đạo tổng hợp cả cao lẫn thấp là 300 km, theo quỹ đạo bay thấp (gần như lướt trên mặt sóng với biển động cấp 7) là 120 km. Các thông số về khối nổ trên đầu đạn rất khác nhau. Theo các nguồn thông tin đại chúng, radar trinh sát và dẫn đường tên lửa lắp đặt trên đầu đạn có khả năng phát hiện mục tiêu lớp tuần dương hạm trên khoảng cách 75 km, có nghĩa là khối nổ P-800 Onyx có khả năng đánh chìm chiến hạm loại này chứ không thấp hơn.
Tàu tuần dương Mỹ lớp Ticondenroga có lượng giãn nước khoảng 10.000 tấn, tàu tuần dương nguyên tử mang tên lửa của Nga Orlan có lượng giãn nước 25.000 tấn. Các loại tuần dương khác lớn hơn trên thế giới không có, một số các khu trục hạm mang trực thăng của Nhật cũng có lượng giãn nước gần 10.000 tấn.
Điều đó có nghĩa là tên lửa hành trình Onyx/Yakhont là loại vũ khí chống tàu vô cùng nguy hiểm, nếu không nói là nguy hiểm nhất hiện nay trong số tất cả các loại tên lửa hành trình chống tàu trên thế giới.
Biên chế của tổ hợp Bastion
– Bên cạnh cấu hình tổ hợp nêu trên, còn thiết bị hỗ trợ ngắm bắn như: Hệ thống radar ngắm bắn bờ biển tự hành Monolit-B, hay hệ thống ngắm bắn đường không 1K130E (gồm radar Oko băng sóng đề-xi-mét gắn trên máy bay trực thăng Ka-31).
Bổ sung cho tổ hợp Bastion có thể có radar tìm kiếm và và phát hiện mục tiêu tàu trên mặt biển, chỉ thị mục tiêu Monolit B trên xe, tầu cơ động và trên máy bay trực thăng chiến đấu.
– Thời gian khai thác sử dụng tổ hợp 10 năm.
Các chuyên gia quân sự Mỹ trong mọi trường hợp đều cho rằng, TLCT Onyx/Yakhont thật sự gây nguy hiểm không chỉ cho tuần dương trở xuống, mà còn nguy hiểm cho cả tàu sân bay. Họ có căn cứ để nhận định như vậy, TLCT không những có uy lực lớn mà còn là loại tên lửa thông minh.
Đặc điểm quan trọng của nó là chế độ tự động hoàn toàn “bắn – quên”, tốc độ siêu âm trên mọi giai đoạn của đường bay, một tập hợp những quỹ đạo bay lắt léo được lập trình, có khả năng tàng hinh trước các phương tiện trinh sát biển. Tên lửa đạt tốc độ 2M sau khi đã rời khỏi ống phóng container vài giây (rất đơn giản và thuận tiện trong khai thác sử dụng).
Sau đó, phụ thuộc vào quỹ đạo đường bay thiết lập sẽ giữ nguyên tốc độ hành trình hoặc tăng tốc độ lên đến 2,7M. Tên lửa tiếp cận mục tiêu theo nguyên tắc độ cao siêu thấp 10 m so với mặt nước biển, gây khó khăn cho các phương tiện đánh chặn trên chiến hạm. Ở giai đoạn bay cuối, được điều khiển bằng những dữ liệu có sẵn trong máy tính, tên lửa chủ động lựa chọn mục tiêu quan trọng trong đội hình tàu đối phương và thuật toán tiêu diệt mục tiêu.
Khi tổ hợp Bastion - P bắn loạt, các tên lửa Onyx/ Yakhont hoạt động theo chế độ trí tuệ tập thể, được cài đặt bởi các nhà thiết kế. Phụ thuộc vào nhiệm vụ, các tên lửa hoặc tấn công theo nguyên tắc “một tên lửa – một tàu” hoặc chiến thuật ‘bầy sói” với tàu chỉ huy – kỳ hạm.
Cuối năm 2015, một khẩu đội nữa được biên chế cho lữ đoàn này. Các khẩu đội TLCT đã đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định tình hình biển Đen và Crimea. Từ Anapa, với tổ hợp tên lửa Bastion có thể bắn chặn tất cả các tuyến đường tiếp cận phía Đông bán đảo Crimea từ Alupka để Kerch.
Đó là hỏa lực bắn thẳng, nếu tính với trần bay cao, Yakhont có thể bay đến 500 km tầm xa, thì các tên lửa Onyx của Bastion – P có thể đánh chặn mọi cửa ngõ từ phía Tây bán đảo Crimea, bảo vệ cả cảng Sevastopol. Đây là sự bảo đảm vững chắc để tình hình ở bán đảo Crimea.
Tổ hợp tên lửa chống tàu siêu âm chiến dịch chiến thuật Bastion – P hiện tại và tương lai sẽ là lá chắn lửa vững vàng chống lại mọi đòn tấn công từ phía biển.
Mùa thu năm ngoái, Tư lệnh Hải quân Nga Đô đốc Viktor Chirkov cho biết, trong khuôn khổ của chương trình cung cấp vũ khí quân sự, lực lượng phòng thủ bờ biển Nga sẽ được trang bị khoảng 20 tổ hợp tên lửa chống tàu Bastion – P và Bal – E (tổ hợp tên lửa chống tàu cấp chiến thuật sử dụng tên lửa cận âm Kh-35.
Nga sẽ phát triển mạnh dây chuyền sản xuất tổ hợp tên lửa chống tàu và các nhà chế tạo máy Nga sẽ đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài mà trước hết là dành cho các đồng minh châu Á. Và tổ hợp Bastion-P là một trong những loại vũ khí đầy uy lực của Việt Nam đang trấn giữ Biển Đông.
Nguồn: vpk.name.ru
T.T.B