"ASEAN muốn thông qua tuyên bố “đoản mệnh” ngày 14/6 để cảnh cáo Trung Quốc"

VietTimes -- Dư luận cho rằng kết quả trọng tài Biển Đông sắp được công bố. Trước khi phán quyết được đưa ra, Trung Quốc tổ chức khẩn cấp hội nghị đặc biệt với ASEAN rõ ràng chính là vì vấn đề Biển Đông.
Tờ The Straits Times ngày 16/6 dẫn lời một quan chức ASEAN cho hay, trong Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc từ ngày 13 - 14/6/2016, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã “đặc biệt thô lỗ và ngạo mạn”.
Tờ The Straits Times ngày 16/6 dẫn lời một quan chức ASEAN cho hay, trong Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc từ ngày 13 - 14/6/2016, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã “đặc biệt thô lỗ và ngạo mạn”.

Đa Chiều ngày 18/6 cho hay, ngày 14/6 vừa qua, tại Ngọc Khê, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Trung Quốc và ASEAN đã tổ chức Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao. 

Cũng tại Vân Nam, ASEAN đã đưa ra tuyên bố chung về vấn đề Biển Đông, sử dụng ngôn từ “cứng rắn” để bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với tình hình Biển Đông hiện nay, được dư luận phương Tây khẳng định đây là điều "hiếm thấy".

Tuy nhiên, sau đó, ASEAN đã "rút lại" tuyên bố này. Điều này lại một lần nữa thu hút sự chú ý của dư luận đối với nguyên nhân của hành động này.

Một điều đáng chú ý nữa là, lẽ ra Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan sẽ cùng Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị chủ trì cuộc họp báo sau hội nghị đặc biệt giữa Trung Quốc-ASEAN lần này.

Nhưng, cuộc họp báo này đã bị trì hoãn, sau đó Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan còn rời khỏi hiện trường trong tình hình không nói một lời nào với giới báo chí. 

Vài giờ sau, ông Vương Nghị đứng ra họp báo một mình, nhưng ông tuyên bố là cuộc hội đàm giữa Trung Quốc và ASEAN diễn ra trong "bầu không khí tốt đẹp" (?). 

Dư luận cho rằng kết quả trọng tài Biển Đông sắp được công bố. Trước khi phán quyết được đưa ra, Trung Quốc tổ chức khẩn cấp hội nghị đặc biệt với ASEAN rõ ràng chính là vì vấn đề Biển Đông.

Trong ASEAN có những nước không có liên quan trực tiếp đến vấn đề Biển Đông. Đa Chiều đoán họ có thể không sẵn sàng trực tiếp dính dáng đến vấn đề Biển Đông và họ cũng thường có quan hệ tương đối tốt đẹp với Trung Quốc, chẳng hạn như Lào và Malaysia.

Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc từ ngày 13 - 14/6/2016. Nguồn ảnh: Tân Hoa xã/Đa Chiều.
Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc từ ngày 13 - 14/6/2016. Nguồn ảnh: Tân Hoa xã/Đa Chiều.

Nhưng, Đa Chiều nhận định, một bộ phận các nước ASEAN lại có xu hướng xung đột ngày càng gay gắt với Trung Quốc, coi tranh chấp Biển Đông là một vấn đề quan trọng hàng đầu của ngoại giao nước mình, nhất là Philippines và Việt Nam. 

Đa Chiều khẳng định, việc mở rộng vấn đề Biển Đông đã trở thành sự thực không thể tranh cãi, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đan xen chặt chẽ với các nhân tố phức tạp khác như địa-chính trị và chính trị nội bộ các nước, làm gia tăng khó khăn cho việc giải quyết vấn đề này.

Tranh chấp Biển Đông hiện nay đã rất căng thẳng, các nước không có tranh chấp trong khu vực cũng đã không thể đứng ngoài. Lúc này, Trung Quốc tổ chức một hội nghị đặc biệt rõ ràng không thể giải quyết được một vấn đề hóc búa như vậy. 

Trung Quốc tổ chức hội nghị lần này thực chất là rất kỳ vọng vào việc có thể đặt cơ sở cho "đối thoại" (đàm phán song phương) về vấn đề Biển Đông, có thể đem lại nhiều cơ hội hơn để tiếp tục triển khai "đối thoại".
 
Đối với một hội nghị có ý định trao đổi ý kiến, duy trì kênh trao đổi, cho dù có tranh cãi cũng là điều rất bình thường - Đa Chiều bình luận.

Nhưng, nhiều phương tiện truyền thông quốc tế khẳng định, hội nghị đặc biệt lần này rõ ràng đã xảy ra tranh cãi "quá mức", một hội nghị được Trung Quốc tận dụng để tìm cách "hòa giải" (lôi kéo, mua chuộc) đã trở thành một hội nghị có bầu không khí hết sức nặng nề.

Tuyên bố chung thể hiện thái độ cứng rắn của ASEAN đối với Trung Quốc đã bị truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi là "thông tin chắp vá". Đáng lưu ý, dư luận đặt câu hỏi về lý do tại sao "một số nước nhỏ ủng hộ lâu dài đối với Trung Quốc" nay lại bất ngờ thay đổi thái độ. Tuyên bố chung của ASEAN bất ngờ bị rút lại rốt cuộc truyền đi thông điệp gì?

Đa Chiều cho rằng, các nước ASEAN đã sắp xếp tốt kế hoạch, trong tình hình biết rõ sẽ làm Trung Quốc phẫn nộ, ASEAN muốn thông qua tuyên bố "đoản mệnh" này để cảnh cáo Trung Quốc.

Ngoài tuyên bố này, biến số lớn nhất của hội nghị lần này là vai trò của Singapore. Từ thời đại Lý Quang Diệu, quan hệ giữa Trung Quốc và Singapore tương đối hữu nghị. 

Trước hội nghị lần này, rất nhiều người đều cho rằng Singapore sẽ đóng vai trò một người trung gian. Dù sao, về lợi ích kinh tế, Singapore cũng không sẵn sàng nhìn thấy một bức tường ngăn cách giữa Trung Quốc và ASEAN trong vấn đề Biển Đông.

Đa Chiều nhận định, biểu hiện của Singapore tại hội nghị lần này rõ ràng rất bất ngờ. Trước khi tổ chức hội nghị, Bộ Ngoại giao Singapore đại diện cho các nước thành viên ASEAN đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.

Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc từ ngày 13 - 14/6/2016. Nguồn ảnh: Tân Hoa xã/Đa Chiều.
Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc từ ngày 13 - 14/6/2016. Nguồn ảnh: Tân Hoa xã/Đa Chiều.

Ngoài ra, là nước đồng chủ trì hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan cũng không tham gia cuộc họp báo. Một loại hành động này của Singapore bị Đa Chiều thổi phồng là "phá rối", "chơi đùa với lửa".
 
Trước đây, trong đối thoại song phương giữa Trung Quốc-ASEAN, rất nhiều nước ASEAN có chủ trương quyền lợi ở Biển Đông đã sử dụng những "ngôn từ mơ hồ", thậm chí "nghiêng về Trung Quốc" hoặc không "không lựa chọn đứng về bên nào". 

Nhưng lần này khi đối mặt với Trung Quốc, các nước ASEAN đã trở nên cứng rắn hơn với tư cách là một tập thể. Trung Quốc thường áp dụng các thủ đoạn “ngoại giao kinh tế” đối với các "nước nhỏ" ASEAN này. 

Đa Chiều cuối cùng đặt ra những câu hỏi phản ánh rõ bản chất lôi kéo, mua chuộc bằng lợi ích kinh tế, lợi ích vật chất đối với một số nước trong ASEAN, bất chấp chính nghĩa và luật pháp quốc tế:

"Nếu thái độ cứng rắn này là sự thực thì không thể không suy nghĩ, đối với những nước nhỏ có lập trường không kiên định, ngoại giao kinh tế Trung Quốc đã có tác dụng thế nào? Trung Quốc phải chăng sẽ bị những nước nhỏ này lấy vấn đề Biển Đông để đổi lấy lợi ích lớn hơn?".