Đài Phát thanh và truyền hình quốc tế của Đức (Deutsche Welle) phiên bản tiếng Trung, ngày 10/5 đã đăng tải bài bình luận bày tỏ quan điểm về cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.
Bài báo trích dẫn phân tích của các học giả tài chính Trung Quốc, cho biết, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Hoa Kỳ hàng năm của Trung Quốc chỉ có 130 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu đạt 500 tỷ USD, trong khi GDP năm 2018 của Trung Quốc là 90 nghìn tỷ nhân dân tệ.
Điều này có nghĩa là khối lượng xuất khẩu của Trung Quốc chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng lượng nền kinh tế Trung Quốc, cụ thể, thương mại xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ chiếm khoảng 3% tổng nền kinh tế của Trung Quốc, trong bối cảnh này, tác động của cuộc chiến thương mại đối với nền kinh tế Trung Quốc chắc chắn là “rất lớn”, theo Deutsche Welle (DW).
Hiện tại Hoa Kỳ đã áp đặt mức thuế 25% đối với hơn 200 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc, và cũng đang chuẩn bị áp đặt mức thuế này đối với 325 tỷ nhân dân tệ hàng hóa Trung Quốc còn lại. Báo chí Đức bình luận, không gian để Bắc Kinh “phản đòn” lại Washington rất hạn chế.
Ảnh chụp màn hình bài báo của Deutsche Welle phiên bản tiếng Trung.
|
Bài báo cho biết, ngay cả khi Bắc Kinh áp thuế đối với 40 tỷ nhập khẩu còn lại của Mỹ vào Trung Quốc, hoặc tăng các mức thuế quan trừng phạt hiện có, thì các phương án này cũng không khả quan cho lắm.
Theo DW, vì hàng nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp hoặc các sản phẩm công nghệ cao, có rất ít quốc gia khác có thể thay thế sản phẩm của Hoa Kỳ. Và nếu Trung Quốc vẫn nuôi hy vọng vào ông Joe Biden thuộc Đảng Dân đắc cử tổng thống, thì đó là “nằm mơ” vì khả năng cao ông Trump sẽ tái đắc cử sau những thành tích ấn tượng về kinh tế và việc làm cho người Mỹ.
Tổng thống Trump tuyên bố đã nhận được một “lá thư rất hay” từ Chủ tich nước Trung Quốc Tập Cận Bình, và cho biết ông có khả năng sẽ nói chuyện điện thoại với ông Tập.
Tuy nhiên, vài giờ sau đó, thuế quan của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc vẫn có hiệu lực và “biện pháp đối phó” mà Trung Quốc tuyên bố vẫn còn là một ẩn số.
Ông Christian Rusche, một học giả Viện nghiên cứu kinh tế Cologne Đức (Cologne Institute for Economic Research), cho biết Bắc Kinh sẽ cân nhắc lựa chọn xem xét cái nào có tổn thất lớn hơn, giữa việc chấp nhận các điều khoản nhượng bộ và đối mặt với tình trạng leo thang của các cuộc xung đột với Hoa Kỳ.
“Nhưng nếu thực hiện nhượng bộ ngay bây giờ, thì Mỹ chắc chắn sẽ đưa ra yêu cầu nhiều hơn trong tương lai. Cho nên, trước tiên Trung Quốc có thể sẽ leo thang xung đột và sau đó tìm kiếm sự đồng thuận với Mỹ”, theo ông Rusche.
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung ngày cagf gay cấn.
|
Nhà khoa học chính trị tại Đại học Cologne, Đức, Giáo sư Thomas Jäger là nói với Deutsche Welle, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, trên thực tế, vượt xa phạm vi thương mại hay kinh tế.
Theo Giáo sư Thomas Jäger, việc tăng thuế quan của chính quyền Tổng thống Trumpkhông chỉ là một chiến lược đàm phán buộc Trung Quốc phải nhượng bộ, đó là ngăn chặn “đối thủ toàn diện” của Hoa Kỳ.
Jörg Wuttke, cựu Chủ tịch Phòng Thương mại Liên minh Châu Âu tại Trung Quốc, cho biết những xung đột sâu sắc hơn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không thể được giải quyết trong thời gian ngắn.
“Hơn nữa, dù có thế nào, châu Âu của chúng ta vẫn là đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ, một ngày nào đó, Hoa Kỳ sẽ yêu cầu chúng ta xác định rõ hàng ngũ: Châu Âu đứng về phía Trung Quốc hay Hoa Kỳ? Tôi nghĩ, đáp án đã (khá) rõ ràng”.